Hướng dẫn cách lắp ráp máy tính bằng hình ảnh

Bài viết này đã được cùng viết bởi . Matt Ham là chuyên gia sửa chữa máy tính, CEO và chủ tịch của Computer Repair Doctor. Với hơn mười năm kinh nghiệm, Matt chuyền về sửa chữa và nâng cấp máy tính Mac, PC, iPhone, iPad và điện thoại thông minh. Matt có bằng cử nhân kỹ thuật cơ khí của Đại học Bắc Carolina và bằng thạc sĩ kỹ thuật cơ khí của Đại học Columbia. Matt đã mở rộng công ty Computer Repair Doctor tới bảy chi nhánh khác nhau. Anh cũng là người đồng sở hữu của Repair Life, một công ty tiếp thị chuyên thúc đẩy số lượng khách hàng cho các cửa hàng sửa chữa điện thoại và máy vi tính và nhà bán lẻ thiết bị điện tử.

Có được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 35.323 lần.

Đây là bài viết hướng dẫn cách lắp ráp máy tính để bàn bằng các linh kiện tự chọn. Để lắp ráp máy tính thành công, bạn cần xác định nhu cầu sử dụng máy tính và ngân sách, mua đúng linh kiện và lắp ráp theo đúng thứ tự.

  1. Trước khi mua linh kiện hoặc xác định ngân sách, bạn cần biết máy tính được sử dụng cho mục đích gì. Đối với máy tính để bàn thông thường chỉ được dùng để duyệt web và mở các chương trình cơ bản [chẳng hạn như Microsoft Word và Excel], bạn có thể dùng các linh kiện cũ và rẻ tiền hơn, còn máy tính dùng để chơi game hoặc hiệu chỉnh cần được lắp linh kiện mạnh và mới. Lưu ý: Bạn có thể mua máy tính phục vụ nhu cầu thông thường với mức giá dưới 11,5 triệu đồng. Máy tính dùng để chơi game và hiệu chỉnh thường có giá từ 11,5 đến vài chục triệu đồng.
  2. Đừng vội chi mạnh tay cho các linh kiện yêu thích mà không chú ý đến ngân sách, và rồi bạn nhận ra không còn đủ tiền mua tất cả linh kiện cần thiết cho máy tính. Hãy xác định giới hạn tối thiểu [chẳng hạn như khoảng 7 triệu đồng] và giới hạn tối đa [giả dụ là 9 triệu đồng] và cố gắng mua sắm trong giới hạn đó.
    • Óc phân tích cũng sẽ hỗ trợ cho bạn trong lúc mua hàng. Giả sử bạn chỉ muốn dành khoảng 2,5 triệu đồng để mua bộ xử lý, nhưng sản phẩm tốt hơn và mới hơn được giảm từ 4,6 triệu đồng xuống còn 2,7 triệu đồng tại cửa hàng linh kiện máy tính, vậy thì việc chi thêm 200 nghìn đồng là khoản đầu tư dài hạn hiệu quả hơn.
  3. Máy tính của bạn dù có đắt tiền đến mức nào đi chăng nữa thì cũng cần các linh kiện sau:
    • Bộ xử lý — Hoạt động như "bộ não" của máy tính.
    • Bo mạch chủ — Đóng vai trò như cầu nối giữa tất cả linh kiện và bộ xử lý máy tính.
    • RAM — Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Dung lượng RAM càng lớn sẽ tạo ra càng nhiều "không gian làm việc" giúp tăng hiệu suất của máy tính. Hãy xem RAM như mặt bàn: càng nhiều RAM thì bạn sẽ có càng nhiều không gian để làm nhiều việc trên bàn. Có ít RAM cũng giống như bạn chỉ có một chiếc bàn nhỏ!
    • Ổ cứng — Lưu trữ dữ liệu. Bạn có thể mua ổ cứng thông thường, hoặc chọn ổ cứng thể rắn [SSD] đắt tiền nếu muốn có ổ cứng hoạt động siêu nhanh.
    • Bộ nguồn — Cung cấp nguồn điện cho từng linh kiện của máy tính. Bộ nguồn cũng là cầu nối giữa máy tính và ổ cắm điện mà bạn dùng để kết nối máy tính.
    • Thùng máy — Cần thiết cho việc bảo quản và làm nguội các linh kiện.
    • Card đồ họa — Được dùng để xử lý hình ảnh trên máy tính. Mặc dù hầu hết bộ xử lý đều có bộ xử lý đồ họa [GPU] tích hợp sẵn, nhưng bạn vẫn có thể mua card đồ họa riêng nếu muốn chơi game hoặc dùng máy tính cho việc hiệu chỉnh nâng cao.
    • Hệ thống làm mát — Giúp cho không gian bên trong thùng máy có nhiệt độ an toàn. Linh kiện này chỉ cần thiết cho máy tính chơi game và hiệu chỉnh; máy tính thông thường có thể dùng bộ làm mát có sẵn. Quảng cáo
  1. Các cửa hàng linh kiện máy tính thường trưng bày sản phẩm cho bạn dễ dàng lựa chọn, nhưng bạn có thể tìm được sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn khi đặt mua trực tuyến. Một vài trang web mua hàng điện tử trực tuyến là Tiki, Shopee và Lazada.
