Kết quả đánh giá dị ứng năm 2024

Prick test [hay test lẩy da] là một trong số các phương pháp xét nghiệm có tính chính xác cao và được sử dụng trên toàn thế giới. Vậy test lẩy da [prick test] khi nào cần thực hiện? Có chính xác không?

Test lẩy da là gì?

Test lẩy da là một xét nghiệm dị ứng được sử dụng để xác định dị nguyên gây ra các triệu chứng dị ứng.

Test lẩy da dùng để kiểm tra phản ứng dị ứng tức thời với khoảng 50 dị nguyên khác nhau cùng lúc. Dị nguyên là những chất gây ra phản ứng dị ứng. khi tiếp xúc với dị nguyên, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ báo động và tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại. [1]

Khi chất gây dị ứng kết hợp cùng một loại kháng thể cụ thể sẽ kích hoạt giải phóng các hóa chất, chẳng hạn như histamine, góp phần gây ra phản ứng dị ứng làm cho cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Các mạch máu nở ra và dễ vỡ hơn.
  • Chất lỏng thoát ra từ các mạch máu, gây mẩn đỏ và sưng tấy.
  • Cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy hơn, dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi và nước mắt.
  • Các đầu dây thần kinh bị kích thích, gây ngứa, phát ban hoặc nổi mề đay trên da.
  • Dạ dày sản sinh nhiều axit hơn.

Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra tình trạng:

  • Tụt huyết áp.
  • Đường thở [họng, dây thanh quản] sưng lên và ống phế quản co lại, làm người bệnh khó thở.

Test lẩy da để làm gì?

Trong khi prick test là một xét nghiệm dành cho người bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, test lẩy da rất hữu ích trong chẩn đoán các bệnh dị ứng khác như dị ứng không khí gây sốt cỏ khô, dị ứng thực phẩm, dị ứng phấn hoa, dị ứng nấm mốc, dị ứng lông thú cưng, dị ứng latex, dị ứng thuốc và dị ứng nọc độc của ong [nhất là ong bắp cày]. [2]

Test lẩy da là một xét nghiệm dị ứng được sử dụng để xác định dị nguyên gây ra các triệu chứng dị ứng

Test lẩy da khi nào cần thực hiện?

Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện test lẩy da nếu người bệnh có các triệu chứng dị ứng hoặc hen suyễn. Bài test sẽ giúp các bác sĩ xác định các dị nguyên gây ra phản ứng dị ứng hoặc làm cơn hen suyễn trầm trọng thêm. [3]

Test lẩy da có an toàn không?

Test lẩy da có thể được thực hiện rộng rãi và khá an toàn cho tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, ngay cả trẻ sơ sinh. Hiếm trường hợp test lẩy da gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tuy nhiên điều này vẫn có khả năng xảy ra ở những người có tiền sử dị ứng, đặc biệt với trường hợp dị ứng thực phẩm. Bác sĩ luôn túc trực cùng người bệnh để nhận biết và điều trị kịp thời trong suốt quá trình kiểm định. []

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật test lẩy da?

Kỹ thuật test lẩy da tồn tại nhiều ưu điểm nhưng cũng có một vài nhược điểm so với các xét nghiệm khác:

  • Ưu điểm: test lẩy da có thể được thực hiện ở mọi độ tuổi, khá an toàn ngay với trẻ sơ sinh. Test lẩy da có và thời gian thu được kết quả ngắn hơn so với xét nghiệm huyết thanh học.
  • Nhược điểm: số lượng dị nguyên xét nghiệm ít hơn, khó thực hiện trên trẻ nhỏ và có nguy cơ gây sốc phản vệ.
    Test lẩy da có và thời gian thu được kết quả ngắn hơn so với xét nghiệm huyết thanh học

Đối tượng nào nên và không nên test lẩy da?

Sau đây là các đối tượng nên và không nên test lẩy da:

  • Chỉ định: Người bị viêm mũi lâu năm hoặc theo mùa, viêm xoang, viêm mũi không do dị ứng, viêm tai giữa, nghi ngờ dị ứng thực phẩm, thuốc, vết cắn của côn trùng, người bị hen suyễn.
  • Chống chỉ định: Những người có nguy cơ cao bị sốc phản vệ, người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với lượng nhỏ chất gây dị ứng, người không kiểm soát cơn hen suyễn và suy giảm chức năng phổi, người từng bị sốc phản vệ trong vòng 30 ngày, người có một số bệnh về da như da vẽ nổi [dermographism], mề đay, bệnh tế bào mast ở da [Cutaneous mastocytosis]. Ngoài ra bài test này chống chỉ định tương đối với người có bệnh tim nặng, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tính chính xác của test lẩy da

Trước khi lên lịch kiểm tra da, hãy mang đến cho bác sĩ danh sách tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn. Một số loại thuốc có thể ức chế các phản ứng dị ứng, làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả bài test. Các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong quá trình thử nghiệm.

