Khai thác cảng biển là gì


19



- Theo quan điểm truyền thống thì cảng biển là tập hợp các công trình xây

dựng, phương tiện nhằm đảm bảo cho tàu neo đậu an toàn và bốc dỡ hàng hóa một

cách nhanh chóng, thuận tiện nhất. Theo quan điểm này thì cảng biển là đầu mối

giao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hoá từ phương thức vận tải

biển sang các phương thức vận tải khác và ngược lại.

- Theo quan điểm hiện đại thì cảng biển được xem là nơi thu hút các hoạt

động kinh tế, là điểm đầu mối của hoạt động vận tải. Theo quan điểm này thì cảng

biển là khu vực tiếp nối giữa đất liền và biển, được phát triển thành một trung tâm

công nghiệp và logistics, đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới công nghiệp và

logistics toàn cầu.

Về bản chất cảng là nơi thực hiện việc dịch chuyển hàng hóa giữa các dạng

vận tải khác nhau.Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa các cảng đã phát triển nhanh chóng

từ các cảng truyền thống kết nối vận tải biển với vận tải nội địa để trở thành nơi

cung cấp mạng lưới logistics hoàn chỉnh. Điều này có nghĩa cảng phải đối mặt với

rất nhiều thách thức về những thay đổi và những khuynh hướng không lường trước

được của môi trường ngành hàng hải, cảng biển và logistics.

Kế thừa những ưu điểm trong các nghiên cứu đi trước, quan điểm của luận án

về cảng biển là:

Cảng biển là đầu mối giao thông vận tải, tiếp nối giữa đất liền và biển. Cảng

biển được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào

hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

Kết cấu hạ tầng cảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loại cảng,

khả năng thông qua của cảng.

1.1.1.2 Phân loại cảng biển

* Theo chức năng của cảng: thường có thể phân thành hai loại

- Cảng tổng hợp là các cảng thương mại, giao nhận nhiều loại hàng hoá.

Cảng tổng hợp bao gồm hai loại:

+ Cảng tổng hợp quốc gia: là cảng tổng hợp có quy mô lớn, công suất từ 1

triệu tấn trở lên; vùng hấp dẫn của cảng rộng lớn, có tính khu vực.

+ Cảng tổng hợp của các địa phương, các ngành: là cảng tổng hợp có quy mô

nhỏ phục vụ cho một địa bàn kinh tế của một Bộ, Ngành.



19



20



- Cảng chuyên dùng: là các cảng giao nhận một loại hàng hóa hoặc chỉ phục

vụ riêng cho một đối tượng. Cảng chuyên dùng bao gồm:

+ Cảng chuyên dùng cho container: phục vụ xếp dỡ container.

+ Cảng chuyên dùng cho hàng rời như xi măng, than, quặng, lương thực,

phân bón,

+ Cảng chuyên dùng cho hàng lỏng như xăng dầu,

+ Cảng chuyên dùng cho riêng một nhà máy hoặc khu công nghiệp, khu

chế xuất,

* Theo phương thức quản lý và sở hữu: thường phân thành ba loại

- Cảng chủ nhân: là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng và

cho tổ chức, cá nhân thuê khai thác. Nhân lực thực hiện khai thác thường do tổ chức

hay cá nhân đó thuê hoặc do cảng cung cấp.

- Cảng công cộng: là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng và bảo dưỡng

toàn bộ các hạng mục công trình của cơ sở hạ tầng cảng biển. Đồng thời chủ sở hữu

là người trực tiếp khai thác. Nhân lực thực hiện khai thác thường do các tổ chức

khác cung cấp trên cơ sở hợp đồng với cảng.

- Cảng dịch vụ: chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng và khai thác trên cơ sở

hạ tầng cũng như mọi phương tiện thiết bị của cảng. Nhân lực sử dụng theo hợp đồng.

* Theo phạm vi phục vụ: cảng biển được phân thành hai loại

- Cảng nội địa: là cảng phục vụ chủ yếu cho giao thông đường thuỷ nội địa, ở

Việt Nam thường là các cảng địa phương.

- Cảng quốc tế: là cảng thường có tàu thuyền nước ngoài cập bến làm hàng.

