Hướng dẫn trộn đất trồng sen đá năm 2024

Cách trộn đất trồng cây sen đá đơn giản nhất và còn giúp cây phục hồi môi trường sống tự nhiên tốt nhơn, nhưng nhiều người gặp khó khăn khi xác định tỷ lệ phù hợp cho việc trộn giá thể trồng sen đá sao cho phù hợp. Một cách trộn đát trồng sen đá đơn giản và hiệu quả là tuân thủ tỷ lệ chuẩn như sau 60% thoáng khí, 30% tơi xốp và 10% dinh dưỡng.

Mục Lục

Các lỗi phổ biến khi sử dụng giá thể sen đá

Không thay giá thể mới sau khi mua sen đá, tiếp tục sử dụng giá thể cũ, đặc biệt là giá thể sử dụng xơ dừa có thể gây ẩm úng cho rễ và dẫn đến việc cây sen đá chết theo thời gian.

Giá thể trồng sen đá không được xử lý đúng, bao gồm trấu hủn không được xả qua nước sạch, xơ dừa không được xả chất, và xỉ than không được rửa chất có hại, có thể tạo điều kiện không lợi cho sức khỏe của cây.

Tỷ lệ trộn giá thể không hợp lý, ví dụ như lượng xơ dừa quá nhiều có thể làm cho đất giữ nước nhiều, tăng nguy cơ ẩm úng.

Nén giá thể quá chặt khi trồng sen đá, làm tăng độ chịu nước và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Lợi ích của việc trộn đất trồng sen đá

Tùy thuộc vào đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu cụ thể của từng vùng, người trồng cây sen đá thường kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra một hỗn hợp đất, thường được gọi là giá thể. Quá trình này giúp đáp ứng các yếu tố cụ thể mà người trồng muốn đạt được.

Tại Đà Lạt, nơi có khí hậu đặc biệt, những người trồng sen đá thường sử dụng giá thể có nhiều thành phần xơ dừa để đất giữ ẩm tốt, nhưng đồng thời cũng có thể gặp phải vấn đề hầm trong khí hậu nóng. Do đó, việc biết cách trộn giá thể trồng sen đá không chỉ giúp cây thích nghi linh hoạt hơn với môi trường khí hậu mới, mà còn giúp ngăn chặn tác động sốc nhiệt và kiểm soát sự phát triển của mầm bệnh khi cây mới được trồng.

Chuẩn bị nguyên liệu và quy trình trộn đất trồng sen đá

Trước khi bắt đầu trồng sen đá hoặc xương rồng, việc chuẩn bị nguyên liệu đúng cách là quan trọng. Dưới đây là các bước chi tiết:

Chuẩn bị Nguyên Liệu Trộn đất trồng

  1. Xỉ Than:
    • Lấy từ than tổ ong đã qua sử dụng.
    • Dùng búa để đập nhỏ, tránh làm quá vụn.
    • Sàng nhỏ với nước để loại bỏ bụi và hạt vụn.
    • Ngâm với nước vôi trong 1-2 ngày để loại bỏ chất dơ và phèn chua.
    • Phơi khô và lựa chọn hạt lớn làm thoáng đất, hạt nhỏ để trộn đất.
  2. Trấu Hun:
    • Mua trấu tươi hoặc ngâm nước khoảng 10 ngày.
    • Ủ với trichoderma để tiêu diệt mầm bệnh và loại bỏ hạt lúa còn sót lại.
  3. Xơ Dừa:
    • Mua xơ dừa đã xé vụn, xả qua nước và ngâm với nước vôi khoảng 3 ngày.
    • Rửa sạch với nước và vắt khô để sử dụng làm giá thể trồng sen đá.
  4. Than Bùn Hữu Cơ [Peatmoss]:
    • Sử dụng trực tiếp để tạo môi trường và độ ẩm cho rễ phát triển.
  5. Đá Trân Châu [Perlite]:
    • Sử dụng viên đá trân châu để làm đất tơi xốp, thoát nước tốt và cung cấp khoáng chất cho rễ.

