Khi năng suất trung bình giảm năng suất biên sẽ năm 2024

4.1.2.3. Năng suất biên MP L Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là tổng sản lượng tăng thêm [hay giảm di] khi người ta sử dụng thêm [hoặc bớt] một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi trong điều kiện các yếu tố sản xuất khác cố định không đổi. Chúng ta có thể tính năng suất biên cho từng lao động theo hai cách đó là năng suất biên điểm và năng suất biên đoạn. Một là, năng suất biên điểm của một yếu tố đầu vào biến đổi là năng suất biên tính tại một điểm xác định trên đường tổng sản lượng [Q]. Ta có công thức tính năng suất biên của lao động như sau: Hai là, năng suất biên đoạn của một yếu tố đầu vào biến đổi là năng suất biên tính trên một đoạn hữu hạn trên đường tổng sản lượng với các yếu tố sản xuất khác không đổi. Tương tự, công thức tính năng suất biên đoạn của lao động có dạng: L Q APL \= L LQ' dL dQ MP\=\=ΔL ΔQ MPL \=

102Trong đó:: năng suất biên tế của lao động, ΔQ: thay đổi của tổng sản lượng, ΔL: thay đổi của lao động. Biểu 4.1 cho thấy khi gia tăng số lượng lao động được thuê mướn thì năng suất biên bắt đầu tăng. Nhưng năng suất biên của lao động tăng đến một giới hạn nhất định thì đạt cực đại, sau đó nếu tiếp tục tăng thêm lượng lao động thì năng suất biên sẽ giảm dần. Ở lao động thứ 8 thì năng suất biên bằng không, tức việc thuê thêm lao động thứ 8 không tạo ra thêm một đơn vị sản phẩm nào. Nếu tiếp tục thuê thêm lao động thứ 9, năng suất biên sẽ là âm hai. Sự giảm dần của năng suất biên được các nhà kinh tế khái quát thành quy luật và được gọi là quy luật năng suất biên giảm dần. ▪Quy luật năng suất biên giảm dần Với các điều kiện khác không đổi, năng suất biên tế của một đầu vào biến đổi sẽ tăng lên đến một điểm nào đó, rồi sẽ giảm dần khi sử dụng ngày càng nhiều hơn đầu vào đó trong quá trình sản xuất. Bảng 4.1: Năng suất trung bình và năng suất biên của lao động TổngsốvốnKTổngsố laođộngLSảnlượngđầu raQNăng suất trung bình AP L Năng suất biên MP L 5555550123450310202834-356.676.8- 3 8 10 8 6 MP L

10355556789384040386.45.754.24 2 0 -2 Biểu diễn những thông số trong bảng 4.1 lên hệ trục tọa độ thích hợp ta có hình 4.1. Trong đó, hình 4.1a mô tả số lượng sản phẩm ở đầu ra gia tăng khi số lượng lao động gia tăng. Nhưng số sản phẩm đầu ra chỉ tăng đến mức tối đa là 40 sản phẩm, sau đó giảm dần. Q Max A Q 0L 12345678 910 40 35 30 25 20 15 10 5 B Hình 4.1: Đường tổng sản lượng, năng suất trung bình, năng suất biên AP L MP,AP 0L 1234 5678910 20 10 5 MPL\> AP L MP = AP max MPL< AP L MP L [a] [b]

104Hình 4.1b biểu diễn các đường năng suất trung bình và năng suất biên của lao động. Doanh nghiệp chỉ sản xuất ở những mức sản lượng có hiệu quả kinh tế tức là tại những giá trị có năng suất biên dương. Chính vì thế khi năng suất biên âm thì sẽ không được phản ánh trong hàm sản xuất của doanh nghiệp do đó được thể hiện bằng những nét gạch trên đường tổng sản lượng cũng như đường năng suất biên và năng suất trung bình của lao động.

Chủ Đề