Đây là các cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng quốc gia và một dạng nữa đặc trưng

cho cảng quốc tế đó là cảng trung chuyển.

* Theo các tiêu chí khác, cảng biển còn được phân thành:

- Mục đích sử dụng: cảng cá, cảng quân sự, cảng thương mại,..vv.

- Điều kiện tự nhiên: cảng tự nhiên và cảng nhân tạo;

- Điều kiện hàng hải: cảng có chế độ thủy triều và cảng không có chế độ thủy

triều; cảng bị đóng băng và cảng không bị đóng băng;



20



21



- Kỹ thuật xây dựng cảng: cảng mở, cảng đóng, cảng có cầu dẫn, cảng không

có cầu dẫn;

- Theo điều 60 của bộ luật Hàng Hải Việt Nam năm 2005, cảng biển được

phân thành các loại như sau [42]

Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng, có qui mô lớn phục vụ cho

việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;

Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có qui mô vừa phục vụ cho việc

phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương;

Cảng biển loại III: là cảng biển có qui mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của

doanh nghiệp.

1.1.1.3 Chức năng, vai trò, vị trí của cảng biển

* Cảng biển có các chức năng cơ bản sau:

- Chức năng vận chuyển, bốc xếp hàng hóa:

Trong hệ thống vận tải quốc gia, cảng biển là điểm hội tụ của các tuyến vận tải

khác nhau [đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không]. Đây là một đầu

mối giao thông chính, tập trung cho mọi phương thức vận tải và các cảng biển thực

hiện chức năng vận tải thông qua việc phân phối hàng hóa.

- Chức năng thương mại và buôn bán quốc tế:

Với vị trí là đầu mối của các tuyến đường vận tải: đường sông, đường sắt,

đường bộ, đường hàng không, ngay từ đầu mới thành lập, các cảng biển đã là địa

điểm tập trung trao đổi buôn bán của các thương gia từ khắp mọi miền, tại các vùng

cảng có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi như nằm trên các trục đường hàng hải quốc tế

nối liền các châu lục, các khu vực phát triển kinh tế năng động thì hoạt động trao

đổi kinh doanh, thương mại lại càng diễn ra sôi động hơn. Các vùng cảng này nhanh

chóng trở thành trung tâm thương mại không chỉ của khu vực mà còn của cả thế giới.

- Chức năng công nghiệp và cung ứng nhiên liệu

Các vùng cảng biển là những địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng những nhà

máy xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp khác nhau vì nó cho phép tiết kiệm

được chi phí vận tải rất nhiều, nhất là những nhà máy sản xuất bằng nguyên liệu nhập

khẩu, đồng thời xuất khẩu sản phẩm của nó bằng vận tải đường biển sẽ đạt được sự



21



22



tiết kiệm rất lớn, hạ giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh

được trên thị trường quốc tế. Ngoài ra các xí nghiệp công nghiệp này còn có thể liên

kết với nhau thạo thành một chu trình sản xuất đồng bộ và hiệu quả.

- Chức năng phát triển thành phố và đô thị:

Mối quan hệ tương quan giữa các cảng biển và thành phố là mối liên hệ tác

động lẫn nhau. Cảng biển ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thành phố

cảng theo các phương diện khác nhau: thành phố sẽ phát triển để đảm nhận vai trò tập

trung hàng hóa cho xuất khẩu và vai trò phân phối hàng nhập khẩu, các ngành công

nghiệp hướng về xuất khẩu cũng sẽ được phát triển ở thành phố cảng. Thành phố

cảng sẽ trở thành căn cứ của các đại lý hãng tàu biển, hãng bảo hiểm tàu, trung tâm

thương mại, nơi tập trung lao động.

- Chức năng trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, du lịch và giải trí

Hoạt động của cảng biển còn tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền

trong cả nước cũng như giữa các quốc gia với nhau, bởi đi kèm với hoạt động giao

lưu kinh tế là sự giao lưu về văn hóa. Các thương nhân nước ngoài mang đến những

sản phẩm truyền thống cùng bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Ngược lại,

nền văn hóa của quốc gia có biển cũng sẽ giao lưu, truyền bá sang các nước khác

thông qua việc buôn bán trao đổi sản phẩm truyển thống của dân tộc.

