Khi tần số dòng điện giảm thì công nghệ 12

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Mạch điện tử được cấu tạo bởi hai loại linh kiện chính là linh kiện thụ động và linh kiện tích cực. Linh kiện thụ động bao gồm: điện trở, tụ điện, cuộn cảm,… Linh kiện tích cực bao gồm: điot, tranzito, tirixto, triac, IC,…

I - ĐIỆN TRỞ [R]

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu

a] Công dụng

Là linh kiện dùng nhiều nhất trong các mạch điện tử. Công dụng là hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện

b] Cấu tạo

Người ta thường dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.

c] Phân loại

Điện trở được phân loại theo:

   - Công suất: công suất nhỏ, công suất lớn

   - Trị số: loại cố định hoặc có thể thay đổi [biến trở - chiết áp]

   - Khi đại lượng vật lý tác động lên điện trở làm trị số của nó thay đổi thì được phân loại như sau:

+ Điện trở nhiệt [thermistor] có hai loại:

• Hệ số dương: khi nhiệt độ tăng thì R tăng

• Hệ số âm: khi nhiệt độ tăng thì R giảm

   + Điện trở biến đổi theo điện áp [varixto]: khi U tăng thì R giảm.

   + Quang điện trở: khi ánh sáng rọi vào thì R giảm.

d] Kí hiệu

Trong sơ đồ mạch điện, người ta kí hiệu các điện trở như hình 2 – 2

2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở

a] Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở

Đơn vị: Ôm [ Ω ]

    1 Kilô ôm [kΩ] = 103 [Ω] [viết tắt là 1K]

    1 Mêga ôm [MΩ] = 106 [Ω] [viết tắt là 1M]

b] Công suất định mức: là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài mà không hỏng. Đơn vị đo là Oát [W]

II - TỤ ĐIỆN [C]

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu

a] Công dụng

Tụ điện có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. Khi mắc phối hợp cuộn cảm sẽ thành mạch cộng hưởng.

b] Cấu tạo

Tụ điện gồm 2 hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi

c] Phân loại

Người ta căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực để phân loại và gọi tên tụ điện: tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ hóa, tụ dầu.

d] Kí hiệu

Theo sơ đồ mạch điện, người ta kí hiệu các tụ điện như hình 2 – 4

2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện

a] Trị số điện dung [C]: cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó.

Đơn vị đo là fara [F]. Thực tế thường dùng ước số Fara:

    1 micro Fara [μF] = 10-6 F

    1 nano Fara [nF] = 10-9 F

    1 pico Fara [pF] = 10-12 F

b] Điện áp định mức [Uđm]: là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên 2 cực tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn, tụ không bị đánh thủng.

Riêng tụ hóa phải mắc đúng chiều điện áp: cực dương tụ về phía cực dương của nguồn, cực âm tụ về phía cực âm của nguồn. Ở trong mạch điện, cực dương của tụ hoá phải mắc vào nơi có điện áp cao hơn. Nếu mắc ngược chiều sẽ làm hỏng tụ.

c] Dung kháng của tụ điện [XC]: là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.

Trong đó:

    - XC: Dung kháng [Ω]

    - f: Tần số dòng điện qua tụ điện [Hz]

    - C: Điện dung của tụ điện [F]

Nhận xét:

   - Nếu là dòng điện một chiều [f = 0], lúc này XC =

= ∞ Ω. Tụ điện cản trở hoàn toàn, không cho dòng điện một chiều chạy qua.

   - Nếu là dòng điện xoay chiều [f càng cao] thì dung kháng XC càng thấp. Như vậy dòng điện có tần số càng cao, qua tụ điện càng dễ. Người ta dùng tụ điện để phân chia điện áp giống như điện trở nhưng chỉ dùng ở mạch điện xoay chiều.

III - CUỘN CẢM [L]

1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu

a] Công dụng

Cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều và ngăn chặn dòng điện cao tần và khi mắc phối hợp với tụ điện sẽ hình thành mạch cộng hưởng.

b] Cấu tạo:

Người ta dùng dây dẫn điện có vỏ bọc để cuốn thành cuộn cảm.

c] Phân loại và kí hiệu:

Tùy theo cấu tạo và phạm vi sử dụng người ta phân loại như sau: cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

d] Kí hiệu

Trong sơ đồ mạch điện, cuộn cảm được kí hiệu như hình 2 - 7

2. Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm

a] Trị số điện cảm: cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách quấn dây.

Đơn vị đo là Henry [H], các ước số thường dùng là:

    1 mili henry [mH] = 10-3 [H]

    1 micrô henry [μH] = 10-6 [H]

b] Cảm kháng của cuộn cảm [ XL]: là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.

