Hướng dẫn công dụng công cụ trong adobe audition 1.5

Khi cường độ âm thanh lớn hơn 0, chương trình sẽ "báo động" cho bạn bằng cách hiển thị màu đỏ ở ô cuối cùng bên phải spectrum:

Khi đó, bạn nên điều chỉnh lại các files âm thanh của mình để nó không bị vượt giới hạn quá nhiều [thông thường, cường độ âm thanh vượt khoảng 1 dB thì vẫn không sao cả].

* Để hạ cường độ âm thanh, có nhiều hơn 1 cách. Nhưng ở đây tôi sẽ chỉ nói những việc đơn giản nhất:

Trước tiên, hãy kiểm tra xem bạn đang để mức độ thu âm của micro như thế nào, nếu có thể hạ, hãy hạ xuống một chút:

Adobe Audition được biết đến như một phần mềm xử lý âm thanh chuyên nghiệp, hỗ trợ đa tính năng ghi âm, chỉnh sửa tệp âm thanh, lọc tạp âm [Noise Reduction] và lưu dưới nhiều định dạng phổ biến. Trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng phần mềm lọc tạp âm Adobe Audition cực kì đơn giản.

Thông thường khi thu âm một file rất khó để tránh hoàn toàn các tạp âm và các tạp âm này cũng rất đa dạng. Trong bài viết này sẽ chỉ giới hạn hướng dẫn cách lọc một số tạp âm phổ biến như tiếng rè, ù.

Adobe Audition trang bị tính năng Noise Reduction cho phép loại bỏ những tạp âm

Trên ứng dụng Adobe Audition được trang bị tính năng Noise Reduction cho phép loại bỏ những tạp âm khá hiệu quả. Tuy nhiên, người dùng cần biết rằng việc sử dụng những công cụ lọc tạp âm cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng âm thanh của file ghi âm.

Do vậy, giải pháp tốt nhất để tránh tạp âm chính là đầu tư một hệ thống thu âm tốt để loại bỏ tạp âm ngay từ lúc thu và cũng không cần mất quá nhiều thời gian để sử dụng các công cụ lọc tạp âm ở khâu hậu kỳ.

Trường hợp bạn bắt buộc phải sử dụng phần mềm lọc tạp âm thì hãy tham khảo những hướng dẫn cách lọc tạp âm chi tiết dưới đây với công cụ hỗ trợ là Adobe Audition.

  • Tham khảo: Tổng hợp 4 cách ghi âm cuộc gọi trên iPhone

Hướng dẫn sử dụng phần mềm lọc tạp âm Adobe Audition cho file ghi âm

Bước 1: Người dùng tiến hành Import file ghi âm muốn điều chỉnh để loại bỏ tạp âm lên phần mềm Adobe Audition.

Bước 2: Nghe và tìm những đoạn có chứa tạp âm, tiếng ồn cần loại bỏ trong file ghi âm gốc.

Nghe và tìm những đoạn có chứa tạp âm trên file

Người dùng chọn tab Editor để bắt đầu tiến hành chỉnh sửa file âm thanh. Để thuận tiện hơn cho thao tác tìm kiếm đoạn âm thanh lẫn tạp âm, bạn hãy phóng to sóng nhạc bằng cách nhấn tổ hợp phím ~ + Alt + lăn chuột với tỷ lệ phù hợp. Tiếp đó tiến hành phát file ghi âm và tìm kiếm đoạn âm thanh bị rè, chứa tạp âm và đánh dấu đoạn nhạc đó lại.

Bước 3: Sử dụng tính năng Noise Reduction để xử lý tạp âm.

  • Sau khi xác định được các đoạn nhạc chứa tạp âm, người dùng chọn tính năng Noise Reduction bằng cách chọn mục Menu Effect, chọn mục Noise Reduction/Restoration rồi chọn tiếp Capture Noise hoặc nhấn nhanh tổ hợp phím Shift + P để trích những đoạn lấy tạp âm.

Sử dụng tính năng Noise Reduction để xử lý tạp âm

  • Người dùng nhấn tổ hợp Ctrl + A và mở mục Menu Effect >> Noise Reduction/Restoration >> Noise Reduction [Process] hoặc nhấn tổ hợp các phím Shift + Ctrl + P. Tại cửa sổ mới hiện ra, chọn Apply để cho phép phần mềm tự động loại bỏ tạp âm khỏi file ghi âm gốc.
  • Đợi trình xử lý tạp âm hoàn tất, người dùng có thể dễ dàng nhận thấy các sóng tạp âm sẽ được loại bỏ gần như hoàn toàn với đường sóng âm thẳng hơn rất nhiều. Để kiểm tra lại file đã được loại bỏ hoàn toàn tạp âm chưa bạn nhấn phát lại đoạn ghi âm.