* Trong xu thế phát triển hiện nay của vận tải biển, cảng biển phải đối mặt với

những thách thức và những vấn đề nảy sinh:

+ Toàn cầu hóa về sản xuất và xu hướng sử dụng dịch vụ thuê ngoài;

+ Khuynh hướng cấu trúc lại mạng logistics toàn cầu và việc phân bổ lại các

trung tâm phân phối ở cả khu vực quốc gia và thế giới;

+ Sự tăng trưởng nhanh khối lượng hàng hóa thương mại vận tải biển, nhất là

hàng container;

+ Xuất hiện hệ thống tâm và các nhánh [hub and spoke] trong dịch vụ hàng

hải toàn cầu;

+ Tăng khối lượng hàng trung chuyển và cạnh tranh khốc liệt giữa các cảng và

bến cảng, các cảng trung chuyển;

+ Sự xuất hiện các tầu container siêu lớn;



22



23



+ Xuất hiện các nhà khai thác cảng toàn cầu với thị phần tăng nhanh;

+ Dịch vụ trọn gói và vận tải đa phương thức nối liền vận tải biển, đường sắt,

đường bộ và đường thủy nội địa;

+ Vai trò ngày càng tăng của cảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và mạng

lưới logistics;

+ Tăng năng suất và hiệu quả cảng; Chi phí đầu tư phát triển cảng cao.

* Cảng biển có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hệ

thống vận tải của đất nước nói riêng

Trong lý thuyết hệ thống vận tải, cảng biển được coi là điểm vận tải ở một

mức độ trội lên, chúng là những đầu mốc vận tải, bởi vì chạy qua đây ít nhất là hai

tuyến đường vận tải hoạt động ở môi trường khác nhau, cùng với cảng biển là điểm

bắt đầu và kết thúc của các tuyến đường này. Chính cảng biển đồng thời là điểm nối

giữa các ngành kinh tế.

Cảng biển là mắt xích của dây chuyền vận tải, ngoài chức năng giống như các

cung đoạn vận chuyển khác, cảng còn phải thực hiện một số nhiệm vụ vận tải không

thể bỏ qua được trong sản xuất phục vụ của vận tải. Đặc điểm cơ bản này của cảng

biển trong dây chuyền vận tải càng cho ta thấy rõ tính chất cửa ngõ của cảng biển

trong hệ thống vận tải. Trong dây chuyền theo dõi toàn bộ quá trình kể từ khi bắt đầu

vận chuyển cho tới khi đưa được hàng tới chỗ sử dụng nó, cảng là một mắt xích có

tầm quan trọng đặc biệt.

1.1.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển

- Hệ thống cầu tàu: Là một phần trong hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng của

cảng, nó là phần tiếp giáp giữa đất liền với vùng nước được thiết kế và lắp đặt các thiết

bị cần thiết cho phép tàu cập cầu và thực hiện các hoạt động xếp dỡ hàng hóa một cách

an toàn.

- Thiết bị xếp dỡ hàng hóa: Là một bộ phận không thể thiếu được tại mỗi

cảng. Tùy thuộc vào từng loại cảng mà các trang thiết bị đặt trên cầu tàu cũng rất

khác nhau. Phổ biến nhất với các cảng là thiết bị xếp dỡ hàng hóa cho tàu và các

phương tiện vận tải khác trong bãi. Xu hướng ngày nay, các cảng được trang bị

chuyên dụng như: cầu giàn để xếp dỡ container, cẩu chân đế xếp dỡ hàng bách hóa,



23



24



băng chuyền bốc hàng rời, hệ thống bơm đối với hàng lỏng Các thiết bị xếp dỡ

hàng hóa ở cảng phải đảm bảo được hai tính năng quan trọng nhất đó là nâng trọng

và tầm với.

- Hệ thống kho bãi bảo quản hàng hóa: Hàng hóa đi và đến cảng có thể phải

lưu lại một thời gian nhất định tại các cảng. Hệ thống kho bãi được sử dụng để bảo

quản hàng hóa trong thời gian hàng hóa chờ đợi tàu. Xu hướng chuyển thẳng hàng

hóa từ cảng về tới nơi tiêu thụ đang phát triển, điều này cho phép giảm bớt không

gian kho bãi, tiết kiệm chi phí đầu tư là điều rất đang được quan tâm khi xây dựng

hệ thống cảng mới.

