Kiến thức và kỹ năng cái nào quan trọng hơn năm 2024

Đó là khẳng định của ông Khúc Trung Kiên, một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực phần mềm từng tuyển dụng hàng ngàn ứng viên, hiện là Giám đốc chương trình đào tạo lập trình viên Fast Track SE.

Ông Kiên cũng cho biết có những vị giám đốc nói thẳng: "Tôi chỉ cần thái độ tốt, những thứ khác tôi có thể dạy được".

Và thực tế đây là nhận định của nhiều nhà tuyển dụng lao động.

Doanh nghiệp phàn nàn về thái độ của sinh viên

Ông Khúc Trung Kiên nhìn nhận: “Thái độ ở đây cần được hiểu là những phẩm chất và hành vi liên quan tinh thần và quan hệ trong công việc. Rất đơn giản, cụ thể chứ không có gì to tát cả, và có thể đo đếm đánh giá được, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng công việc. Bạn có lắng nghe yêu cầu của khách hàng không? Khi làm việc bạn có chú ý đến những yêu cầu đối với công việc của mình không? Có cố gắng tối đa để đạt kết quả cần thiết không? Có đúng hạn không? Có để ý để tránh làm thiệt hại cho tổ chức đang trả lương cho mình không? Quan trọng hơn, bạn sẽ hành xử như thế nào khi gặp khó khăn, khi mắc sai lầm?”.

Theo ông Kiên, doanh nghiệp thường hay phàn nàn về thái độ của sinh viên mới ra trường. Chẳng hạn đi họp thì không biết xếp ghế lại sau khi kết thúc, đồ đạc bừa bãi trên bàn làm việc, rác không chịu bỏ vào thùng, công việc thì không đúng hạn...

Ông Lê Nguyễn Huy Tâm, Giám đốc Công ty Việt Thiên Nhiên [TP.HCM], kể lại những tình huống cười ra nước mắt về thái độ của ứng viên khi tuyển dụng: “Tôi nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc. Sau khi lọc còn 20% hồ sơ thì nhiều bạn trẻ được hẹn phỏng vấn đều đến trễ giờ với nhiều lý do kiểu như: em ngủ quên, em bị hư xe, trời mưa quá nên anh cho em hẹn lại ngày mai nhé... Chỉ một thao tác tối thiểu là chủ động thông báo lại cho nhà tuyển dụng khi biết mình đến trễ hoặc không đến được, nhưng nhiều bạn trẻ lại vô tâm bỏ qua, coi như không vấn đề gì. Trong đó, có nhiều bạn trẻ khóa máy khiến công ty không liên lạc được, nhưng sau đó lại trách móc: sao công ty không đợi em…”.

Với thái độ thiếu nghiêm túc đó, theo ông Tâm, nếu nhận vào làm việc thì không thể giúp doanh nghiệp phát triển mà còn làm hại doanh nghiệp.

Cần cả một quá trình học hỏi

Bà Võ Thị Phương Lan, Giám đốc điều hành Công ty giao nhận vận tải Mỹ Á, chia sẻ không ít người cho rằng mình tốt nghiệp ĐH ra là đã giỏi giang, đủ kiến thức nên không cần học hỏi, không biết mình thiếu gì, yếu gì. “Thái độ cực kỳ quan trọng, nó được đánh giá qua cách bạn chuẩn bị hồ sơ, tác phong khi tiếp xúc với doanh nghiệp, cách bạn trả lời câu hỏi. Bạn có tìm hiểu kỹ về công việc, về doanh nghiệp bạn ứng tuyển hay chưa? Bạn tự tin nhưng cầu thị, mạnh dạn nhưng khiêm tốn, kể cả cách bạn mặc một bộ đồ hay cách bạn kéo một chiếc ghế trong buổi đầu gặp nhà tuyển dụng cũng thể hiện thái độ của bạn. Và nhà tuyển dụng chú ý rất kỹ những thứ có vẻ như mang tính hình thức nhưng thực chất nó phản ánh rất rõ con người bên trong của bạn”, bà Phương Lan chia sẻ.

