Lãi suất ngân hàng vietcombank tháng 2 2023

Lãi suất huy động và cho vay đã thiết lập mặt bằng mới - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tuy nhiên nhìn chung lãi suất huy động tại các ngân hàng lớn này vẫn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung. 

Cụ thể VietinBank tăng lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng. Kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng lãi suất ở mức 4,1%/năm. Kỳ hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, lãi suất huy động ở mức 4,4%/năm. Như vậy dù tăng lãi suất nhưng VietinBank vẫn chưa sử dụng hết mức trần cho phép để ấn định lãi suất mà còn "để dành" dư địa khá lớn.

Không chỉ tăng lãi suất các kỳ hạn ngắn, VietinBank cũng nâng lãi suất các kỳ hạn từ 12 đến trên 36 tháng thêm 0,8%/năm, lên 6,4%/năm. 

Agribank tăng lãi suất kỳ hạn 3 - 5 tháng lên mức 4,4%/năm, còn kỳ hạn 1 và 2 tháng lãi suất ở mức 4,1%/năm. Lãi suất các kỳ hạn từ 6 - 11 tháng cao nhất là 4,8%/năm và các kỳ hạn dài từ 12 - 24 tháng là 6,4%/năm. 

Vietcombank - một trong những ngân hàng vốn duy trì mức lãi suất thấp nhất hệ thống - cũng tăng lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn. Ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, lãi suất huy động của Vietcombank áp dụng từ 4,1 - 4,4%/năm. Từ kỳ hạn 12 tháng trở lên, lãi suất huy động ở mức 6,4%/năm.

Ngày hôm nay, BIDV cũng trở thành ngân hàng cuối cùng trong nhóm "Big 4" nâng lãi suất huy động. Sau khi điều chỉnh lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tại BIDV là 6,4%/năm - ngang với mức lãi suất tại các ngân hàng lớn trong nhóm "Big 4".

Ở các kỳ hạn 6 và 9 tháng, lãi suất ở mức 4,7%/năm và 4,8%/năm, còn kỳ hạn 1 tháng lãi suất ở mức 4,1%/năm, 3 tháng ở mức 4,4%/năm.

Một số ngân hàng cổ phần khác cũng tăng lãi suất. Như Ngân hàng Nam Á đưa lãi suất huy động tiền gửi online các kỳ hạn dưới 1 tháng lên mức kịch trần 0,5%/năm, kỳ hạn 1 tháng đến 5 tháng lãi suất cũng gần mức trần cho phép, dao động từ 4,75 - 4,9%/năm và cao hơn các kỳ hạn dưới 12 tháng của các ngân hàng lớn.

Các kỳ hạn 6 và 9 tháng, lãi suất tăng lên mức 6,7%/năm và 6,9%/năm. Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất huy động tại Ngân hàng Nam Á ở mức 7,3%/năm. 

Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank [VCBS], mặt bằng lãi suất chịu áp lực tăng. Có thể thấy giai đoạn này, thanh khoản thị trường liên ngân hàng cũng không còn dồi dào so với giai đoạn trước.

"Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] và nhiều ngân hàng trung ương khác sẽ tiếp tục quyết liệt tăng lãi suất. Do đó, VCBS dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng từ 1,5 - 2%/năm. Lãi suất liên ngân hàng nhìn chung sẽ cao hơn đáng kể các năm trước và khó có khả năng thấp hơn ngưỡng 4%/năm", VCBS dự báo.

Lãi suất bình quân liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 26-9 cho thấy kỳ hạn qua đêm ở mức 5,12%/năm, kỳ hạn 1 tuần ở mức 5,55%/năm. Trong khi đó kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng lãi suất cũng tăng cao, lên mức 5,69%/năm và 6,72%/năm.

Nếu so với mức 0,3 - 0,4% duy trì vào giữa tháng 6, lãi suất VND qua đêm hiện đã gấp hơn 17 lần.

Đáng chú ý nếu ở thời điểm cuối tháng 7, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng mới chỉ ở mức hơn 5% thì đến nay đã ở mức 7,87%/năm và 8,54%/năm.

Lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng mạnh và neo ở mức cao từ tháng 7 đến nay, đặc biệt ở những thời điểm cuối tháng sau khi Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hoạt động hút ròng qua kênh tín phiếu và bán ngoại tệ khiến tiền đồng trong hệ thống trở nên khan hiếm hơn.

Lãi suất huy động và cho vay hiện đã thiết lập mặt bằng mới. Vừa qua sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] nâng lãi suất USD lần thứ 5 liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã buộc phải tăng lãi suất điều hành cũng như nâng trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng.

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường bằng đồng VND tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ, tại các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tháng 10/2022 bật tăng mạnh so với cùng kỳ tháng 9/2022, với mức tăng từ 0,1 – 1,3%, tùy kỳ hạn/tùy ngân hàng.

Hình minh họa - Nguồn: Internet

Khảo sát nhanh được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ [thitruongtaichinhtiente.vn] thực hiện trên website của các ngân hàng: Vietcombank, BIDV, VietinBank, SCB, BacABank, NCB, SeABank, VIB, VPBank, Techcombank, MB, ACB, Sacombank, VietABank, HDBank, TPBank, KienlongBank, Nam A Bank… trong ngày đầu tháng 10/2022 cho thấy, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy được các ngân hàng điều chỉnh tăng mạnh so với cùng kỳ tháng 8/2022.

Thực tế cho thấy, các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất huy động sau khi Ngân hàng Nhà nước [NHNN] – ngày 23/9, nâng lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng. Tính đến nay, nhiều ngân hàng đã nâng lãi suất huy động đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng lên mức tối đa cho phép là 5%/năm, ví như: VPBank, Techcombank, SCB, HDBank, ACB, SHB, BacABank, NCB, KienlongBank...

Trái với các đợt tăng lãi suất trước đây, đợt tăng lãi suất lần này có sự tham gia của cả khối NHTM có vốn nhà nước và khối NHTM cổ phần.

Tại Vietcombank, biểu lãi suất huy động của ngân hàng này đã tăng mạnh từ 0,7 - 1,3%, tùy kỳ hạn [tùy loại hình gửi tiết kiệm tại quầy hay online], cụ thể: với hình thức gửi tại quầy, lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng của Vietcombank tăng 1% lên 4,1-4,4%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,7% lên 4,7%; kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng tăng 0,8% lên 6,4%... Đối với hình thức gửi tiết kiệm online, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tăng lên 4,6%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 4,9%/năm, cao hơn 1,2-1,3% so với biểu lãi suất cũ…

Tại BIDV, các kỳ hạn dưới 6 tháng đang niêm yết mức lãi suất cao nhất là 4,4%, tăng khoảng 1% so với cùng kỳ; kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,7% lên 4,7%; kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng tăng 0,8% lên 6,4%...

Dù đã điều chỉnh tăng lãi suất rất mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên, tại các kỳ hạn cụ thể, lãi suất của nhóm NHTM có vốn nhà nước vẫn thấp hơn so với nhóm NHTM cổ phần [kể cả hình thức gửi tiết kiệm tại quầy và online].

Theo biểu lãi suất mới nhất tại SCB, lãi suất kỳ hạn từ 2-5 tháng đã được điều chỉnh kịch trần được NHNN cho phép là 5%/năm, tăng khoảng 1% so với cùng kỳ tháng trước. Ở các kỳ hạn hạn còn lại, lãi suất huy động của ngân hàng vẫn giữ nguyên, trong đó kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng đều niêm yết lãi suất ở mức 7,3%.

Tuy nhiên, đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến, lãi suất huy động của SCB niêm yết ở mức rất cao, với lãi suất cao nhất là 7,87%/năm cho kỳ hạn 24 tháng; 12 tháng là 7,67%/năm; 9 tháng là 7,52%/năm; 6 tháng là 7,37%/năm…

Tại ACB, lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng cũng được nhà băng này điều chỉnh từ mức 3,95-4%/năm lên 4,9-5%/năm. Với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất được điều chỉnh tăng thêm 0,1% lên 6,2%/năm; kỳ hạn 24 tháng điều chỉnh tăng thêm 0,7% lên 6,9%/năm….

