Hướng dẫn kết nối với máy chấm công qua internet năm 2024

  • Tại sao phải lấy dữ liệu chấm công từ xa

Hiện nay, việc quản lý nhân viên tại chuỗi cửa hàng bằng máy chấm công đã trở nên rất phổ biến. Đi đâu chúng ta cũng sẽ bắt gặp 1 chiếc máy chấm công trong cửa hàng, siêu thị, quán ăn…

Việc quản lý máy chấm công ở các chuỗi cửa hàng như thế nào thì thuận tiện nhất? Chả nhẽ mỗi nơi lắp đặt lại cài 1 phần mềm chấm công, và cứ cuối tháng thì HR lại phải đi từng cửa hàng xử lý dữ liệu?

Tại sao phải lấy dữ liệu chấm công từ xa

Điều này là không ổn chút nào với các hệ thống lớn lên đến hàng chục cơ sở. Vì vậy lúc này chúng ta cần nghĩ đến việc lấy dữ liệu chấm công từ xa qua Internet

  • Lợi ích việc lấy dữ liệu máy chấm công từ xa:

– Giúp các nhà quản lý hàng tháng không phải đến tận nơi xử lý dữ liệu chấm công nhân viên

– Xử lý dữ liệu chấm công toàn bộ cơ sở trên phần mềm ngay tại văn phòng

– Có thể đồng bộ vân tay của nhân viên các cơ sở lên toàn bộ hệ thống.

– Giúp các nhân viên khi đi từ cơ sở này sang cơ sở khác có thể chấm công bất kì đâu, chứ không nhất thiết phải chấm công tại cơ sở chính của mình

– Dễ dàng khóa máy, mở máy chấm công để đăng ký vân tay mới cho nhân viên

2. 3 cách cài đặt lấy dữ liệu từ xa cho máy chấm công

2.1 Lấy dữ liệu máy chấm công từ xa hoàn toàn tự động qua máy chủ ADMS

– Mô tả :

Đây là phương pháp mới nhất hiện nay và chúng tôi khuyên bạn nên dùng cách này.

Dữ liệu từ máy chấm công toàn bộ các cơ sở sẽ được đẩy về phần mềm của bạn hoàn toàn tự động thông qua tính năng ADMS trên máy chấm công. Với cách lấy dữ liệu từ xa này, bạn chỉ cần xuất báo cáo cuối tháng là xong, không phải thao tác tải dữ liệu từ máy chấm công nữa.

Chỉ cần cài đặt và mở cổng port duy nhất ở máy chủ cài phần mềm

– Ưu điểm:

+ Dữ liệu chấm công lấy hoàn toàn tự động, không phải thao tác tải dữ liệu

+ Giúp thao tác sử dụng phần mềm ít nhất có thể, tránh quên

– Nhược điểm :

+ Máy chấm công phải có tính năng ADMS [ sẽ được tư vấn cụ thể khi hỏi mua máy]

+ Cần kết nối mạng cho máy chấm công , có thể cắm dây mạng hoặc bắt wifi là được, không phải thao tác gì khác

2.2 Lấy dữ liệu từ xa qua hình thức NATPORT

– Mô tả:

Phương pháp này dùng tính năng mở port trên modem mạng tại vị trí lắp máy chấm công. Mỗi vị trí lắp sẽ mở 1 cổng mặc định 4370 cho máy chấm công. Từ đó máy chấm công sẽ thông qua cổng này đẩy dữ liệu về máy chủ.

Lấy dữ liệu từ xa qua hình thức NATPORT

– Ưu điểm

+ Dễ dàng quản lý từng máy chấm công tại từng cơ sở

+ Tải dữ liệu từ xa tập trung tại 1 phần mềm

+ Có thể dùng bất cứ máy chấm công nào cũng được [ máy không có ADMS cũng có thể dùng]

– Nhược điểm

+ Rất khó để bảo trì bởi phụ thuộc vào modem mạng tại nơi lắp. Lắp bao nhiêu cơ sở thì phải mở port bấy nhiêu modem . Nếu thay mạng hoặc reset modem sẽ phải mở port lại

+ Khó sử dụng vì nhiều modem không có tính năng mở cổng , hoặc nhà mạng chặn

2.3 Lấy dữ liệu từ xa thông qua hình thức USB

– Mô tả:

Đây là hình thức đơn giản nhất, không khuyên dùng trừ phi bắt buộc [ không có mạng, chạy dây mạng đến máy chấm công khó, chỉ có 1 – 2 cơ sở….]

Cuối tháng sẽ cử 1 nhân viên hoặc quản lý cơ sở đó, ra cắm usb vào máy chấm công rồi tải dữ liệu chấm công vào usb đó, file usb đó sẽ được gửi cho quản lý nhân sự của công ty là được.

Lấy dữ liệu qua USB

Bạn có thể tham khảo bài viết lấy dữ liệu chấm công qua USB chi tiết dưới đây:

Cách tự lấy dữ liệu từ máy chấm công qua usb

3d human with a red question mark– Ưu điểm:

+ Dễ sử dụng, không lo vấn đề kết nối mạng

+ Chi phí thấp, không mất phí dịch vụ mở port hoặc mua domain

– Nhược điểm:

+ Bảo mật kém vì phải đăng ký quản trị cho quản lý ở đó để có thể cắm được USB vào máy chấm công

+ Phải thao tác thủ công [ cắm usb vào máy rồi gửi], phụ thuộc vào quản lý cửa hàng

+ Dữ liệu có thể bị chỉnh sửa trước khi gửi đi

Trên đây là hướng dẫn quý khách hàng lấy dữ liệu máy chấm công từ xa. Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ triển khai hoặc thắc mắc cần giải đáp , vui lòng liên hệ HOTLINE : 0372 669 992 [Zalo]

Chủ Đề