Ông Khúc Trung Kiên cho rằng, thái độ không phải là cái gì quá khó để học, nhưng nó lại không phải là một môn học theo cách hiểu thông thường. “Làm sao có thể đào tạo thái độ nếu không có một thang điểm đúng đắn, không có kiểm tra/thi cử. Các trường muốn đào tạo về thái độ, trước hết phải định nghĩa cho rõ thái độ là gì, bao gồm những tiêu chí nào, yêu cầu với từng tiêu chí ra sao...”, ông Kiên đề xuất.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ 2, thái độ được hình thành từ nhỏ, nó là cả một quá trình học hỏi, trải nghiệm và từ cả tính cách, nhân cách của mỗi người. “Không thể một sớm một chiều để dạy một người từ thái độ tệ trở thành thái độ tốt. Chương trình đào tạo cũng không thể xây dựng riêng một môn học về thái độ, mà tất cả các môn đều phải được lồng ghép thông qua người thầy, qua môi trường học tập, giao tiếp, làm việc, ứng xử trong trường học”, bà Hằng nêu quan điểm.

Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: “Khi xây dựng chương trình đào tạo, các trường ĐH vẫn lấy ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết mà người học cần đạt được. Chúng tôi hiểu thái độ là thứ mà doanh nghiệp rất coi trọng, thậm chí hơn cả kiến thức chuyên môn nếu họ muốn ứng viên gắn bó cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp. Vì thế, trường vẫn có những buổi sinh hoạt chuyên đề cho sinh viên, mời doanh nghiệp về trò chuyện trực tiếp các nội dung như cách ứng xử, ý thức, tinh thần học hỏi, trách nhiệm, tác phong làm việc trong doanh nghiệp... và thấy rõ ràng sinh viên có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để hoàn thiện thì bạn trẻ cần phải học hỏi trong cả một quá trình”.

Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ luôn là 3 yếu tố vô cùng quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng đối với một sinh viên mới ra trường khi đi xin việc làm. Vậy khi đi phỏng vấn điều khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy ấn tượng nhất là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về 3 yếu tố này trong cách nhìn của những nhà tuyển dụng nhé.

Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ

Kiến thức về chuyên môn là điều cần thiết và bắt buộc bạn phải có khi đi xin vào một vị trí mà bạn muốn làm việc. Những kiến thức liên quan tới chuyên ngành, ngoại ngữ là một trong những yếu tố giúp cho sinh viên dễ dàng có thể ứng tuyển hơn khi đi xin việc.

Kiến thức chuyên môn là yếu tố quan trọng

Theo một cuộc khảo sát được lấy ý kiến từ nhiều những doanh nghiệp lớn thì kiến thức chuyên môn sẽ chiếm khoảng tổng số điểm là 37,5% điểm số mà nhà tuyển dụng sẽ cho bạn, trong đó thì điểm tốt nghiệp sẽ chỉ là phần thứ yếu.

Điều quan trọng ở đây về phần nhà tuyển dụng không phải là những con số trên bảng điểm của bạn mà điều họ quan tâm là bạn có thể làm được gì và đem lại những gì cho doanh nghiệp của họ chứ không phải là những điểm số bạn đạt được tại trường.

Mặc dù, điểm số học tập của bạn rất tốt. Nhưng khi vào làm hầu hết các doanh nghiệp sẽ đào tạo lại bạn về các kiến thức liên quan tới lĩnh vực chuyên môn mà bạn sẽ làm tại đó. Thế nên, kiến thức chuyên môn chỉ là một điểm cộng đối với nhà tuyển dụng khi bạn đi xin việc.

2. Kỹ năng làm việc

Kỹ năng làm việc, đây là một trong những yếu tố chiếm con số khoảng 46.5% trong 3 yếu tố Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ của một sinh viên mới ra trường khi đi xin việc.

Kỹ năng làm việc cũng rất cần thiết

Khả năng bạn có thể hoàn thành những công việc được giao, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thành thục công việc bạn đang muốn ứng tuyển,….Bạn có kỹ năng tốt, biến cách xử lý tình huống một cách hiệu quả. Đây sẽ là một trong những điểm nổi bật của bạn sẽ được nhà tuyển dụng xem xét ở bản.

Năng lực làm việc cũng được đánh giá cao hơn so với kiến thức chuyên môn, nhưng đây chưa phải là yếu tố để nhà tuyển dụng có thể nhận bạn vào làm việc cho công ty họ hay không.

