Hướng dẫn xây dựng ứng dụng điện toán đám mây Commercial năm 2024

Điện toán đám mây và Internet vạn vật hay trí tuệ nhân tạo là những ví dụ lý tưởng về sự đổi mới công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế của 2 nền tảng này để phát triển và tăng lợi thế cạnh tranh trong thời đại số 4.0. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ về điện toán đám mây [Cloud Computing] và Internet vạn vật [IoT], chúng có điểm khác biệt gì và liệu rằng doanh nghiệp có thể kết hợp cả 2 nền tảng không?

Điện toán đám mây và Internet vạn vật phối hợp với nhau ra sao?

Tổng quan về điện toán đám mây

Điện toán đám mây được hiểu đơn giản là một mô hình phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin [CNTT] trên mạng Internet, gồm máy chủ ảo, môi trường lưu trữ, mạng, ứng dụng,... Người dùng có thể truy cập và sử dụng các tài nguyên này một cách linh hoạt, mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối Internet. Sự ra đời của nhiều ứng dụng như Google Drive, iCloud, OneDrive,... là một trong những ví dụ điển hình của công nghệ điện toán đám mây. Doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ miễn phí hoặc trả phí tùy theo nhu cầu. Qua đó, doanh nghiệp có thể lưu trữ các thông tin dữ liệu trên Cloud và truy cập vào dễ dàng, hỗ trợ cộng tác tốt hơn giữa các nhân viên trong doanh nghiệp.

Tổng quan về Internet vạn vật [IoT]

IoT là viết tắt của Internet of Things [Internet vạn vật], đây là khái niệm đại diện cho một mạng lưới kết nối giữa nhiều thiết bị tính toán, kỹ thuật số, máy móc cơ khí với nhau thông qua mạng Internet. Các thiết bị này có thể truyền dữ liệu và giao tiếp với nhau tự động qua mạng, mà không cần sự tương tác của con người.

Nhờ vào các bộ xử lý và mạng không dây, chúng ta có thể biến mọi thứ xung quanh thành một phần trong hệ thống IoT. Ý tưởng về IoT được thảo luận từ những năm 1982, bắt nguồn từ một hệ thống bán nước Coca Cola có thể kết nối với Internet và kiểm tra kho hàng, nhiệt độ của những chai nước trong máy.

Giống nhau giữa điện toán đám mây và Internet vạn vật

Điện toán đám mây và Internet vạn vật [IoT] là hai công nghệ quan trọng, đang có tốc độ phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cả hai công nghệ đều hoạt động dựa trên Internet, chúng phối hợp với nhau để xử lý dữ liệu và đưa ra quyết định.

Các hệ thống Internet of Things sử dụng nhiều cảm biến để thu thập dữ liệu thông tin từ môi trường, còn điện toán đám mây giúp tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận chính xác từ các dữ liệu đó. Ví dụ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có thể xây dựng hệ thống IoT để đo lường thông tin độ ẩm đất từ các khu vực trồng trọt khác nhau. Việc so sánh dữ liệu giữa các khu vực rộng lớn này bằng tay sẽ rất mất thời gian và công sức, nhưng khi có điện toán đám mây, việc này sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Điểm giống nhau giữa điện toán đám mây và Internet vạn vật

Khác nhau giữa điện toán đám mây và Internet vạn vật

Bảng dưới đây sẽ thể hiện rõ sự khác biệt giữa điện toán đám mây và Internet vạn vật:

Đặc điểm

IoT

Điện toán đám mây

Tóm tắt định nghĩa Mạng lưới các thiết bị, máy móc được nối với mạng Internet và những phần cứng khác được trang bị cảm biến, mạch điện và phần mềm để thu thập và trao đổi dữ liệu.Các cá nhân và doanh nghiệp có thể sử dụng điện toán đám mây để truy cập các tài nguyên và ứng dụng máy tính theo nhu cầu.Mục đích Thiết lập hệ sinh thái gồm các thiết bị được kết nối Internet có thể phát hiện, tương tác, điều chỉnh và liên lạc với nhau.Cung cấp quyền truy cập ảo vào môi trường máy tính có khả năng xử lý mạnh mẽ, đồng thời mang đến một môi trường, hệ thống thống nhất.Ứng dụng Đồng hồ thông minh, điện thoại thông minh, thiết bị Smarthome, thành phố thông minh, giao thông tự động, giám sát thông minh, giao diện đàm thoại, xe tự lái, máy điều chỉnh nhiệt, thiết bị cấy ghép, hệ thống chiếu sáng,... hiện đang là những ứng dụng IoT đang được sử dụng rộng rãi nhất.Ứng dụng chống virus, lưu trữ dữ liệu trực tuyến, xử lý dữ liệu, xây dựng Mail Server, phần mềm phát video trực tuyến, ứng dụng hội nghị trên web,... là những ví dụ cụ thể về ứng dụng của điện toán đám mây.Kỹ năng

Phát triển Node.js.

Phát triển ứng dụng di động.

Chuyên môn về nền tảng dịch vụ đám mây.

Ngôn ngữ lập trình.

Vậy, điện toán đám mây và IoT có liên quan gì với nhau không?

Sự kết hợp giữa điện toán đám mây và IoT

Để hình dung rõ hơn, hãy xem qua một ví dụ: một thiết bị kết nối với loa Bluetooth để phát bài hát bạn yêu thích. Một lúc sau, bạn bắt đầu nghe thấy hệ thống này phát các thông tin cập nhật về tin tức, thị trường chứng khoán và thời tiết mới nhất. Đây là ví dụ thực tế về những gì có thể xảy ra khi chúng kết hợp sức mạnh của điện đám mây với IoT.

Với khả năng của điện toán đám mây, cùng với các tính năng mạng và không dây của IoT, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng đang trở nên phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục đến hoạt động trong chuỗi cung ứng. Hai công nghệ này tuy khác nhau nhưng chúng lại phụ thuộc lẫn nhau vì cả 2 đều cần phải kết hợp để phục vụ tốt mục đích sử dụng của người dùng.

Kết hợp giữa điện toán đám mây và Internet vạn vật

Chúng tôi sẽ giới thiệu đến doanh nghiệp một ví dụ minh họa về cách hai công nghệ phối hợp với nhau:

  • Các thiết bị IoT giao tiếp với nhau qua mạng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Những thiết bị này cho phép người dùng điều khiển các tiện ích trong nhà như điều hòa không khí thông qua điện thoại thông minh hoặc theo dõi độ ẩm đất trên các khu vực trồng trọt nông nghiệp.
  • Tiếp theo, dữ liệu được thu thập qua các thiết bị IoT này sẽ được chuyển đến máy chủ đám mây để phân tích. Ví dụ, tại nhà máy, cảm biến IoT giúp thu thập các thông số về tình trạng và hiệu suất của máy móc. Những dữ liệu này sau đó được gửi đến máy chủ đám mây để tổng hợp và đánh giá.

IoT và điện toán đám mây, cái nào tốt hơn

Và cuối cùng, điện toán đám mây và Internet vạn vật [IoT], cái nào tốt hơn? Trong suốt nhiều năm, IoT và điện toán đám mây đã kết hợp với nhau để tạo ra nhiều ứng dụng, ví dụ như hệ thống giao thông thông minh, các ứng dụng trong lĩnh vực thành phố và cộng đồng, nhà ở, môi trường và chăm sóc sức khỏe.

Cả hai công nghệ đều hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Điện toán đám mây thu thập và phân tích dữ liệu từ các thiết bị Internet of Things. Tuy rằng có nhiều điểm khác biệt giữa chúng, nhưng hai mô hình này không phải là những công nghệ độc lập, nên không thể so sánh công nghệ nào tốt hơn. Cả 2 công nghệ này đều bổ sung cho nhau.

Bài viết trên đã hướng dẫn cụ thể về điện toán đám mây và Internet vạn vật, cũng như cách 2 công nghệ này kết hợp để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Hãy theo dõi CMC Cloud để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất.

CMC Cloud - Giải pháp Điện toán đám mây Toàn diện & Linh hoạt nhất. Cho phép tùy biến sử dụng và quản trị 25+ dịch vụ

Chủ Đề