Hướng dẫn sử dụng vốn sự nghiệp

CHI TIẾT CÂU HỎI Hỏi:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi có một số vướng mắc Kính đề nghị Bộ Tài chính giải đáp giúp để chúng tôi triển khai thực hiện đúng quy định. Cụ thể: Sở chúng tôi là đơn vị quản lý hành chính, hàng năm được giao dự toán nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống Quốc lộ, tỉnh lộ đồng thời là chủ đầu tư được thu các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án các công trình sửa chữa thuộc nguồn vốn này. Từ năm 2021 về trước, việc quản lý và sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư , ban QLDA sử dụng vốn NSNN được áp dụng theo Thông tư 72/2017 /TT-BTC và Thông tư 06/2019/TT-BTC. Từ năm 2022, Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 thay thế cho các Thông tư trên thì các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án quản lý bảo trì đường bộ thì có áp dụng Thông tư 108/2021/TT-BTC không ? nếu không thì có được quản lý và sử dụng như kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước không. Kính đề nghị Bộ Tài chính sơm giải để chung tôi thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Trân trọng cảm ơn


27/04/2022

Trả lời:
Tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quy định:

– Điểm d khoản 2 Điều 5:

“Điều 5. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng

2. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [nếu có]; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng và được quy định cụ thể như sau:

d] Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị định này;”

– Khoản 2 Điều 30:

“Điều 30. Chi phí quản lý dự án

2. Nội dung chi phí quản lý dự án gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp [bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án]; ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án; công tác phí; thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; chi phí khác và chi phí dự phòng.”

– Khoản 5 Điều 31:

“Điều 31. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

5. Trường hợp chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thì được bổ sung chi phí thực hiện các công việc này vào chi phí quản lý dự án.”

– Khoản 1 Điều 42:

“Điều 42. Bộ Tài chính

1. Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.”

Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công; tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a] Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án đầu tư công của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án [BQLDA].

b] Việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi của các dự án đầu tư không phải là đầu tư công của các chủ đầu tư, BQLDA không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”

Độc giả có nêu Sở Giao thông vận tải tỉnh được giao dự toán nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống Quốc lộ, tỉnh lộ đồng thời là chủ đầu tư được thu các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án các công trình sửa chữa thuộc nguồn vốn này. Nguồn kinh phí nêu trên không phải là vốn đầu tư công theo quy định tại Luật Đầu tư công; vì vậy, không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 của Bộ Tài chính. Đối với nội dung dự toán thu, chi quản lý dự án các dự án sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ:

– Về nội dung chi kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ: Đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 60/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ.

– Về nguồn thu và chi thường xuyên của Ban quản lý dự án: Trường hợp Ban quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp công lập, tùy thuộc vào mức độ tự chủ của đơn vị để thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đề nghị Quý Độc giả nghiên cứu và thực hiện./.

Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính [www.mof.gov.vn]

Thank & Best Regards!

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & TƯ VẤN KIỂM TOÁN XÂY DỰNG

Phòng Kinh tế - Hạ tầng làm chủ đầu tư công trình xây dựng mới 1 cây cầu phục vụ giao thông [không có sửa chữa]. Kinh phí lập dự toán khoảng 450 triệu đồng, sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên, lĩnh vực sự nghiệp kinh tế. Tôi xin hỏi, công trình nêu trên có được áp dụng Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất hay không? Công trình sự nghiệp có tính chất đầu tư dưới 500 triệu đồng có áp dụng đấu thầu tại Điều 19 Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 không? Các chi phí thuê tư vấn [chi phí lập dự toán, thẩm tra dự toán, giám sát...] có được thanh toán không?

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất quy định:

"2. Thông tư này không điều chỉnh đối với:
a] Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng tài sản công theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn;
b] Kinh phí xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản công trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ;
c] Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về quản lý kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thì thực hiện theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực;
d] Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước."

Như vậy theo quy định thì bà Thoa thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sử dụng nguồn vốn công trình xây dựng 

Có các loại dự án đầu tư công nào?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Đầu tư công năm 2019 như sau:

"1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
a] Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
b] Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.
2. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này."

Vì vậy, công trình xây dựng mới đề nghị bố trí từ nguồn vốn đầu tư công.

Đối tượng đầu tư công bao gồm những ai?

Căn cứ Điều 5 Luật Đầu tư công 2019 như sau:

"1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
5. Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
6. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư đối với đối tượng quy định tại khoản này."

Công trình xây dựng
Căn cứ pháp lý

Video liên quan

Chủ Đề