Hay tại BacABank, lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 1-5 tháng được điều chỉnh tăng kịch trần lên 5%/năm. Các kỳ hạn còn lại cũng duy trì mức lãi suất khá cao, ví như: 6 và 9 tháng là 7,0%; 12 tháng là 7,2%; 24 tháng là 7,4%...

Tại Techcombank, lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng cũng được điều chỉnh tăng so với cùng kỳ tháng trước, trong đó, kỳ hạn 5 tháng đang niêm yết ở mức 4,45%/năm. Các kỳ hạn còn lại cũng được ngân hàng điều chỉnh tăng, ví như: 6 tháng niêm yết ở mức 5,65% [tăng 0,4%], 12 tháng niêm yết ở mức 5,95%/năm [tăng 0,3%]…

Tại MB, lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng cũng được điều chỉnh tăng, trong đó, kỳ hạn 5 tháng đang niêm yết ở mức . Các kỳ hạn còn lại có mức tăng từ 0,4 – 0,6%/tùy kỳ hạn, ví như: kỳ hạn 6 tháng tăng thêm 0,4% lên 5,7%/năm, 12 tháng tăng 0,6% lên 6,8%/năm…

Theo biểu lãi suất mới nhất tại VPBank, lãi suất huy động tại quầy của ngân hàng vẫn giữ nguyên so với cùng kỳ tháng 9/2022. Tuy nhiên, nếu khách hàng gửi tiết kiệm trên kênh Ngân hàng số Cake by VPBank có thể sẽ được hưởng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 8,2%/năm đối với các khoản tiền gửi trên 300 triệu đồng và kỳ hạn gửi 36 tháng.

Hay tại MSB, mức lãi suất huy động cao nhất cũng lên 8%/năm cho sản phẩm ''Lãi suất cao nhất'' theo hình thức gửi tiền trực tuyến tại kỳ hạn 24 và 36 tháng. Các kỳ hạn 13, 15 và 18 tháng có mức lãi suất cao nhất là 7,7%/năm trong khi kỳ hạn 12 tháng hưởng có thể được hưởng lãi suất 7,5%/năm.

Trong báo cáo mới nhất, các nhà phân tích của CTCK KB Việt Nam đưa ra dự báo: “lãi suất huy động cho các kỳ hạn ngắn sẽ nhạy cảm hơn và có thể tăng từ 0,5-1% ngay trong quý IV/2022, các kỳ hạn dài sẽ ghi nhận mức tăng cao hơn là từ 1-1,5%. Từ đó, dự báo lãi tiền gửi bình quân toàn ngành tăng mạnh 1,14 điểm % so với đầu năm, đạt 4,56%”.

Còn theo các chuyên gia phân tích của CTCK Vietcombank [VCBS], trước các rủi ro bất định gia tăng, mặt bằng lãi suất chịu áp lực tăng trên cả thị trường 1 và thị trường 2 ghi nhận rõ nét nhất đối với thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động. Có thể thấy giai đoạn này thanh khoản thị trường liên ngân hàng không còn dồi dào so với giai đoạn trước.

Tính trung bình, lãi suất huy động đã tăng 90 – 110 điểm cơ bản [0,9 – 1,1 điểm %] trong 8 tháng đầu năm, phần nào thể hiện nhu cầu thanh khoản của các NHTM đã có thay đổi đáng kể so với giai đoạn dịch bệnh.

Xu hướng tăng của lãi suất huy động cũng được xem là phản ứng hợp lý khi mặt bằng lãi suất ở nhiều quốc gia đang trong xu hướng tăng. VCBS dự báo: mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng 150-200 điểm cơ bản [1,5 – 2,0 điểm %] so với giai đoạn dịch bệnh, lãi suất liên ngân hàng nhìn chung sẽ cao hơn đáng kể các năm trước và khó có khả năng thấp hơn ngưỡng 4%.

THỐNG KÊ LÃI SUẤT TIẾT KIỆM THÁNG 10/2022 TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG
[Đơn vị tính: %/năm]

Chủ Đề