Khi nào không phải đóng bảo hiểm cho giám đốc năm 2024

Bạn đọc có địa chỉ email: tuyenmeta.chemicals@xxx - Cty M.C [quận 12, TP HCM] gửi mail hỏi: Cty M.C tham gia đóng BHXH, BHYT cho toàn thể nhân viên 5 người gồm giám đốc và 4 nhân viên từ năm 2012. Tất cả nhân viên đều có ký HĐLĐ, riêng giám đốc thì không có [vì Cty M.C do người này sáng lập ra]. Hiện nay vẫn tham gia BHXH bình thường. Nếu bây giờ xin ngừng đóng BHXH cho chức danh giám đốc theo khoản 3, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có được không? Thủ tục như thế nào và số tiền đã tham gia BHXH trước đó có thu hồi lại được không? Chế độ BHXH đối với người này như thế nào?

  • Khoản 3, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ. Theo quy định tại điểm h, khoản 1, Điều 2 Luật BHXH năm 2014 và điểm đ, khoản 1, Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, thì người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương phải tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, nếu giám đốc của bạn có hưởng lương từ Cty thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, không thể dừng đóng BHXH được. Nếu giám đốc của bạn không hưởng lương thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và có thể dừng đóng và Cty sẽ làm thủ tục thông báo cho cơ quan BHXH biết. Nếu giám đốc của bạn ngừng đóng BHXH thì sau 12 tháng kể từ ngày dừng đó và không tham gia BHXH ở đâu nữa, thì người này sẽ được nhận BHXH một lần theo quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và số tiền BHXH đã đóng trước đó không được nhận lại.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Căn cứ pháp lý của tình huống

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: [028] 7302 2286 E-mail: nhch@lawnet.vn

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Bà Hồng Phương hỏi, chủ sở hữu công ty TNHH MTV đồng thời làm giám đốc công ty có hưởng lương thì có thuộc trường hợp đóng BHXH bắt buộc không? Có được hưởng chính sách từ BHXH như một người lao động bình thường không?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, Khoản 4 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên và người lao động là người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Về vấn đề bà hỏi, trường hợp người quản lý công ty TNHH MTV có được hưởng tiền lương hay không [hoặc công ty TNHH MTV ký kết hợp đồng lao động với giám đốc [đồng thời là chủ sở hữu công ty] có phù hợp hay không không thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam. Đề nghị bà liên hệ cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi công ty đóng trụ sở hoạt động để được giải đáp và làm căn cứ để thực hiện chính sách BHXH theo đúng quy định của pháp luật.

\==> Do giám đốc đã tham gia BHXH được hơn 20 năm nên để được hưởng BHXH một lần thì phải thuộc Điểm c hoặc Điểm d nêu trên. Còn nếu không thuộc thì chỉ có thể đợi đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí mà thôi. Định nghĩa tại khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 , thì người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

2. Về Bảo hiểm xã hội

Quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP

“ 1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

  1. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  1. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
  1. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ] Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

  1. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
  1. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

3. Về Bảo hiểm Y tế

Quy định tại Khoản 6, Điều 1 Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi 2014:

“ Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế 1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

  1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức [sau đây gọi chung là người lao động];
  2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”

4. Về Bảo hiểm thất nghiệp

Quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013

“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

  1. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  1. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
  1. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

Vì vậy, đối với người quản lý doanh nghiệp là giám đốc công ty có hưởng tiền lương thì phải tham gia Bảo hiểm xã hội [ bắt buộc] và Bảo hiểm y tế.

Giám đốc công ty chỉ là đối tượng bắt buộc đóng Bảo hiểm thất nghiệp khi giao kết hợp đồng lao động.

Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia các loại BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng này.

Quý thành viên có thể tham khảo tại: Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Trong trường hợp doanh nghiệp không đăng ký tham gia bảo hiểm cho Giám đốc công ty, dẫn đến đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia hay đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định thì sẽ bị truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTT.

Quý thành viên có thể tham khảo tại: Truy thu BHXH, BHYT, BHTN

Tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động là mức căn cứ để đóng các loại BHXH, BHYT, BHTN.

Quý thành viên có thể tham khảo tại: Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm trong công ty

Lưu ý khoản tiền lương, tiền công của Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một thành viên không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập Doanh nghiệp.

Chủ Đề