Kinh nghiệm sơn tĩnh điện

Quy trình Sơn Tĩnh Điện Bột | 5 bước hoàn thiện quy trình

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 1|Cật nhập:1/29/2018 3:56:57 PM|RSS

Quy trình Sơn Tĩnh Điện [Bột] là gì?

Bằng chút ít kinh nghiệm từ việc Thiết kế - Sản xuất - Lắp đặt - Bảo hành bảo trì qua 20 năm thực tế. Cty Picomat Sài Gòn[PSG] mà tiền thân là CtyAn Khanh [AK]. Chúng tôi xin chia sẻ những gì mình đã trải nghiệm rất mong được góp ý để Cty Picomat Sài Gòn ngày càng hoàn thiện hơn!

Dưới đây chúng tôi tạm tóm tắt quy trình hệ thống sơn tĩnh điện bột gọi tắt là hệ thống sơn tĩnh điện - hay còn gọi là quá trình gia công sơn tĩnh điện

Hệ thống gia công sơn tĩnh điện Bột [Powder coatings System] thường được ứng dụng cho sơn trên nền Kim loại.

Tại Việt Nam hệ thống sơn tĩnh điện thường được ứng dụng cho Sơn Sắt [Fe thép đen, thép mạ] hay Nhôm [Al].

Các ứng dụng thực tế của Sơn Tĩnh điện đang sử dụng nhiều tại Thị trường Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Từ những ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày đến những ứng dụng trong Công nghiệp.

Những ứng dụng thường thấy trong dân dụng : Sơn lồng quạt, máng đèn, tủ lạnh, nồi cơm điện, đồ nội thất như bàn ghế, tủ áo, cửa đi, cửa sổ, v.v

Đến những ứng dụng trong Công nghiệp như : Tủ điện, máng điện [ cable trays, trunking, ladder, v.v..], chai Gas [LPG], chân đế, khung máy,giàn giáo xây dựng, các xe chuyển hàng, kệ chứa hàng công nghiệp, v.v

Cả 2 sản phẩm sắt và nhôm đều phải trải qua 5 bước sau :

1- Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn.

Mục đích và Yêu cầu của bước 1 Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi gia công sơn : Sản phẩm được xử lý bằng các loại hóa chất hay cơ học để đạt các tiêu chí sau:

  • Sạch Dầu mỡ [ dầu mỡ công nghiệp phát sinh trong quá trình chế tạo phôi và gia công cơ khí].
  • Sạch rỉ sét.
  • Chống rỉ sét trở lại trong khi chờ sơn.
  • Tạo lớp bám dính tốt cho màng sơn, tăng hiệu quả bền uốn, va đập.

2- Làm khô và kiểm tra bề mặt.

Mục đích và Yêu cầu của bước 2 Làm khô và kiểm tra bề mặt trước khi gia công sơn : Sản phẩm sau khi xử lý bước 1 còn ướt, do đó cần làm khô và sạch bụi đồng thời kiểm tra lại các lỗi xử lý còn tồn tại để tiến hành sơn. Có thể để cho vật sơn tự khô [phơi nắng], dùng gió [quạt], nhiệt [ Lò để sấy khô thủ công hay Lò Sấy khô Tự động]

3- Sơn tĩnh điện Bột.

Mục đích và Yêu cầu của bước 3 Sơn tĩnh điện Bột : Sản phẩm được sơn phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện[Powder Coatings] .Các tiêu chí đánh giá việc sơn phủ này

  • Súng phun sơn an toàn, ổn định, độ bền cao.
  • Màng sơn phun vào hết những góc nhỏ hẹp, độ bám dính sơn tốt đồng đều.
  • Buồn phun và thu phải hồi đạthiệu suất thu hồi bột cao.
  • Các thiết bị phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
  • Đơn giản, dễ sử dụng, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.

4- Sấy Sơn.

Mục đích và Yêu cầu của bước 4 Sấy Sơn: Sản phẩm sau khi sơn phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện[Powder Coatings] phải được sấy ở khoảng nhiệt độ 180 200oC trong thời gian 10 phút.Các tiêu chí đánh giá việc Sấy sơn này

  • Lò sấy an toàn, ổn định, độ bền cao.
  • Vật sơn bảo đảm sấy đủ nhiệt theo yêu cầu của từng loại sơn.
  • Hệ số cách nhiệt cao, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.
  • Lò sấy phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
  • Đơn giản trong vận hành, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
  • Bảo đảm các tính năng kiểm soát nhiệt, và an toàn cao.

5- Hoàn tất sản phẩm kiểm tra đóng gói.

Mục đích và Yêu cầu của bước 5 Hoàn tất : Sản phẩm sau khi sấy được công nhân kiểm tra đóng gói thành phẩm.Công việc kiểm tra và đóng gói thành phẩm tùy vào từng loại mặt hàng và nhu cầu thực tế.

Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất ở đây là bố trí mặt bằng cho các hệ thống có công suất lớn.

Bằng việc bố trí hệ thống sơn tĩnh điện hợp lý, đúng khoa học trên mặt bằng nhà xưởng, công việc kiểm tra đóng gói sẽ thuận tiện hơn. Đặc biệt với các hệ thống gia công sơn tĩnh điện có công suất lớn và tính tự động hóa cao, việc bố trí mặt bằng hợp lý sẽ nâng cao công suất vận hành, tiết kiệm tối đa diện tích sản xuất.

Video liên quan

Chủ Đề