Hướng dẫn lồng ghép giới trong giáo dục mầm non năm 2024

Trong bối cảnh giáo dục mầm non thế giới hướng tới quan điểm giáo dục toàn cầu của UNESCO, giáo dục về giới, bình đẳng giới và Quyền trẻ em là một trong những nội dung quan trọng cần được quan tâm giáo dục cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non nhằm giúp trẻ được tiếp cận với công bằng, bình đẳng, xoá bỏ định kiến và phân biệt giới. Việc tích hợp nội dung giáo dục về giới, bình đẳng giới và Quyền trẻ em trong tổ chức và thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non chính là cách mà mỗi cán bộ quản lí, giáo viên mầm non giúp hình thành ở trẻ một số hiểu biết và kĩ năng ban đầu công bằng, bình đẳng cũng như Quyền trẻ em trong từng hoạt động giáo dục cụ thể; góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường, lớp, giúp phát triển các khả năng tiềm ẩn của mọi trẻ, tạo nên người công dân toàn cầu có sự phát triển toàn diện trong tương lai.

Cuốn sách Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về giới, bình đẳng giới và Quyền trẻ em trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non giới thiệu với cán bộ quản lí, giáo viên mầm non cách thức tổ chức và triển khai tích hợp các nội dung này vào thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Cuốn sách gồm 3 phần:

Phần 1: Một số vấn đề chung đề cập đến những vấn đề khái quát về giới, giới tính, bình đẳng giới và Quyền trẻ em.

Phần 2: Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về giới, bình đẳng giới và Quyền Trẻ em trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non được viết thành các bước thể theo chế độ sinh hoạt của trẻ trong Chương trình Giáo dục mầm non cụ gồm hoạt động chơi, hoạt động học và hoạt động khác ở từng lĩnh vực giáo dục.

Phần 3: Gợi ý một số hoạt động giáo dục về giới, bình đẳng giới và Quyền trẻ em trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non.

Tại Điều 14, Luật Bình đẳng giới đã khẳng định: “Nam, nữ bình đẳng trong việc chọn ngành, nghề học tập, đào tạo”. Tuy nhiên, thực tế quá trình lựa chọn này còn có thể bị ảnh hưởng ít nhiều bởi định kiến giới từ môi trường giáo dục, gia đình, nhà trường và xã hội. Vì thế, đòi hỏi phải có những nỗ lực trong việc tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho nam và nữ học sinh trong học tập, hoạt động tìm hiểu bản thân và khám phá thế giới nghề nghiệp để quá trình lựa chọn nghề và hoặc ngành học của các em không bị cản trở bởi các vấn đề về giới.

Để thực hiện được điều này, những người làm công tác hướng nghiệp cần thiết phải có những hiểu biết cơ bản về giới, nhằm thẩm tra, nhận diện và loại trừ những định kiến giới dựa trên các vai trò truyền thống làm hạn chế những cơ hội lựa chọn và cản trở sự phát triển nghề nghiệp của nam và nữ học sinh.

Tài liệu hướng dẫn “Lồng ghép giới trong công tác hướng nghiệp” sẽ giúp người sử dụng nâng cao nhận thức về giới cũng như có các biện pháp lồng ghép giới trong công tác hướng nghiệp. Tài liệu này bao gồm các nội dung: Các khái niệm cơ bản về giới; Sự vận dụng các khái niệm về giới trong các hoạt động hướng nghiệp; hướng dẫn lồng ghép giới trong việc xây dựng các năng lực hướng nghiệp cho học sinh và trong quản lí công tác hướng nghiệp.

Tài liệu đã được sử dụng tập huấn áp dụng trong hai tỉnh Quảng Nam và Nghệ An trong chương trình hướng nghiệp 2011-2015 và đã được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thẩm định và đưa vào danh mục tham khảo quốc gia.

TPO - Từ ngày 1-2/11, tại TP Đà Lạt, Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức hội thảo Góp ý xây dựng tài liệu nâng cao năng lực lồng ghép giới trong chương trình giáo dục mầm non và tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số [DTTS].