- Hệ thống giao thông đi và đến cảng: Hệ thống giao thông này có thể được

chia thành hai loại: giao thông đường thủy và giao thông nội địa [đường bộ, đường

sắt, đường ống].

- Các trang thiết bị khác: Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cảng

như hệ thống thông tin để có thể liên hệ tới mọi vùng của đất nước và trên thế giới.

Các trang thiết bị phục vụ cho việc điều hành cảng, hệ thống cứu hỏa, trung tâm

phân phối điện năng, hệ thống an ninh, hệ thống kiểm tra

1.1.1.5 Xu hướng phát triển cảng biển trên thế giới

* Xu hướng mở rộng chức năng

Mô hình phát triển cảng biển trong tương lai là tổ hợp chức năng cơ bản:

cảng trung tâm, Trung chuyển và Trung tâm Logistics.

Cảng trung tâm: Mức độ cạnh tranh giữa các cảng trung tâm ngày càng khốc

liệt do các cảng của quốc gia đang nổi được đầu tư phát triển để cạnh tranh với các

cảng của quốc gia phát triển. Do sự cạnh tranh, các liên minh hàng hải và các hãng

tầu có lợi thế trong đàm phán để sử dụng cảng hoặc quyết định cảng đến. Các cảng

đang mất lợi thế đàm phán và bắt buộc phải có mớn nước sâu, chất lượng dịch vụ,

năng suất, hiệu quả, kết cấu hạ tầng giao thông nội địa. Điều đó có nghĩa phải được

đầu tư phát triển để thu hút khách hàng.

Để đảm bảo cảng trung tâm thành công cần có các yếu tố: Vị trí địa lí: Gần

các tuyến hàng hải chủ yếu; Thời gian phục vụ tầu nhanh; Chất lượng dịch vụ, hiệu



24



25



quả và năng suất; Cước phí hợp lí; Mớn nước sâu, tiếp nhận tầu có trọng tải lớn, thiết

bị hiện đại; Mạng lưới vận chuyển bao trùm các cảng feeder xung quanh; Có trung

tâm logistics hỗ trợ các dịch vụ gia tăng giá trị; Thủ tục, giấy tờ đơn giản; Công nghệ

thông tin hiện đại; Hạ tầng cho vận tải đa phương thức kết nối mạng giao thông nội

địa và các trung tâm phân phối; Sự phát triển kinh tế của miền hậu phương.

Các trung tâm logistics: Toàn cầu hóa là nhân tố tác động mạnh nhất đến các

khuynh hướng của kinh tế thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế, chính trị

giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa đã tạo dựng một thị trường chung và các doanh

nghiệp tập trung vào việc tối đa ưu thế cạnh tranh khi tìm kiếm nguồn cung và cung

ứng sản phẩm. Rất nhiều nhân tố như tiêu chuẩn hóa các cấu thành sản phẩm, chi

phí vận tải thấp và cách mạng công nghệ thông tin đã tạo khả năng cho các công ty

tìm kiếm nguồn đầu vào và cung ứng đầu ra cho thị trường thế giới.

Một trong những khuynh hướng cơ bản của cảng là phát triển các khu vực

sau cảng thành trung tâm logistics hoặc khu thương mại tự do để thực hiện các hoạt

động logistics bổ sung giá trị và thu hút các công ty logistics thế giới. Lợi thế của

các khu vực định hướng logistics là thu hút đầu tư nước ngoài và tạo việc làm, đồng

thời nó cũng đảm bảo luồng hàng cho cảng. Rất nhiều cảng đã định hướng phát

triển thành cảng trung tâm để tận dụng những lợi thế này thông qua việc xây dựng

các hạ tầng cơ sở cần thiết, tiếp thị các ưu thế và khuyến khích đầu tư. Như vậy

cạnh tranh giữa các cảng hướng đến trung tâm logistics toàn cầu hoặc trung tâm xếp

dỡ toàn cầu ngày càng khốc liệt. Do cạnh tranh giữa các trung tâm logistics, hầu hết

các cảng đang cố gắng trở thành trung tâm phân phối để thu hút các công ty

logistics và các nhà sản xuất quốc tế. Điều này đòi hỏi cảng và sự quyết tâm hỗ trợ

mạnh mẽ của chính phủ để đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định, tin cậy.