Kiểm tra lại file âm thanh đã được loại bỏ hoàn toàn tạp âm chưa

Bước 4: Xuất file ghi âm đã chỉnh sửa loại bỏ tạp âm hoàn chỉnh.

Để thuận tiện hơn cho việc kiểm tra và sử dụng file ghi âm đã chỉnh sửa loại bỏ tạp âm, người dùng cũng có thể lưu lại file đã xử lý hoặc xuất dưới định dạng .mp3 phổ biến.

Như vậy với toàn bộ những chia sẻ về phần mềm lọc tạp âm Adobe Audition và cách chỉnh sửa trên file ghi âm trong bài viết này hy vọng có thể giúp người dùng xử lý hiệu quả những tạp âm, tiếng ồn không mong muốn bị lẫn vào file trong quá trình thu tiếng.

Sau khi đã có đủ các plugins, hãy khởi động Audition lên và insert BEAT + VOCAL vào để tiến hành MIX. Quy trình để các bạn mix nhạc giống như mình hướng dẫn đó là:

Lọc tạp âm [nếu có] -> Chỉnh EQ ->Thêm tiếng vang [Reverb] ->Làm đều tiếng [compress] ->Căn chỉnh lại EQ và thêm Gesonic enhancher -> Mastering [bằng Izotope ozone]

Bước sơ bộ: Trước khi lọc tạp âm, các bạn hãy cắt tỉa những phần thừa xuất hiện trong vocal của mình đi, để dễ dàng mix hơn. Sau đó hãy chọn Fade in và Fade out các câu bắt đầu + kết thúc để cho vocal sẽ được xuất hiện và kết thúc trong bài nhạc 1 cách êm ái nhất.

Fade in: Chọn 1 phần nhỏ ở câu bắt đầu, chọn Edit view để Edit, rồi chọn Favorite->Fade in

Bây giờ sẽ là phần chính!

Bước 1: Lọc tạp âm: 1 bài hát sau khi thu xong, có thể trong vocal sẽ lẫn 1 số tạp âm, và tạp âm này có nhiều loại, ở đây mình chỉ có thể lọc được các tạp âm là tiếng ù ù thôi, còn tiếng rè rè, hoặc tiếng chó mèo xe cộ.. thì không được đâu nha! Tuy nhiên, khi sử dụng lọc tạp âm thì nó sẽ ảnh hướng đến chất lượng của giọng hát trong vocal, vì vậy, mình khuyên các bạn nên chọn mic thu cho tốt, đồng thời hạn chế thu âm khi không đủ không gian yên tĩnh, và cũng không nên bật quá nhiều các thiết bị điện ở lân cận. Nếu thu tốt thì sẽ không cần phải lọc tạp âm, và điều này là điều mà mình luôn mong muốn, bới không cần lọc tạp âm thì sẽ khiến cho chất lượng giọng hát của mình được giữ nguyên. Nếu vẫn muốn phải lọc tạp âm, các bạn hãy chọn đoạn thu âm cần lọc, sau đó chọn Edit View, rồi mở tab Effects->Chọn DirectX->Waves->X-Noise Đây là effect mà mình khuyên các bạn nên dùng nhất nếu muốn lọc noise. Trong phần cài đặt thông số, các bạn hãy để ở cột Thresh là 5.0 và cột Reduction là 20 Sau đó OK

Vậy là xong phần lọc tạp âm. Lưu ý là các bạn có thể chỉnh thông số cho phù hợp, vì tiếng ồn có thể lớn hoặc bé, và còn phụ thuộc vào việc bạn muốn giữ cho vocal của mình đạt chất lượng tốt tới mức nào. [Như mình là mình không thích lọc ồn đâu, mình muốn giữ cho vocal của mình đạt Max chất lượng :v]

Bước 2: Chỉnh EQ

Đây là bước theo mình là quan trọng nhất để đánh giá vocal trong bài hát có đạt các tiêu chí về độ trầm, độ ấm, độ sắc nét, và nhiều thứ khác…

Như vậy đủ hiểu chỉnh EQ tức là chỉnh các thông số cho các tiêu chí trên.

Có nhiều effect để chỉnh EQ, đơn giản nhất là chỉnh EQ bằng cái Quick Filter có sẵn của Adobe Audition, hoặc hơn là dùng cái Q6, Q8, Q10-Paragraphic EQ của Waves, hoặc rất nhiều các plugins chuyên dụng khác…

Nhưng ở đây mình hướng dẫn với effects đơn giản nhất và mình cũng thích dùng cái này hơn cả, đó là Quick Filter của Adobe Audition.