XL=2πfL

Trong đó:

    - XL: Cảm kháng [Ω]

    - f: tần số dòng điện qua cuộn cảm [Hz]

    - L: trị số điện cảm của cuộn cảm [H]

Nhận xét:

    - Nếu là dòng điện một chiều [f = 0], lúc này XL = 0 Ω. Cuộn cảm lí tưởng [r = 0] không cản trở dòng điện một chiều.

    - Nếu là dòng điện xoay chiều, tần số f càng cao thì XL càng lớn. Cuộn cảm đã cản trở dòng điện xoay chiều. Do đó, người ta còn gọi là cuộn cản cao tần hoặc cuộn cản chặn cao tần.

c] Hệ số phẩm chất [Q]: đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm. Đó là tỉ số của cảm kháng [điện kháng] với điện trở thuần [r] của cuộn cảm ở một tần số [f] cho trước:

Một đặc tính của cuộn cảm là luôn luôn chống lại sự biến thiên của dòng điện. Nếu dòng điện i đang chạy qua cuộn cảm đột ngột bị cắt thì cuộn cảm sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng

[dấu âm [-] thể hiện sức điện động cảm ứng luôn có chiều ngược lại với sự biến thiên của dòng điện sinh ra nó].

Trong thực tế, khi cần thay đổi trị số điện cảm người ta cũng dùng cách mắc nối tiếp hoặc song song như cách mắc điện trở. Khi mắc nối tiếp, trị số điện cảm sẽ tăng lên. Khi mắc song song, trị số điện cảm sẽ giảm đi.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

