Đề so sánh ai đã đặt tên cho dòng sông năm 2024

Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông nằm trong chương trình Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo. Bài kí này đã góp phần bồi dưỡng thêm tình yêu và niềm tự hào của người dân đối với dòng sông và với quê hương, đất nước. Cùng VUIHOC soạn bài kí để hiểu thêm về nghệ thuật và nội dung mà tác giả muốn gửi gắm nhé

1. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài kí đã từng xuất hiện trong nhiều đề thi và trong đó có kỳ thi THPT Quốc gia. Bởi vậy, VUIHOC sẽ cùng các em soạn trước tác phẩm này để giúp các em tiết kiệm thời gian và việc học trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu muốn tham khảo thêm những tác phẩm khác cũng thuộc chương trình ngữ văn 11 và toàn bộ những môn học khác, các em hãy truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học để trải nghiệm học cùng thầy cô VUIHOC ngay nhé!

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình tượng sông Hương qua những so sánh, liên tưởng bất ngờ, thú vị -> Đây cũng là một nét riêng độc đáo làm nên sức hấp dẫn của những trang văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  1. Thân bài
  1. Sông Hương được so sánh với “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”- vẻ đẹp của dòng sông ở thượng nguồn, khi nằm giữa không gian núi rừng Trường Sơn.

- Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông giống như bản trường ca của rừng già, toát lên vẻ đẹp vừa hùng tráng [“rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”] vừa trữ tình [“cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”], mang một sức sống mãnh liệt.

- Biện pháp so sánh kết hợp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông. Nó hiện lên như một con người có cá tính và tâm hồn “rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.

-> Sông Hương ở thượng nguồn hoang dại, phóng khoáng nhưng không kém phần trữ tình, dịu dàng, bí ẩn. Tác giả đã thực sự kì công để khám phá và hết sức tinh tế để thấu hiểu cái phần đời mà “dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.

  1. Sông Hương được liên tưởng với “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” - vẻ đẹp của dòng sông ở hạ lưu êm đềm, khi nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ

* Hành trình sông Hương: Từ đây, thủy trình về xuôi của sông Hương giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.

* Vẻ đẹp sông Hương: Hành trình về xuôi của dòng sông gắn liền với những địa danh khác nhau, và ở mỗi địa danh lại mang một vẻ đẹp mới lạ.

+ Ngay sau khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như người con gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, thể hiện sự háo hức và duyên dáng khi tìm gặp người yêu “chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”

+ Có khi “sắc nước trở nên xanh thẳm” khi “đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản”

+ Có khi dòng sông mềm như tấm lụa khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo “với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi”

+ Có khi ánh lên rực rỡ những phản quang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím khi đi qua những dãy đồi núi phía tây nam thành phố

+ Lúc lại mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi khi qua bao lăng tẩm mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch

+ Và rồi bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…

\=> Hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa đã không chỉ tái hiện một cách chân thực dòng chảy tự nhiên của dòng sông trên bản đồ địa lí, làm nổi bật vẻ đẹp kì thú của dòng sông khi phối cảnh hài hòa với thiên nhiên xứ Huế; mà quan trọng hơn là biến dòng chảy ấy thành hành trình của một cô gái đẹp, duyên dáng, tình tứ tìm kiếm người tình nhân đích thực của mình.

  1. Sông Hương được liên tưởng với “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” - vẻ đẹp của dòng sông được cảm nhận từ góc nhìn văn hóa.

- Cái nhìn này trước hết có cơ sở từ thực tế: Sông Hương là dòng sông âm nhạc, đây cũng là nét riêng không thể lẫn của sông Hương với các dòng sông khác của đất nước.

- Điểm gặp gỡ của cả nền âm nhạc cổ điển cũng như những câu hò dân gian là đều đã được sinh thành trên mặt nước sông Hương, nên nó chỉ vang lên hay nhất “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Điều này càng rõ hơn khi tác giả đã từng trải nghiệm cảm giác thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát.

- Theo tác giả, sở dĩ “những bản đàn đã đi suốt đời Kiều” hay đến thế, làm thổn thức lòng người đến thế là do Nguyễn Du đã “bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu” để cảm nhận và truyền tải được cái thần cái hồn của nền âm nhạc Huế trong đó. Cho nên có “một người nghệ nhân già, từng chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều “Trong như tiếng hạc bay qua- Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”… Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách Nguyễn Du mà thốt lên “Đó chính là Tứ đại cảnh” [một bản nhạc cổ Huế tương truyền do Tự Đức sáng tác].

* Tổng hợp, đánh giá:

- Giá trị nội dung:

+ Bằng những so sánh, liên tưởng độc đáo, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp phong phú của sông Hương từ góc nhìn địa lí và góc nhìn văn hóa:

++ Từ góc nhìn địa lý, theo thủy trình từ thượng nguồn về hạ lưu, dòng sông mang một vẻ đẹp trọn vẹn, hài hòa giữa hình dáng bên ngoài với tâm hồn sâu thẳm bên trong.

++ Từ góc nhìn văn hóa, con sông của xứ Huế vốn đã rất đẹp ở diện mạo, dáng vẻ lại càng đằm thắm và đầy sức mê hoặc ở chiều sâu tâm hồn.

+ Thiên nhiên xứ Huế và dòng sông Hương luôn gắn bó, gần gũi với con người. Qua điệu chảy của dòng sông nhà văn thấy được tính cách con người xứ Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn sông Hương như một thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa, dịu dàng và cũng đầy cá tính. Vẻ đẹp nữ tính ấy của sông Hương giống như đời sống, như tâm hồn của con người xứ Huế.

+ Qua hình tượng sông Hương, người đọc còn thấy được vẻ đẹp của người cầm bút: một tình yêu say đắm với dòng sông, với quê hương xứ sở, và trên hết là với đất nước mình.

- Đặc sắc nghệ thuật

+ Sức hấp dẫn của hình tượng sông Hương trước hết đến từ ngòi bút của HPNT: một cây bút tài hoa giàu trí tuệ, am hiểu sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương; một sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú và sáng tạo.

+ Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa… gắn liền với những liên tưởng bất ngờ, thú vị cũng đã tạo nên những góc nhìn đa sắc về sông Hương, đưa người đọc đi từ thích thú này đến thích thú khác.

+ Nhà văn đã sáng tạo được những trang văn đẹp, được dệt nên bởi một kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và rất giàu hình ảnh.

Chủ Đề