Vì thuốc sẽ ảnh hưởng đến cơ thể ở các mức độ khác nhau, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ngừng dùng một số loại thuốc trong tối đa 10 ngày. Các loại thuốc có thể can thiệp vào kết quả xét nghiệm da bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine, như loratadine [Claritin, Alavert], diphenhydramine [Benadryl], chlorpheniramine, cetirizine [Dị ứng Zyrtec] và fexofenadine [Allegra].
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như nortriptyline [Pamelor] và desipramine [Norpramin].
  • Một số loại thuốc trị ợ nóng, chẳng hạn như cimetidine [Tagamet] và ranitidine.
  • Thuốc hen suyễn omalizumab [Xolair]. Thuốc này có thể làm gián đoạn kết quả xét nghiệm trong 6 tháng hoặc lâu hơn ngay cả sau khi ngừng sử dụng. Hầu hết, các loại thuốc ảnh hưởng đến kết quả trong vài ngày hoặc vài tuần.

Quy trình thực hiện kỹ thuật test lẩy da như thế nào?

Quy trình thực hiện kỹ thuật test lẩy da được tiến hành như sau:

  • Vùng da cần kiểm tra sẽ được làm sạch bằng cồn.
  • Bác sĩ sẽ đánh dấu trên da để theo dõi các chất gây dị ứng khác nhau và cách da phản ứng với dị nguyên.
  • Bác sĩ sẽ nhỏ mỗi loại 1 giọt dị nguyên lên da.
  • Bác sĩ sẽ dùng kim châm nhẹ vào bề mặt da để dị nguyên thấm vào da. Quy trình này thường không gây đau đớn nhưng có thể khiến một số người thấy hơi khó chịu.
  • Người bệnh sẽ đợi phản ứng xảy ra trong vòng 15 – 20 phút. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng, da sẽ nổi mẩn đỏ và ngứa. Khu vực đặt chất gây dị ứng sẽ sưng và đỏ lên.
  • Phản ứng dị ứng sẽ được đánh giá và đo lường bởi các bác sĩ chuyên khoa. Các vết sưng do dị ứng thường biến mất trong vài giờ sau thử nghiệm.
    Bác sĩ sẽ dùng kim châm nhẹ vào bề mặt da để dị nguyên thấm vào da

Hướng dẫn đọc và đánh giá kết quả test lẩy da [prick test]

Khoảng 15 phút sau khi thực hiện thử nghiệm, bác sĩ sẽ quan sát dấu hiệu phản ứng dị ứng. Nếu người bệnh dị ứng với một trong những chất được thử nghiệm, da sẽ nổi một vết sưng tấy, đỏ, ngứa [hoặc mẩn đỏ] trông như vết muỗi đốt. Bác sĩ sẽ đo kích thước của vết sưng và ghi lại kết quả, sau đó làm sạch vùng da bằng cồn để loại bỏ dị nguyên khỏi da.

Test lẩy da có chính xác không?

Có. Các bài xét nghiệm trên da có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, nếu liều lượng chất gây dị ứng nhiều, ngay cả những người không bị dị ứng với chúng cũng sẽ cho ra kết quả dương tính. Vì vậy không nên tự ý thực hiện xét nghiệm tại nhà khi chưa có sự đồng ý và giám sát từ bác sĩ y khoa.

Hệ thống máy móc và sinh phẩm xét nghiệm tại BVĐK Tâm Anh

Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh TPHCM quy tụ đội ngũ bác sĩ và các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực, cùng hệ thống và máy móc xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế giúp kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác và đảm bảo quá trình điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.

Thông qua bài viết, hy vọng độc giả đã hiểu hơn về test lẩy da. Test lẩy da khá đơn giản, hiệu quả với mức chi phí hợp lý. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng người bệnh nên thực hiện prick test ngay để ngăn chặn và điều trị dị ứng có khả năng phát sinh trong tương lai.

Chủ Đề