Với mô hình phát triển cảng trên, hiện trên thế giới có một số cảng đã áp

dụng tổ hợp chức năng phát triển cảng, tiêu biểu như: Cảng Hongkong, cảng

Singapore, cảng Rotterdam.



25



26



Sơ đồ thể hiện mô hình phát triển mở rộng chức năng cảng biển.



Cảng trung tâm



Tổng hợp 3 chức năng của cảng

Trung chuyển hàng hóa



Trung tâm Logistic



Hình 1. 1 Mô hình mở rộng chức năng cảng biển

* Xu hướng mở rộng vùng hấp dẫn

Vùng hấp dẫn cảng là một khái niệm quan trọng trong địa lý giao thông vận tải.

Vùng hấp dẫn cùa cảng được chia thành 2 loại: Vùng hấp dẫn chính: Nơi mà cảng

có vị trí độc quyền thu hút hàng hóa.Vùng hấp dẫn bên ngoài: là vùng cạnh tranh,

nơi có từ 2 cảng cạnh tranh phục vụ hàng hóa.

Có thể thấy rõ sự thay đổi chức năng của cảng cũng như vùng hấp dẫn của

cảng biển qua sơ đồ:



B



A

Khách hàng

Cảng

Vùng hấp dẫn



Vùng cạnh tranh



Hình 1. 2 Vùng hấp dẫn của cảng biển



26



Hàng hóa



27



Trung tâm phân phối vận tải [Freight Distribution Center FDC] nằm trong

Hàng hóa



vùng hấp dẫn của cảng [hub port], hoạt động như là đầu mối vận tải trung gian. Trung

tâm này có nhiệm vụ thu gom, phân phối hàng hóa đến và đi cho cảng chính, kết nối

cảng với các khu vực hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua các hệ thống giao

thông vận tải nội địa.

Vùng đất trước cảng



Hình 1. 3 Sơ đồ phân phối hàng hóa và kết nối của cảng biển

1.1.1.6 Tầm quan trọng của cảng biển đối với một quốc gia

Thực tế đã chứng minh rằng một quốc gia không có lợi thế về nguồn tài

nguyên, nguồn nhân công, nhưng nếu quốc gia đó có biển và có hệ thống cảng biển

được đầu tư phát triển tối ưu thì quốc gia đó vẫn phát triển mạnh và có vị thế không

nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Singapore, Hongkong là những quốc gia, vùng



Cảng



vệ

lãnh thổ, do đã đầu tư xây dựng và khai thác tốt hệ thống cảng biển, nên đã thúc đẩy tinh



mạnh mẽ sự giao lưu buôn bán giữa các vùng, miền trong nước, cũng như với các

Cảng

chính



quốc gia trong khu vực và thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng

phát triển.



Do những ưu thế của vận tải biển so với các phương thức vận tải khác như

đường bộ, đường sắt, đường hàng không, cho nên khoảng 80% lượng hàng hóa



27

Vùng hấp d



28



được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển. Chính vì vậy, việc phát triển hệ

thống cảng biển, khai thác tối ưu hệ thống cảng biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

việc vận chuyển hàng hóa đến các vùng miền trên cả nước cũng như phát triển hoạt

động thương mại quốc tế của quốc gia đó với các quốc gia khác trên thế giới.

Nhận thức được tầm quan trọng của cảng biển và phải coi trọng đầu tư vào

xây dựng và khai thác hệ thống cảng biển, trong chiến lược phát triển kinh tế biển

đến năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã xác định phải phấn đấu để Việt Nam trở

thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền

quốc gia trên biển, phấn đấu kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60%

kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một

bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.

