Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh năm học 2022 2022

Theo đó, nhiệm vụ chung được đề ra là hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, lý tưởng cáchmạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh [HS].Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục.Xây dựng văn hóa học đường, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường, chú trọng triển khai thực hiện các nội dung,quy trình của công tác xã hội trong trường học để tổ chức có hiệu quả các hoạt động tuyêntruyền, phòng ngừa nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xãhội.Cung cấp, trau dồi các kỹ năng đổi mới sáng tạo khởi nghiệp và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kinh tế số cho HS. Duy trì các chính sách hỗ trợ cho HS, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, có giải pháp hỗ trợ, ổn định tâm lý cho HS, bị tácđộng bởi dịch bệnh kéo dài.

Để thực hiện các nhiệm vụ thì Hướng dẫn cũng đề ra các giải pháp cụ thể như Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục.Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Quán triệt, học tập Chuyên đề toàn khóa, năm 2021 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý thức tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước, phồn vinh, hạnh phúc;Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, nhà giáo và HS tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021 [Trang web Cuộc thi //hocvalamtheobac.vn/]; trang bị cho thư viện trường và khai thác sử dụng hiệu quả bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh phổ thông trong các hoạt động dạy, học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

Giới thiệu rộng rãi trang thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh [ //www.hochiminh.vn/] tới đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người học để nghiên cứu, tham khảo học tập và làm theo Bác.Thực hiện tốt công tác phát triển Đảng và bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong HS theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị [Khoá VIII] về "Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học. Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng HS tiêu biểu, xuất sắc thông qua các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động học tập, rèn luyện, Đoàn - Hội để tạo nguồn kết nạp đảng. Triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên trong trường học.Giới thiệu chuyển sinh hoạt đoàn viên sau khi tốt ngiệp trung học phổ thông về nơi cư trú để các cơ sở đoàn địa phương tiếp tục bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng cho các đoàn viên ưu tú.

Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng của học sinh, sinh viên: Tăng cường công tác nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong HS. Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhà giáo với HS để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong HS. Chủ động phát hiện và phối hợp với ngành Công an, chính quyền địa phương để xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan đến HS. Không để HS bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật và các hoạt động vi phạm pháp luật, tụ tập gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội;Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai Kế hoạch của ngành Giáo dục thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025 và tiếp tục thực hiện Quyết định số 3296/QĐ-BGDT ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với HS trên môi trường mạng đến năm 2025;

Xây dựng và khai thác hiệu quả cổng thông tin điện tử và các phần mềm ứng dụng để phục vụ công tác quản lí, giảng dạy và học tập. Phân công giáo viên tin học, cán bộ Đoàn - Hội - Đội và giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn HS sử dụng an toàn, hiệu quả các tiện ích của công nghệ thông tin và internet để phục vụ học tập, giao tiếp và giải trí, Chủ động phối hợp với gia đình HS xây dựng môi trường học tập, giao tiếp và giải trí an toàn, hiệu quả cho HS. Đồng thời có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn các nguy cơ mất an toàn cho người dạy và người học nhất là khi học HS tham gia trực tuyến.Tăng cường triển khai xây dựng văn hóa học đường: Đẩy mạnh việc triển khai, đánh giá kết quả Kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học [Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủtướng Chính phủ; Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/05/2019 ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trong ngành Giáo dục]:Triển khai Bộ Quy tắc ứng xử để thực hiện trong cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; chú trọng xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần đảm bảo môi trường văn hóa trong nhà trường;

Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định tổ chức hoạt động văn hóa của HS trong các cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các trường học; khuyến khích HS tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa quần chúng; chú trọng nâng cao hiệu quả tổ chức các hội thi, liên hoan văn nghệ cho HS góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng thị hiếu âm nhạc giúp HS hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Phát huy hết công năng của thư viện trường học, mua sắm bổ sung sách và tài liệu phù hợp với lứa tuổi HS; tăng cường tổ chức các phòng đọc, tủ sách phụ huynh, tủ sách lớp học, ... để định hướng, tạo điều kiện cho HS đọc sách, say mê, yêu quý sách và phát triển văn hóa đọc trong trường học.

Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống: Tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho HS và Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó tập trung giáo dục cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý chí học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp; có kỹ năng sống, nghề nghiệp và việc làm; có đạo đức, ý thức công dân. Khơi dậy ở thanh niên, thiếu niên, nhi đồng khát vọng vươn lên, tinh thần tình nguyện cống hiến góp phần xây dựng, phát triển đất nước trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;

Quan tâm tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, các hoạt động hướng đến cộng đồng để giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho HS theo nội dung hướng dẫn công tác giáo dục kỹ năng sống của Bộ GDĐT; Thông tư số 04/2014/TT BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

Thành lập các câu lạc bộ sở thích, tài năng, câu lạc bộ rèn luyện, thực hành đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; câu lạc bộ ngoại ngữ; tổ chức và khuyến khích HS tham gia các diễn đàn, tọa đàm nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học, nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.Nâng cao hiệu quả, hình thức, biện pháp triển khai công tác phối hợp nhà trường gia đình và xã hội: Các cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trong công tác giáo dục HS nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh; tăng cường quản lý HS ngoại trú để tạo điều kiện cho HS tham gia tích cực vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở nơi cư trú.Tăng cường các hoạt động phối hợp Đoàn, Hội, Đội trong năm học 2021-2022, đảm bảo hoạt động hiệu quả, thiết thực, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong HS. Các cơ sở giáo dục chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, sân chơi bãi tập ở địa phương; đăng kí nhận và chăm sóc, bảo vệ các công trình văn hóa và các di tích lịch sử ở địa phương.