Quang cảnh hội thảo

Lãnh đạo các sở GD&ĐT, cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, đại diện cha mẹ học sinh người dân tộc thiểu số của 8 tỉnh đã tham dự hội thảo.

Tham dự hội thảo lần này gồm các đại biểu đến từ những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Bắc Kạn, Hà Giang, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng, Tiền Giang và Hậu Giang.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thảo, Vụ Giáo dục Mầm non, những năm gần đây, việc lồng ghép giới trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non nói riêng, giáo dục phổ thông nói chung và tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số đã được triển khai và thu được nhiều tín hiệu tích cực.

Tuy nhiên, việc chưa thống nhất, chuẩn hóa giáo trình tài liệu, sự thiếu chủ động của một số địa phương khiến cho chương trình chưa có được sự thay đổi như kỳ vọng, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình đào tạo nguồn nhân lực.

Do đó, những hội thảo với nội dung như trên sẽ được tổ chức thành nhiều đợt, ở nhiều vùng, địa phương khác nhau trong cả nước.

Mục đích của các cuộc hội thảo nhằm giúp Bộ GD&ĐT có được cái nhìn tổng quát, từ đó xây dựng tài liệu chuẩn dựa trên cơ sở thực tiễn, triển khai và thực hiện thành công dự án về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Một số chuyên gia của ngành cho rằng, giáo dục mầm non là môi trường giáo dục nhà trường đầu tiên, có vai trò quan trọng trong định hình nhân cách, nhận thức của trẻ em về vị trí, vai trò của mình trong mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Bởi thế, việc lồng ghép giới để đạt được mục tiêu bình đẳng giới ngay từ bậc học mầm non là nhu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho trẻ trai và trẻ gái phát triển năng lực cá nhân một cách công bằng.

MỚI - NÓNG

Đa dạng hóa tuyên truyền về bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em

TPO - Ban ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng xây dựng, xuất bản và phát hành nhiều tài liệu, sản phẩm truyền thông; tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn nghệ, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội… để tuyên truyền về bình đẳng giới.

Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'

TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...

Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới

TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi chiến dịch truyền thông kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em Lạng Sơn

TPO - Sáng 12/12, Tỉnh Đoàn phối hợp với các sở ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiến dịch truyền thông kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và trên 300 học sinh đại diện cho hơn 204 nghìn trẻ em toàn tỉnh.

Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra thông báo Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới với chủ đề “Tiếp cận toàn diện về bình đẳng giới trong và thông qua thể thao” [Comprehensive approach for gender equality in and through sports] sẽ diễn ra từ ngày 9 - 12/1/2024 tại Hà Nội.

Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Chiều 12/12, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh [BTL] Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp với BTL Binh chủng Pháo binh và BTL Binh chủng Hóa học tổ chức diễn đàn “Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.

Học sinh lớp 12 giành giải Nhất cuộc thi sáng tác ca khúc về bình đẳng giới

TPO - Nhóm tác giả là học sinh đến từ Trường Phổ thông liên cấp Olympia [Hà Nội] đã giành giải Nhất với ca khúc "Love" tại Cuộc thi “Sáng tác thơ và Sáng tác ca khúc về bình đẳng giới.

Nhiều nam giới là hội viên danh dự của Hội Phụ nữ Chi Lăng

TPO - Ngày 6/12, Hội Liên hiệp phụ nữ [LHPN] huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức chương trình giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trang bị kiến thức về bình đẳng giới. Ấn tượng là màn ra mắt của 14 hội viên danh dự là nam giới.

Hơn 200 người đồng diễn hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới

TPO - Sáng 5/12, tại trường THCS Nguyễn Thượng Hiền, Hội Liên hiệp phụ nữ [LHPN] huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội tổ chức Chương trình hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TPO - Ngày 4/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ [UN Women] tổ chức Chương trình Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.

Tăng cường phổ biến pháp luật để thay đổi nhận thức về giới ở vùng sâu vùng xa

TPO - Chưa năm nào hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới của Hội phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện Di Linh [Lâm Đồng] sôi nổi, phong phú đến thế, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Chủ Đề