Hãy bôi đen phần vocal cần chỉnh sửa, rồi chọn Edit view, vào tab Effects, chọn trong mục Filter-> Quick Filter.

Ở trong này, các bạn trước tiên hãy chọn Flat để có thể tùy chỉnh theo ý mình.

Sau đó ở cột 2 và 3, các bạn để ở giá trị 3.0 và 1.5

cột 7 các bạn để 2.0

Bước 3: Thêm tiếng vang [Reverb]

Một bài hát hoàn thành khi mà cả vocal lẫn beat được hòa quyện với nhau, đồng thời vocal cũng cần phải mượt mà, và không khô cứng..[nghĩa là vocal có 1 chút vang ]

Cũng có rất nhiều effects giúp ta thêm tiêng vang cho vocal, và vang nhiều hay ít tùy thuộc và sở thích của mỗi người. Các effects có sẵn của Adobe cũng có thể thêm tiếng vang khá tốt, tuy nhiên ở đây mình hướng dẫn các bạn sử dụng 1 effects của bộ Waves, đó là Trueverb.

Cách để thêm các effect như reverb, echo, delay… thì về căn bản chúng ta phải “Send” từ khay FX vào vocal để nhận lấy hiệu quả khác nhau khi ta tinh chỉnh từ khay FX đó [tức là muốn mức độ áp dụng các effects đó mạnh hay nhẹ]. Tuy nhiên điều này thì mình thường làm với các phần mềm cao cấp như Nuendo, Soundforce..vì nó có riêng các mục insert, send để ta áp dụng các effects khác nhau cho hiệu quả tốt nhất. Còn để đơn giản hóa bài hướng dẫn này [nhất là dành cho các bạn mới bắt đầu] thì mình làm “hơi ẩu” 1 chút đó là mình insert reverb vào vocal, vì đơn giản là cái Trueverb mà mình muốn nói đến ko cần phải tinh chỉnh gì nhiều khi cho vào vocal nên các bạn cứ tạm thời làm theo mình đi. Còn xa hơn thì nếu các bạn muốn mix với các phần mềm cao cấp hơn thì phải tìm hiểu rõ xem cái effects nào nên SEND và cái nào nên INSERT nhé!

Để làm được điều này thì sau bước 2, các bạn hãy chuyển ngay qua DirectX và chọn Waves->Trueverb.

Các bạn chọn trong phần Factory Preset ->New York Plate, và nên để mặc định như vậy nếu là mix nhạc nhẹ, nhạc trẻ thông thường. Còn nếu muốn thay đổi thì các bạn có thể chọn các preset khác. Sau đó OK

Mình lại phải nhắc lại lần nữa đó là việc các bạn thêm effects gì thì cũng phải tùy thuộc vào yêu cầu mà vocal cần đạt, và đồng thời phụ thuộc rất nhiều vào tai người nghe, cần phải chọn effects sao cho thật phù hợp thì bản nhạc nghe mới được hay!

Vậy là xong phần tiếng vang, các bạn chuyển qua bước tiếp theo.

Bước 4: Làm đều tiếng

Như các bạn thu âm đều hiểu rằng, vocal của mình sẽ chẳng bao giờ là hoàn hảo cả, đặc biệt là chúng ta hát lúc to lúc nhỏ, rồi là giọng không đều, vì vậy cần phải làm đều tiếng cho vocal để cho vocal được tốt nhất.

Hầu hết các bạn sẽ cảm thấy chất lượng của vocal mình thay đổi rõ rệt sau bước này, bởi vì không chỉ làm đều âm lượng, mà effects mình dùng dưới đây sẽ còn làm cho vocal của mình ấm và mềm hơn.

Mình có thể làm đều bằng effects sẵn có của Adobe, tuy nhiên các bạn hãy nên dùng cái Comp của Wave để có thể thấy được những ưu điểm mình nêu ra.

Sau bước 3, các bạn hãy chọn mục C1->Comp

Thông số cài đặt như sau:

Makeup: 2.0

Threshold: -4.0

Ratio: 4.01:1

Attack: 0.09

Release: 95

Đó là các thông số mà mình dùng, và các bạn hoàn toàn có thể thay đổi sao cho phù hợp với sở thích, tuy nhiên ở phần này thì mình khuyên các bạn để như vậy, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể bài hát chứ không phụ thuộc vào giọng hát

Sau khi làm đều các bạn sẽ thấy vocal của mình thay đổi rõ rệt về mặt hình ảnh, tức là cái sóng âm vocal sẽ được thon gọn, và rất đều.

Vậy là đã hoàn thành xong các bước cơ bản của mix nhạc rồi.

Việc tiếp theo đó là các bạn hãy căn chỉnh lại âm lượng của cả beat lẫn vocal sao cho đều nhau nhé.