Tăng cường hỗ trợ tư vấn tâm lý và công tác xã hội trong trường học: Triển khai các hoạt động hỗ trợ HS phòng ngừa, ứng phó với các vấn đề về tâm lý. Có giải pháp thiết thực hỗ trợ tư vấn tâm lý cho các em trong quá trình học trực tuyến và khi quay trở lại trường học tập trung.Tiếp tục triển khai các hoạt động công tác xã hội trong trường học. Chủ động rà soát, phát hiện nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực đến HS; có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả đối với các vấn đề phức tạp của HS, hạn chế việc HS rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; can thiệp, hỗ trợ với những em có nhu cầu.Tăng cường phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trong và ngoài trường học để hỗ trợ, giải quyết các vấn đề về tâm lý, học tập, đời sống của HS. Hoàn thiện quy trình kết nối chuyển gửi các vụ việc của HS đối với các nguồn lực ngoài nhà trường hỗ trợ HS yếu thế.

Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường: Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và các văn bản của Bộ GDĐT. Chú trọng công tác giáo dục kỷ luật tích cực, kỹ năng xử lý tình huống mâu thuẫn trong HS. Theo dõi, đôn đốc triển khai hiệu quả hệ thống cung cấp, cập nhật thông tin về phòng, chống bạo lực học đường. Nghiên cứu áp dụng các mô hình Xây dựng mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học, Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng.

Cung cấp cho HS các kỹ năng ứng xử trong môi trường giáo dục, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trau dồi các kỹ năng ứng xử văn hóa trên môi trường mạng.Phân công cán bộ Đoàn - Hội - Đội, GV sinh học, GV thể dục, GVCN và cán bộ tư vấn tâm lí bồi dưỡng, cung cấp cho HS các kiến thức về giới, kỹ năng tự bảo vệ tự bảo vệ, phòng tránh xâm hại và các kiến thức về phòng tránh đuối nước, kỹ năng cứu đuối,

Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội: Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Ủy ban An toàn Giao thông các cấp và Ngành GDĐT về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học. Chú trọng công tác đảm bảo an toàn giao thông cho HS trong và khu vực cổng trường học, an toàn giao thông trên các xe đưa đón HS tới trường, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, văn hóa giao thông và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng an toàn giao thông, tháng 9/2021.

Quan tâm giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong trường học; Phòng, chống tội phạm buôn bán người, tội phạm giết người và phòng, chốngtội phạm ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội trong đơn vị giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.Tiếp tục thực hiện Quy định về công tác phòng chống tệ nạn ma túy trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [Thông tư số 31/2009/TT- BGDĐT ngày 23/10/2009 của Bộ GDĐT]; đồng thời rà soát tiến tới xây dựng các quy định mới bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm, đặc biệt là thời gian đầu năm học, sau kỳ nghỉ Tết và các đợt cao điểm.Phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học năm 2021.

Bảo đảm các chính sách cho học sinh: Rà soát, lập danh sách HS diện chính sách, HS nghèo, HS khó khăn để kịp thời hỗ trợ, động viên các em vươn lên trong học tập; phấn đấu không để HS thiếu sách, vở và dụng cụ học tập dịp đầu năm học. Tổ chức vận động các nguồn lực để cấp phát trợ cấp, học bổng, cho HS khó khăn.Để đảm bảo quyền được học của HS các cơ sở giáo dục phải tiếp nhận và tạo điều kiện để HS học tập tại nơi cư trú trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch covid.Hoàn thiện hồ sơ đối với các học sinh đầu cấp thuộc đối tượng được hưởng chính sách sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ và chủ động bố trí kinh phí để các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện cho các học sinh.Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung được quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Triển khai hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên: Triển khai thực hiện Đề án "Hỗ trợ học sinh khởi nghiệp đến năm 2025" theo hướng tập trung các hoạt động truyên truyền, nâng cao nhận thức cho HS về nghề nghiệp, việc làm và các hoạt động khởi nghiệp. Chủ động mời các chuyên gia, nhà khoa học hoặc các báo cáo viên đến từ các trường cao đẳng, đại học để truyền đạt kinh nghiệm, hun đúc và gieo mầm sáng tạo và tinh thần, ý tưởng khởi nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp cho HS; Huy động nguồn lực của địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tạo môi trường hỗ trợ HS khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo dựa trên nền tảng tư duy tài chính và tư duy thiết kế, khuyến khích HS tham dự Cuộc thi Học sinh với ý tưởng khởi nghiệp do Sở KH&CN tỉnh hoặc Bộ GDĐT tổ chức...

Vân Hồ - Nguồn Công văn số: 2066/SGDĐT-GDTrH-GDTX

Video liên quan

Chủ Đề