Từ đây, đặt ra một yêu cầu về vốn đầu tư và hoạt động vốn đầu tư khai thác

cảng biển phải được coi trọng và thực thi có hiệu quả. Đầu tư phát triển và khai thác

cảng biển có tác động tới toàn bộ hoạt động của ngành hàng hải nói riêng, ngành

GTVT nói chung và nhiều ngành kinh tế khác; đầu tư phát triển và khai thác tốt

cảng biển sẽ có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, đến phát triển

công nghệ ngành hàng hải, ảnh hưởng đến việc làm, nâng cao chất lượng đội ngũ

lao động và do đó ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của ngành.

1.1.2 Khai thác cảng biển

1.1.2.1 Khái niệm:

Khai thác cảng biển là quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,

đảm bảo hàng hóa thông qua cảng trong điều kiện thuận lợi nhất.

Khai thác cảng biển thường bao gồm các hoạt động:

- Lập kế hoạch sắp xếp và theo dõi tình hình điều động tàu ra vào cảng:

Việc đưa tàu ra vào sớm, không kéo dài ngày tàu ở cảng sẽ làm tăng sức cạnh

tranh của cảng. Đội ngũ hoa tiêu đóng góp phần quan trọng trong việc điều động

tàu ra vào cảng.

- Quản lý và khai thác các phương tiện hỗ trợ vận tải thủy, quản lý luồng

lạch, thủy triều: Để đưa tàu thuận tiện trong việc ra vào các cảng có thể sử dụng



28



FDC



29



phương tiện hỗ trợ vận tải thủy; đồng thời tận dụng lợi thế của thủy triều để giảm

việc phải chuyển tải hàng hóa đối với các tàu cỡ lớn.

- Quản lý và theo dõi tình hình cầu bến: Để đảm bảo không bị ùn tắc cục bộ,

việc theo dõi tàu vào bến làm hàng là rất cần thiết. Sắp xếp, theo dõi không để tình

trạng tàu neo đậu ngoài vùng chờ mà cầu tàu để trống, không làm hàng.

- Lập kế hoạch khai thác bốc xếp giải phóng tàu: Sau khi tàu vào bến, cần

huy động các trang thiết bị xếp dỡ phù hợp, tăng tốc độ giải phóng tàu. Xếp ca,

máng làm hàng phù hợp.

- Lưu kho bãi, giao nhận hàng hóa tổng hợp, quản lý bãi hàng và các dịch vụ

kho bãi: Ưu tiên việc xếp dỡ hàng hóa lên trực tiếp các phương tiện vận tải để giảm

thiểu chi phí cho chủ hàng, nhưng với những trường hợp cần sử dụng kho bãi, phải

có biện pháp quản lý khai thác kho bãi phù hợp, để tăng doanh thu cho cảng qua

việc sử dụng kho bãi và xếp dỡ hàng hóa.

* Trong xu thế hiện nay, xuất hiện các nhà khai thác cảng toàn cầu

Việc tăng lưu lượng thương mại vận tải biển và sử dụng tầu có trọng tải lớn

đặt ra đòi hỏi về chất lượng và năng suất dịch vụ xếp dỡ. Tư nhân hóa các hoạt

động cảng trên thế giới đã làm tăng sự tham gia của các nhà khai thác cảng toàn

cầu, đặc biệt đối với cảng container.

Các nhà khai thác cảng toàn cầu xúc tiến thâm nhập vào thị trường xếp dỡ

container nhằm tăng năng lực cạnh tranh thông qua việc thiết lập mạng lưới toàn

cầu. Xúc tiến liên kết dọc của các nhà khai thác cảng dưới dạng liên kết và thâu

tóm, đầu tư cảng container ở các quốc gia khác thông qua liên doanh với các công

ty nước chủ nhà, với các nhà khai thác cảng khác hoặc với các hãng tầu.

Các nhà khai thác cảng hàng đầu đã thực hiện các chiến lược đa dạng hướng

tới kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng với nhận thức rõ ràng là chuỗi vận tải được

xem như một hệ thống hợp nhất tổng thể. Ý tưởng cửa đến cửa đã biến các nhà

khai thác cảng thành các tập đoàn logistics. Các dịch vụ bao gồm kho bãi, phân

phối, dịch vụ logistics gia tăng giá trị như định hướng khách hàng địa phương. Rất

nhiều nhà khai thác cảng thực hiện vận tải đa phương thức để tạo lên cầu nối giữa

cảng và nội địa.



29



Chủ Đề