Khí hậu chủ yếu của miền tây trung quốc là gì

TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ

- Diện tích: 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới [sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì].

- Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía Tây, Nam và Bắc.

- Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á [trong đó có Việt Nam].

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Tự nhiên Trung Quốc đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Đông và miền Tây.

1. Miền Đông

- Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ.

- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, lượng mưa tương đối lớn.

- Sông ngòi: hạ lưu các con sông lớn, dồi dào nước.

- Khoáng sản có nhiên liệu, quặng sắt, quặng kim loại màu…

2. Miền Tây

- Địa hình núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa.

- Khí hậu ôn đới lục địa khô hạn và khí hậu núi cao.

- Sông ngòi ít, nguồn sông tập trung ở một vài vùng núi và cao nguyên.

- Khoáng sản dầu mỏ, than, sắt, thiếc, đồng…

3. Thuận lợi và khó khăn

a] Thuận lợi

- Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới.

- Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.

- Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.

b] Khó khăn

- Bão lụt ở miền Đông.

- Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.

- Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

a] Dân số

- Dân số đông nhất thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm, song số người tăng hàng năm vẫn cao.

→ Nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng.

→ Khó khăn: gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường.

→ Giải pháp: vận động nhân dân thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình; xuất khẩu lao động.

- Có trên 50 dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.

b] Phân bố dân cư

- Dân cư phân bố không đều:

+ 63% dân sống ở nông thôn, dân thành thị chỉ chiếm 37%. Tỉ lệ dân số thành thị đang tăng nhanh.

+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.

→ Ở miền Đông, người dân bị thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Ở miền Tây lại thiếu lao động trầm trọng.

→ Giải pháp: Hỗ trợ vốn phát triển kinh tế ở miền Tây.

2. Xã hội

- Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% [2005] → đội ngũ lao động có chất lượng cao.

- Một quốc gia có nền văn minh lâu đời:

+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa.

+ Nhiều phát minh quý giá: lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn…

→ Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.

TIẾT 2: KINH TẾ

I. KHÁI QUÁT

- Công cuộc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

- Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.

- Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.

- Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.

- Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.

- Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

- Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.

- Công nghiệp hóa nông thôn.

2. Nông nghiệp

- Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.

- Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.

- Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.

- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/người thấp.

- Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.

- Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.

- Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.

III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM

- Trung - Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài.

- Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.


Page 2

SureLRN

18/06/2021 289

C. Ôn đới lục địa

Đáp án chính xác

Chọn đáp án C

Miền Tây Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản là tài nguyên chính của miền này. Đây cũng là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lãnh thổ Trung Quốc trải dài bao nhiêu vĩ độ Bắc?

Xem đáp án » 18/06/2021 837

Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là

Xem đáp án » 18/06/2021 571

Trung Quốc có đường bờ biển dài khoảng

Xem đáp án » 18/06/2021 543

Vùng duyên hải của Trung Quốc có mật độ dân số ở mức

Xem đáp án » 18/06/2021 507

Dân thành thị Trung Quốc [2005] chiếm tới bao nhiêu phần trăm dân số cả nước?

Xem đáp án » 18/06/2021 397

Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là

Xem đáp án » 18/06/2021 331

Biên giới trên đất liền của Trung Quốc với các nước chủ yếu là

Xem đáp án » 18/06/2021 284

Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với

Xem đáp án » 18/06/2021 278

Lãnh thổ Trung Quốc nằm ở bán cầu nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 267

Nhân tố nào sau đây làm cho công nghiệp Trung Quốc có sự phân hóa về mặt lãnh thổ?

Xem đáp án » 18/06/2021 250

Dân số Trung Quốc tập trung đông nhất ở

Xem đáp án » 18/06/2021 205

Thành phố nào sau đây của Trung Quốc có dân số trên 8 triệu người vào năm 2005?

Xem đáp án » 18/06/2021 177

Nguyên nhân chủ yếu làm cho miền Tây Trung Quốc có mật độ dân số thấp là

Xem đáp án » 18/06/2021 169

Lãnh thổ Trung Quốc giáp với bao nhiêu nước?

Xem đáp án » 18/06/2021 167

Diện tích của đất nước Trung Quốc đứng sau nước

Xem đáp án » 18/06/2021 156

Video liên quan

Chủ Đề