Cách Trộn Đất Trồng Sen Đá đơn giản nhất

  • Thực hiện trộn giá thể theo tỷ lệ:
    1. Hỗn hợp xỉ than, đá perlite, đá pumice, phân bò và peatmoss: 1:1:1:1:1.
    2. Hỗn hợp phân bò, trấu hun, đá pumice, đá vermiculite và xơ dừa: 1:2:1:1:1.
    3. Hỗn hợp xỉ than, đá pumice, đá trân châu, phân trùn, peatmoss: 2:1:1:1:1.
    4. Hỗn hợp Peatmoss, Đá trân châu perlite, đá Pumice, đá Vermiculite, dinh dưỡng: 1:1:1:1:1.
    5. Ngoài ra, trồng sen đá bằng đất thịt cây cũng khỏe các bạn nhé. Lưu ý, mình nên bón thêm một số loại phân bón như npk để cây tổng hợp dinh dưỡng.
    6. Có thể sử dụng đất trồng sen đá Soil mix và phân bón tổng hợp
  • Kiểm tra độ tơi xốp của đất bằng cách nắm chặt hỗn hợp và mở ra. Nếu không bị vón cục, bạn có thể sử dụng để trồng sen đá.

Cách Trồng Sen Đá chuẩn

  1. Chọn chậu có lỗ thoát nước và lót đá pumice hoặc đá bọt pumice ở đáy chậu.
  2. Lớp đất trồng sen đá được đặt trên lớp đá khoảng 3cm.
  3. Đặt cây sen đá vào giữa chậu, cố định cây và có thể rải mặt chậu bằng đá bọt pumice hoặc đá maifan.
  4. Chậu thoát nước tốt và lớp đá ở đáy giúp đảm bảo thoát nước hiệu quả và giảm nguy cơ ẩm úng.

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức, bạn cũng có thể sử dụng giá thể trộn sẵn như giá thể hữu cơ cao cấp để đảm bảo chất lượng mà không phải chộn đất trồng cho sen đá mà vẫn đảm bảo cây sống khỏe và an toàn.

Thực tế điều quan trọng nhất với sen đá là có một môi trường sống phù hợp. Đất trồng sen đá [giá thể sen đá] cũng chỉ là một biến số điều chỉnh theo sau mà thôi. Mình viết bài này dựa trên kinh nghiệm trồng sen đá ở nhiều nơi, nhiều hướng và cả trên góc độ là một người kinh doanh giá thể sen đá. Rất mong sẽ giúp ích được cho bạn.

Những điều quan trọng quyết định tới đất trồng sen đá

Quan điểm của mình, môi trường – cụ thể là đặt cây sen đá ở chỗ nào mới là quan trọng nhất. Bạn không thể để sen đá trong nhà, trong bóng mát không có nắng được. Khi đó giá thể có đắt tiền cỡ nào thì cũng cây cũng chết thôi.

Hoặc một ví dụ khác thì các bạn trồng cây trên sân thượng full nắng mưa giá thể sen đá sẽ phải khác với các bạn trồng ở ban công nắng chéo 3-4 tiếng/ ngày. Hay trồng cây ở Đà Lạt phải khác ở Sài Gòn chứ, đúng không?

Yếu tố quan trọng thứ 2 ảnh hưởng tới giá thể trồng sen đá là giống cây. Sẽ có những cây cực kì khó chịu, cần một giá thể tinh vi mới sống được, không thì sẽ thối rễ, nấm hay rệp tè le. Nhưng cũng có những loại dễ yêu, dễ chiều giá thể có rẻ tiền một chút cũng ổn.

Nói thế để bạn hình dung ra rằng đất trồng sen đá không phải là tất cả và không có một công thức chuẩn. Môi trường, giống cây và kinh nghiệm chăm sóc sau nhiều lần thất bại sẽ giúp bạn tìm ra được chân lý.

Công thức chuẩn thì không có, nhưng công thức chung thì sẽ có. Phần sau là những chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của mình:

Đất trồng sen đá như nào là tốt

Vẫn theo quan điểm trước giờ của mình. Giá thể tốt là giá thể phù hợp với cây, giúp cây phát triển tốt và quan trọng không kém là phù hợp với túi tiền người trồng nữa.