bai-2-dien-tro-tu-dien-cuon-cam.jsp

Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết môn công nghệ 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ÔN TẬP ĐỂ CHUẨN BỊ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN CÔNG NGHỆ 12 1/ Linh kiện điện tử cho dòng ngược đi qua là a Tirixto b Điốt tiếp mặt chỉnh lưu. c Điốt thường. d Điốt Zêne 2/ Điều kiện để Tirixto dẫn điện là: a UAK > 0 và UGK = 0 . b UAK > 0 và UGK > 0 . c UAK = 0 và UGK > 0 . d UAK = 0 và UGK = 0 . 3/ Trong một mạch chỉnh lưu cầu, nếu một điốt bị cháy thì a mạch vẫn hoạt động cả chu kì. b các điốt còn lại không bị cháy. c điốt còn lại của nửa chu kì đó cháy nốt. d cả ba điốt còn lại đều bị cháy. 4/ Mạch chỉnh lưu nửa chu kì mắc tụ hoá [có điện dung lớn] song song với tải thì a điện áp ra liên tục, bằng phẳng. b điện áp ra nhấp nhô, gián đoạn. c điện áp ra liên tục và đỡ nhấp nhô hơn. d tín hiệu ra của máy thu không bị ù, bị méo. 5/ Phân loại mạch điện tử theo phương thức gia công xử lí tín hiệu có a 2 loại mạch. b 3 loại mạch. c 4 loại mạch. d 5 loại mạch. 6/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Đen - Đỏ - Đỏ - Đỏ. Trị số đúng của nó là: a 20 . 102 Ω 2% b 20 . 102 Ω 20% c 2 . 102 Ω 20% d 2 . 102 Ω 2% 7/ Phân loại mạch điện tử theo chức năng và nhiệm vụ thì có a 3 loại mạch. b 4 loại mạch. c 2 loại mạch. d 5loại mạch. 8/ Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối thứ 3 là khối a mạch bảo vệ. b mạch chỉnh lưu. c mạch lọc nguồn. d mạch ổn áp. 9/ Linh kiện điện tử có 3 lớp tiếp giáp p - n là a Đinixto. b Tranzito. c Tirixto. d Triac . 10/ Triac có mấy lớp tiếp giáp p - n? a 2 b 3 c 4 d 5 11/ Khi cho vào trong lòng cuộn cảm một lõi sắt từ thì a điện áp hai đầu cuộn cảm giảm. b trị số điện cảm tăng lên. c trị số điện cảm không thay đổi. d trị số điện cảm giảm xuống. 12/ Tranzito n-p-n trong mạch điện khi nó hoạt động: a cho dòng điện đi từ cực C sang cực E . b cho dòng điện đi từ cực B sang cực C . c cho dòng điện đi từ cực E sang cực B . d cho dòng điện đi từ cực E sang cực C . 13/ Loại tụ điện có thể thay đổi được điện dung là a tụ xoay. b tụ hoá . c tụ gốm. d tụ dầu. 14/ Cuộn cảm chặn được dòng điện cao tần là do a do dòng điện qua cuộn cảm lớn. b điện áp đặt vào lớn. c tần số dòng điện lớn. d hiện tượng cảm ứng điện từ. 15/ Trong mạch khuếch đại điện áp dùng OA thường thay đổi hệ số khuếch đại bằng cách a thay đổi Ura . b thay đổi Rht . c thay đổi R1 . d thay đổi Uvào . 16/ Thông số của linh kiện nào không phụ thuộc vào tần số dòng điện a Điac và Triac . b Điện trở. c Cuộn cảm. d Tụ điện. 17/ Mạch khuếch đại dùng linh kiện nào sau đây làm lớn tín hiệu? a OA . b Điốt. c Tụ điện. d Điện trở. 18/ Điốt, Tirixto, Triac, Điac, Tranzito chúng đều giống nhau ở điểm nào? a Vật liệu chế tạo. b Nguyên lí làm việc . c Công dụng. d Số điện cực . 19/ Trong mạch tạo xung đa hài, làm thay đổi điện áp thông tắc của hai Tranzito là do a Điện trở R1,R2 và Tranzito T1 , T2 . b Tranzito T1 và T2 . c Điện trở R1 và R2 . d Tụ điện C1 và C2 . 20/ Trong mạch ổn áp dùng Điốt Zêne: a Mắc Điốt song song với phụ tải . b Mắc Điốt chịu điện áp thuận. c Mắc Điốt song song với tải và chịu điện áp ngược . d Mắc Điốt nối tiếp với tải. 21/ Trong mạch khuếch đại thuật toán [ AO ] : a Tín hiệu vào và tín hiệu ra luôn ngược pha . b Tín hiệu đưa đến đầu vào đảo thì tín hiệu ra cùng pha . c Tín hiệu vào và tín hiệu ra luôn cùng pha . d Tín hiệu đưa đến đầu vào đảo thì tín hiệu ra ngược pha . 22/ Trong mạch chỉnh lưu cầu, phát biểu nào sau đây về sự dẫn của điốt là đúng? a Bốn điốt cùng dẫn điện trong từng nửa chu kì. b Trong từng nửa chu kì, hai điốt phân cực thuận dẫn, hai điốt phân cực ngược không dẫn. c Trong từng nửa chu kì, hai điốt phân cực thuận không dẫn, hai điốt phân cực ngược dẫn. d Trong từng nửa chu kì cả 4 điốt đều không dẫn. 23/ Chức năng của mạch tạo xung đa hài là biến đổi tín hiệu a xoay chiều thành tín hiệu không tần số. b một chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu. c một chiều thành tín hiệu điện có sóng và tần số theo yêu cầu. d xoay chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu. 24/ 100nF bằng bao nhiêu Fara? a 10-3 F. b 10-6 F. c 10-7 F. d 10-12 F. 25/ 250μF bằng bao nhiêu Fara? a 2,5 . 10-6 F. b 2,5 . 104 F. c 2,5 . 106 F. d 2,5 . 10-4 F. 26/ 500pF bằng bao nhiêu Fara? a 5 . 10-7 F. b 5 . 10-12 F. c 5 . 10-10 F. d 5 . 