3. Thái độ ứng xử

Thái độ ứng xử đây là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần nhiều nhất ở một bạn sinh viên. Thái độ có thể chiếm tới 93% trong việc quyết định đến tỷ lệ thành công của bạn.

Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng hơn cả

Việc bạn có thể là chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có định hướng công việc rõ ràng, một con người biết cầu thị, có thái độ làm việc tích cực, biết cách ứng xử trong một hoặc nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Mặc dù, bạn không giỏi về kiến thức chuyên môn nhưng thái độ làm việc của bạn tích cực thì đây đã được coi là một điểm cộng rất lớn đối với bạn, việc chiếm được thiện cảm từ nhà tuyển dụng thì bạn từ chính thái độ làm việc của bạn thì đó là thành công của bạn rồi.

Ngoài ra, bạn cần phải có tinh thần làm việc năng động, ham học hỏi, thái độ làm việc cầu tiến, nhiệt huyết, chăm chỉ thì bạn không phải lo lắng bạn không qua được vòng thử việc.

Vì sao nhà tuyển dụng lại quan tâm nhiều tới thái độ ứng xử?

Thái độ quan trọng hơn trình độ

Kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc bạn đều có thể trau dồi thêm trong quá trình làm việc của mình.

Các công ty không cần phải những người quá giỏi, chỉ cần những người có tâm với chính công việc của mình đang làm. Không một công ty nào muốn nhận một người có tài năng nhưng lại không biết cách sử dụng tài năng của mình và không có cái tâm với công việc của mình đang làm.

Đối với đồng nghiệp xung quanh của mình cũng vậy, không ai muốn khi đến công ty thấy đồng nghiệp của mình uể oải, lười biếng, chán nản, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc.

Thái độ cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng công việc. Nếu bạn trong một tập thể công ty có một thái độ làm việc tích cực thì sẽ đều lấy được thiện cảm từ những người đồng nghiệp xung quanh mình.

Bạn hãy luôn ghi nhớ rằng trong 3 yếu tố kiến thức – kỹ năng – thái độ thì cả 3 yếu tố đều rất quan trọng nhưng yếu tố quan trọng hơn cả đối với nhà tuyển dụng đó chính là thái độ của bạn. Thái độ của bạn trong công việc, thái độ của bạn đối với những đồng nghiệp xung quanh sẽ giúp bạn đi xa hơn trong sự nghiệp của mình.

Hãy cố gắng tích lũy cho mình cả 3 yếu tố, đặc biệt là thái độ là điều bạn thực sự cần phải đặt lên hàng đầu để bạn có thể vững bước trên con đường chinh phục đam mê và sự nghiệp của mình.

Tại sao kiến thức lại quan trọng?

Kiến thức là cần thiết vì nó cung cấp cơ sở để phát triển các kỹ năng. Nó cho phép các cá nhân hiểu được những lý do đằng sau một phương pháp thực hành hoặc một thủ tục cụ thể. Kỹ năng đề cập đến khả năng thực hiện một nhiệm vụ với độ chính xác và chất lượng phù hợp.

Kiến thức và kỹ năng có gì khác nhau?

Kiến thức có thể được tích lũy và phát triển theo thời gian, và nó có thể được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, văn hóa, xã hội, kinh tế, công nghệ, nghệ thuật và thể thao. Kỹ năng là khả năng hoặc năng lực của một người để thực hiện một công việc hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể.

Tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống Điều gì quan trọng hơn?

Vì vậy, sau quá trình học, rèn luyện kỹ năng sống trở nên càng quan trọng và cần thiết hơn. Tích lũy kiến thức là bước cơ bản giúp tăng vốn hiểu biết, là cơ sở để khám phá thế giới. Nhưng chỉ tích lũy kiến thức không đủ để tự tin bước vào tương lai, cần thêm kinh nghiệm thực tế.

Tại sao kỹ năng mềm quan trọng?

Kỹ năng không chỉ giúp thành công trong hiện tại mà còn giúp mỗi người luôn ý thức để tự cải tiến bản thân và học tập suốt đời. Thế giới liên tục thay đổi và phát triển, sở hữu những kỹ năng cần thiết giúp mỗi người nhanh chóng thích nghi và tiếp tục phát triển trong môi trường mới.

Chủ Đề