Nhìn chung, có 4 yếu tố tạo nên hỗn hợp đất trồng sen đá tốt là:

  • Thoáng khí: Không chỉ với sen đá, bất kì bộ rễ nào cũng cần có một môi trường thoáng khí để dễ dàng “thở” và phát triển
  • Thoát nước tốt: Là cây mọng nước nhưng không hề ưa nước, rễ sen đá rất kị với các giá thể ngậm nước, cây sẽ thối rễ & hỏng rất nhanh khi gặp các giá thể này
  • Không mầm bệnh: Sen đá và cả xương rồng, những cây mọng nước rất sợ các loại bệnh ở rễ như: tuyến trùng, nấm
  • Hợp túi tiền: Sen đá không chê chủ nghèo, chỉ có chúng ta tự nhột mà thôi. Vì thế nếu điều kiện kinh tế không cho phép, luôn có các phương án rẻ tiền hơn mà hiệu quả không hề kém cạnh

Thành phần cấu tạo đất trồng sen đá

Mình chia giá thể sen đá chia làm 02 thành phần chính: nhóm thoát nước [thường là chất vô cơ] & nhóm giữ nước [thường là chất hữu cơ]. Tùy theo môi trường đặt cây, cách chăm mà mình mix hai thành phần này với nhau cho phù hợp. Ví dụ:

  • Đặt cây ở nơi nhiều nắng thì cần nhóm giữ nước nhiều hơn. Đặt nơi ít nắng thì dùng nhóm thoát nước nhiều hơn
  • Ít tưới thì bạn nên trộn nhóm giữ nước nhiều. Nghiện tưới cây/ tưới mỗi ngày thì nên dùng nhóm thoát nước nhiều

Đi sâu vào từng phân loại, mình sẽ cấu trúc theo thứ tự từ giá rẻ, dễ kiếm cho tới giá cao & khó kiếm để bạn dễ dàng theo dõi nhé:

Nhóm giá thể thoát nước tốt:

1, Sỉ than:

  • Một nguyên liệu rẻ và dễ kiếm nhất tại VN. Sau một số bước sơ chế [có nhiều hướng dẫn trên youtube] bạn sẽ có một nguyên liệu thoát nước cực tốt và giàu dinh dưỡng
  • Nhược điểm của sỉ than là sau một thời gian khoảng 2 – 3 năm nguyên liệu này sẽ bị mục ra & đầm nén xuống làm giá thể chặt và không còn thoáng khí nữa

2, Trấu hun:

  • Mình chọn Trấu hun thay vì trấu tươi bởi trấu hun sẽ giảm nguy cơ nấm bệnh, trong khi vẫn đảm bảo độ thông thoáng và thoát nước của giá thể
  • Nhược điểm của nguyên liệu này là thời gian mục rất nhanh chỉ khoảng 8 tháng – 1 năm bạn sẽ phải thay giá thể mới. Làm mất công vì khói mù mịt chứ không dễ

3, Perlite [đá trân châu]:

  • Là một nguyên liệu cấu thành từ rất nhiều hợp chất vô cơ và có pH trung tính. Perlite có tính xốp với các túi khí bên trong, nên có tính thoáng khí rất tốt cho rễ cây
  • Perlite có trong đất trồng sen đá có thể phình to ra gấp 10 lần sẽ làm tăng khả năng thoáng khí & thoát nước. Đồng thời perlite không bị mục, đầm nén và có thể sử dụng lại. Mình vẫn hay đổ giá thể cũ [có nhiều perlite] ra phơi khô và dùng lại mỗi khi thay chậu
  • Nhược điểm duy nhất của Perlite có lẽ là giá thành. Với giá bán trung bình khoảng 15.000đ/ lít cũng không phải quá cao nếu trồng ít, nhưng với những người trồng nhiều sẽ là một chi phí phải cân nhắc

4, Pumice [đá lông vũ]:

  • Pumice thường được dùng kết hợp với Perlite trong giá thể trồng sen đá. Vì đã mua perlite rồi tội gì mà không mua thêm Pumice để trộn. Pumice có đặc tính tương tự Perlite, nhưng nặng hơn và có khả năng ngậm giữ dinh dưỡng
  • Rễ cây sẽ bám vào các hạt pumice để hút dinh dưỡng và thở thông qua các lỗ khí trên bề mặt. Đồng thời cũng có thể dùng pumice làm một lớp phủ trang trí khi trồng

Nhóm giá thể giữ nước & cung cấp dinh dưỡng:

1, Phân trùn quế:

  • Phân trùn quế là một nguyên liệu hữu cơ giàu dinh dưỡng, có thể dùng cho rất nhiều loại cây trồng. Mình thường chỉ dùng phân trùn quế và một lượng rất ít peatmoss [sẽ chia sẻ bên dưới] cho giá thể trồng sen đá
  • Dễ kiếm, dễ mua nhưng phân trùn quế cũng có nhược điểm là: có mùi hôi đặc trưng, có tính giữ nước nên có thể làm úng rễ nếu dùng sai tỉ lệ

2, Peatmoss [Rêu than bùn]:

  • Peatmoss thường được nhập khẩu từ các nước Bắc Âu. Peatmoss cung cấp độ ẩm, môi trường vô trùng. Đồng thời ngăn chặn việc đầm nén làm chặt đất kìm hãm phát triển của rễ
  • Giá bán là rào cản chính dành cho những người muốn dùng peatmoss. Trên thị trường có nhiều loại peatmoss với chất lượng tương đương nhau. Dù sao, nó cũng không chiếm tỉ lệ trong giá thể trồng sen đá, nên đầu tư bạn ạ

3, Vermiculite:

  • Cũng là một nguyên liệu loại đá khoáng, nhưng đặc tính của Vermi là ngậm và giữ nước rất nhiều. Vì thế mình thường chỉ dùng một lượng nhỏ Vermi trong giá thể
  • Để nói về tác dụng chính Vermi, mình sẽ đề cập đến việc nguyên liệu này có rất nhiều vi chất cần thiết để cây cứng cáp & lên màu tốt

Đấy là danh cách các loại nguyên liệu phổ biến khi trồng sen đá, gần đây có xuất hiện nhiều loại nguyên liệu khác như: Đá Masato, Nham Thạch các màu… nhưng bản thân mình không dùng nên không có gì để chia sẻ.

Dưới đây mình xin chia sẻ công thức về giá thể mình hay dùng để trồng cây, hiện cây mình để full nắng mưa [sân vườn nắng từ 9h sáng tới 4h chiều]. Mỗi ngày tưới 1 lần, hôm nào mưa thì không tưới:

  • Perlite: 35%
  • Pumice 40%
  • Trùn quế: 10%
  • Peatmoss: 10%
  • Vermiculite: 5%
  • Một lượng nhỏ thuốc tím để chống tuyến trùng rễ, kiến & côn trùng

Như mình đã chia sẻ ở trên, bạn có thể tùy ý thêm bớt tỉ lệ nguyên liệu để phù hợp với môi trường đặt cây và cách chăm cho phù hợp.

Một số kinh nghiệm không phải ai cũng biết khi làm đất trồng sen đá:

  • Phơi nắng để giệt mầm bệnh: Để tránh các mầm bệnh nấm, rệp, tuyến trùng mình hay dàn đều giá thể ra phơi nắng gắt 3 đến ngày liền [nhiều người muốn nhanh còn bỏ vào nồi hấp] trước khi mang đi trồng cây
  • Sử dụng lại giá thể: Để tiết kiệm hơn & cũng chẳng có lí do gì mình phải bỏ đi, mỗi lần thay chậu mới mình đều phơi giá thể cũ 5-7 ngày cho khô hẳn kể cả những rễ cây còn xót lại. Sau đó mang trồng lại như bình thường
  • Tất cả các thành phần cùng loại đều có thể thay thế cho nhau, miễn đảm bảo thoát nước & đủ thoáng cho rễ là được. Không cứ bắt buộc phải có cái này, còn thiếu cái kia mới ổn

Đây là bài trong chuyên đề viết về sen đá của mình. Bạn có thể tham khảo thêm các nội dung khác mình chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của mình tại đây:

– Cách trồng sen đá – chia sẻ của người trồng sen đá 7 năm

– Hướng dẫn tự trồng tiểu cảnh sen đá tương ứng với từng loại chậu

– Mua đất trồng sen đá cao cấp trộn sẵn

Nếu bạn có câu hỏi hay góp ý gì về nội dung bài viết này, vui lòng bấm vào nút “góp ý chuyên môn” bên dưới để mình biết nhé. Chân thành cảm ơn.

Chủ Đề