Bước 5: Căn chỉnh lại EQ tổng thể và thêm hiệu ứng Gsonic Enhancher:

Ở bước này, các bạn căn chỉnh lại EQ thông qua chế độ Multitrack view

Hãy chọn cột EQ như trong hình, và Right click và 1 trong 3 ô H M L ở track chứa vocal.

Sau đó đặt thông số ở cột Mid là 2.0, cột Hi là 1.5 như hình

Các bạn nghe thử và thấy ổn thì hãy tắt cái cửa sổ ấy đi.

Tiếp theo hãy add hiệu ứng Gsonic Enhancher vào, đây là 1 effects khá hay, giúp âm thanh dãn ra 2 bên tai, đồng thời tăng thêm sự hòa quyện của vocal vào beat.

Nhiều người sử dụng cái này để làm cho beat dãn ra, và đưa vocal và giữa [tai].

còn ở đây thì mình để vocal và beat cùng 1 khoảng không gian, để beat và vocal nghe quyện hơn. và theo kinh nghiệm của mình thì các beat đều được làm dãn ra 2 bên tai 1 chút từ trước, vậy việc cần làm đó là làm dãn cái vocal ra 1 chút với cái effects này!

Các bạn hãy chọn cột Vol và làm theo hướng dẫn trong hình để add Gsonic vào.

.

Sau đó các bạn hãy click vào cái cột FX2 ở track vocal, nó sẽ hiện ra 1 cửa sổ cài đặt thông số cho Effects này. Hãy chọn cột Widen là 10.

Vậy là ổn rồi đó, các bạn hãy đóng cửa sổ lại và nghe lại sản phẩm của mình đi .

Việc tiếp theo rất đơn giản. Các bạn hãy Mixdow beat và vocal lại thành 1 track duy nhất để tiếp tục bước cuối cùng.

Các bạn nhấn CTRL A để chọn tất cả beat lẫn vocal, sau đó click chuột phải và chọn Mixdown to file.

Sau khi mixdown xong thì nó sẽ đưa ngay file vừa mixdown về chế độ Edit View, các bạn hãy làm bước cuối cùng.

Bước 6 [Finally]: Mastering

Đến đây chắc hẳn các bạn đang tự hỏi mastering là gì? và tại sao giới thu âm mix nhạc họ nhắc nhiều đến nó vậy? Ở nước ngoài người ta khi đào tạo 1 DJ thì phải trải qua hẳn 1 khóa học dành riêng cho Master, bởi vì công việc này rất khó, và để tạo ra được 1 bản nhạc tuyệt vời thì cần phải có những kiến thức sâu rộng về âm thanh và các trường âm thanh trong bài nhạc đó.

Rất may với những tay nghiệp dư như chúng ta, những phần mềm hiện nay là những công cụ tích hợp của cả công sức tìm tòi lẫn sự phát triển của phần mềm để lưu trữ lại những căn chỉnh phù hợp nhất đối với từng thể loại âm nhạc. Izotope ozone là 1 plugins tuyệt vời theo mình nghĩ, nó có rất nhiều các preset.

Đến đây mình sẽ nêu qua 1 số ưu điểm của việc Mastering, đó là cân bằng âm sắc, là căn chỉnh lại toàn bộ bài hát [kể cả beat]. Bài nhạc sau khi master sẽ êm ái, ngọt ngào, và không thể chê vào đâu được. Và đặc biệt là việc mastering sẽ giúp cho 1 bản nhạc được xuất ra nó có thể được phát từ bất kì phương tiện nghe nhạc nào [MP3, CD, Phone..] mà không làm giảm đi nhiều về phần chất lượng.

Để làm được điều này, sau khi làm bước 5, các bạn hãy chọn Effects->DirectX->Izotope Ozone 4.

Chọn CD Master và OK

Trong mục Paragraphic Equalizer hãy để cột số 5 nhích lên trên khoảng 2dB.

Hãy click và số 1, sẽ thấy cái dấu ngoặc màu xanh, bạn co cho dấu ngoặc này về sát số 1, sau đó kéo số 1 đó xuống 1 chút để hạn chế những âm P, Th...xuất hiện tại đầu mỗi câu hát.

Tiếp theo trong mục Mastering Reverb, các bạn hãy tích vào nút active để nó hiện màu xanh, kích hoạt hiệu ứng này, sau đó chỉnh thông số như trong hình.

Và cuối cùng, trong mục Multiband Dynamics, mặc định thì hiệu ứng này được active, nhưng theo mình thì nên bỏ active đi, vì nó sẽ làm đều lại bài hát 1 lần nữa, và điều này là không cần thiết.

Chủ Đề