10-4 F. 27/ Trên một cuộn cảm có ghi 150mH, điều đó có nghĩa là a Trị số điện cảm của nó là 0,15 H. b Điện áp định mức của nó là 15 V. c Điện áp định mức của nó là 150 V. d Trị số điện cảm của nó là 1,5 H. 28/ Mạch dao động đa hài là mạch tạo xung nào sau đây? a Xung hình chữ nhật. b Xung răng cưa . c Một loại xung khác . d Xung kim. 29/ Linh kiện điện tử có thể cho điện áp ngược đánh thủng mà không hỏng là: a Điốt tiếp mặt. b Điốt tiếp điểm. c Điốt zêne. d Tirixto. 30/ Loại tụ nào khi mắc vào nguồn điện cần phải đặt đúng chiều điện áp? a Tụ dầu. b Tụ hoá . c Tụ gốm. d Tụ nilon. 31/ Dòng điện một chiều là dòng điện có a chiều và trị số thay đổi theo thời gian. b chiều và trị số không đổi theo thời gian. c trị số thay đổi, chiều không đổi. d chiều thay đổi, trị số không đổi. 32/ Dòng điện xoay chiều là dòng điện có a chiều thay đổi, trị số không đổi. b trị số thay đổi, chiều không đổi. c chiều và trị số không đổi. d chiều và trị số thay đổi theo thời gian. 33/ Giá trị của hệ số khuếch đại điện áp OA được tính bằng công thức nào sau đây? [Rht: điện trở hồi tiếp; R1: điện trở đầu vào] a b c d 34/ Khi tần số dòng điện tăng thì: a Dung kháng của tụ điện tăng. b Dung kháng của tụ điện giảm. c Cảm kháng của cuộn cảm không thay đổi. d Cảm kháng của cuộn cảm giảm. 35/ Khi tần số dòng điện tăng thì: a Cảm kháng của cuộn cảm giảm. b Cảm kháng của cuộn cảm không thay đổi. c Cảm kháng của cuộn cảm tăng. d Dung kháng của tụ điện tăng. 36/ Khi tần số dòng điện giảm thì: a Dung kháng của tụ điện không đổi. b Dung kháng của tụ điện giảm. c Cảm kháng của cuộn cảm tăng. d Dung kháng của tụ điện tăng. 37/ Khi tần số dòng điện giảm thì: a Cảm kháng của cuộn cảm tăng. b Dung kháng của tụ điện không đổi. c Cảm kháng của cuộn cảm giảm. d Dung kháng của tụ điện giảm. 38/ Dung kháng của tụ điện có điện dung C mắc trong mạch điện xoay chiều có tần số f là a b c d 39/ Cảm kháng của cuộn dây có độ tự cảm L mắc trong mạch điện xoay chiều có tần số f là a b c d 40/ Cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở r mắc trong mạch điện xoay chiều có tần số f. Hệ số phẩm chất của nó xác định bởi a b c d 41/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Vàng - Xanh lục - Cam - nhũ kim . Trị số đúng của nó là: a 54000 Ω 5% b 54000 Ω 10% c 45000 Ω 5% d 45000 Ω 10% 42/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Tím - Cam - Nâu - Ngân nhũ . Trị số đúng của nó là: a 730 Ω 5%. b 73. 104 Ω 5%. c 730 Ω 10%. d 73. 104 Ω 10%. 43/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Xanh lam - Xám - Đỏ. Trị số đúng của nó là: a 6800 Ω, sai số không đáng kể. b 6800 Ω 20%. c 7900 Ω 20%. d 7900 Ω, sai số không đáng kể. 44/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Trắng - Xám - Vàng - Xanh lục. Trị số đúng của nó là: a 76. 105 Ω 0,5%. b 98. 104 Ω 5%. c 76. 105 Ω 5%. d 98. 104 Ω 0,5%. 45/ Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Xanh lam - Cam - Cam - Nâu. Trị số đúng của nó là: a 64. 103 Ω 3% b 53. 103 Ω 2% c 64. 104 Ω 1% d 63. 103 Ω 1% 46/ Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối thứ 4 là khối a mạch lọc nguồn. b mạch ổn áp. c mạch bảo vệ. d mạch chỉnh lưu. 47/ Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối thứ 5 là khối a mạch bảo vệ. b mạch ổn áp. c mạch chỉnh lưu. d mạch lọc nguồn. 48/ Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối thứ 1 là khối a biến áp nguồn. b mạch chỉnh lưu. c mạch ổn áp. d mạch lọc nguồn. 49/ Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối thứ 2 là khối a mạch chỉnh lưu. b biến áp nguồn. c mạch lọc nguồn. d mạch ổn áp. 50/ một mạch đa hài đối xứng, các điện trở có giá trị là R và các tụ điện có điện dung C . Độ rộng xung và chu kì xung của nó tạo ra là a τ = 0,5RC và TX = RC . b τ = 1,4RC và TX = 0,7RC . c τ = 0,7RC và TX = 1,4RC . d τ = 1,2RC và TX = 0,6RC . 51/ Tranzito p-n-p trong mạch điện khi nó hoạt động: a cho dòng điện đi từ cực E sang cực C . b cho dòng điện đi từ cực E sang cực B . c cho dòng điện đi từ cực C sang cực E . d cho dòng điện đi từ cực B sang cực C . ¤ Đáp án của đề thi: 1[ 1]d... 2[ 1]b... 3[ 1]c... 4[ 1]c... 5[ 1]a... 6[ 1]d... 7[ 1]b... 8[ 1]c... 9[ 1]c... 10[ 1]d... 11[ 1]b... 12[ 1]a... 13[ 1]a... 14[ 1]d... 15[ 1]b... 16[ 1]b... 17[ 1]a... 18[ 1]a... 19[ 1]d... 20[ 1]c... 21[ 1]d... 22[ 1]b... 23[ 1]b... 24[ 1]c... 25[ 1]d... 26[ 1]c... 27[ 1]a... 28[ 1]a... 29[ 1]c... 30[ 1]b... 31[ 1]b... 32[ 1]d... 33[ 1]c... 34[ 1]b... 35[ 1]c... 36[ 1]d... 37[ 1]c... 38[ 1]c... 39[ 1]c... 40[ 1]c... 41[ 1]c... 42[ 1]c... 43[ 1]b... 44[ 1]d... 45[ 1]d... 46[ 1]b... 47[ 1]a... 48[ 1]a... 49[ 1]a... 50[ 1]c... 51[ 1]a...

File đính kèm:

  • TRAC NGHIEM CN12DAP AN.doc

Video liên quan

Chủ Đề