    • Đừng bỏ qua các linh kiện đã qua sử dụng, đặc biệt khi các phần đó được xếp vào nhóm "Like New" [như mới] hoặc vẫn còn tốt. Bạn thường có thể mua những linh kiện này với mức giá cực kỳ ưu đãi và chất lượng không hề thua kém sản phẩm mới.
  2. Bạn nên đọc tạp chí và các trang web đánh giá của người tiêu dùng để biết thêm thông tin. Mặc dù vậy, đây chỉ là một trong những bước quan trọng nhất, vì mọi thứ còn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của phần cứng.
    • Bạn có thể tham khảo các bài viết về việc lắp ráp máy tính với giá thành thấp, cách chọn linh kiện khi lắp ráp máy tính và cách để lắp ráp máy tính hoạt động vừa mạnh vừa êm.
    • Xem sản phẩm mà bạn muốn mua có được đánh giá tốt hay không trên trang web đặt hàng và trang web khác. Tránh các biểu đồ hoặc số liệu mang tính chất quảng cáo, vì thông tin đó thường được “phù phép” để trông tốt hơn thực tế. Một số trang web đánh giá công nghệ uy tín là Tinh Tế, Linus Tech Tips, Tom’s Hardware hoặc Gamers Nexus.
    • Sau khi tìm thấy linh kiện được đánh giá tốt, bạn cũng nên xem các đánh giá tiêu cực về sản phẩm đó. Có thể bạn sẽ nhận ra linh kiện đó có một số chức năng tốt, nhưng không thích hợp với nhu cầu của mình.
  3. Bộ xử lý [CPU] là thành phần nòng cốt quyết định hiệu suất máy tính. Tốc độ gigahertz [GHz] của bộ xử lý càng cao thì dữ liệu được xử lý càng nhanh. Nhiều ứng dụng sử dụng nhiều phân luồng cùng lúc, nên bộ xử lý nhiều nhân có thể cải thiện hiệu suất.
    • Bộ xử lý sẽ chiếm phần lớn ngân sách của bạn.
    • Bộ xử lý thường có 4 nhân, 6 nhân hoặc nhiều hơn. Bạn chỉ cần dùng bộ xử lý dưới 6 nhân, trừ khi muốn lắp ráp máy tính chơi game có hiệu suất siêu cao.
    • Hai nhà sản xuất bộ xử lý đứng đầu thị trường là Intel và AMD. Thông thường, AMD cung cấp các giá trị tốt hơn.
  4. Bạn cần chọn bo mạch chủ tương thích với bộ xử lý bằng cách kiểm tra đế cắm CPU và bo mạch chủ. Một vài yếu tố khác mà bạn cần quan tâm khi chọn bo mạch chủ là:
    • "Wi-Fi tích hợp sẵn" [đảm bảo máy tính có thể kết nối không dây]
    • Bluetooth
    • Nhiều khe RAM
    • Hỗ trợ card đồ họa nếu cần [Khe PCIe x16]
  5. Đây là linh kiện có vai trò lưu trữ dữ liệu cho chương trình đang hoạt động, do đó việc chọn RAM có dung lượng phù hợp rất quan trọng. Trước khi mua RAM, bạn cần kiểm tra xem bộ xử lý và bo mạch chủ hỗ trợ loại RAM nào.
    • Máy tính giới hạn dung lượng RAM có thể sử dụng, và giới hạn đó được xác định bởi dung lượng của bộ xử lý [thường là 64GB] và các ứng dụng. Nếu chương trình nào đó chỉ lưu trữ 1GB dữ liệu trong RAM thì việc có nhiều RAM không làm tăng tốc độ thực hiện tác vụ. Thông thường bạn chỉ cần dùng RAM có dung lượng 8GB, còn máy tính dùng để chơi game cần RAM 16GB.
    • Tùy thuộc vào bo mạch chủ mà bạn sẽ mua RAM DDR3 hoặc RAM DDR4. Sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ sẽ cho bạn biết loại RAM phù hợp.
  6. Nhìn chung, mua ổ cứng là việc đơn giản, vì hầu hết ổ cứng đều tương thích với đa số bo mạch chủ và bộ xử lý, nhưng bạn cần đảm bảo ổ cứng được chọn sẽ vừa với thùng máy. Bạn có thể mua ổ cứng SATA lưu trữ được ít nhất 500GB dữ liệu, và đảm bảo đó là sản phẩm của nhà sản xuất có uy tín như Western Digital, Seagate hoặc Toshiba.
    • Ổ cứng cơ bản có tốc độ 7200 RPM.
    • Ổ cứng cũng có thể dùng kết nối IDE thay cho SATA, nhưng SATA mới hơn và được hỗ trợ trên mọi bo mạch chủ đời mới.
    • Nếu muốn ổ cứng có kích thước nhỏ hơn với tốc độ truy hồi dữ liệu nhanh hơn, bạn có thể mua ổ cứng thể rắn [SSD]. Loại ổ cứng này đắt hơn hầu hết ổ cứng máy tính tiêu chuẩn. Thường thì chúng được dùng làm ổ cứng phụ trợ cho ổ cứng lớn hơn.
    • Ổ cứng SSD thường có đầu kết nối SATA, với dòng sản phẩm mới hơn sử dụng NVMe M.2 hoặc SATA M.2. Một số bo mạch chủ có thể không hỗ trợ NVMe hoặc M.2 tiêu chuẩn.
  7. Card đồ họa riêng cần cho việc chơi các game mới nhất, nhưng không cần thiết đối với máy tính được dùng để thực hiện tác vụ thường ngày. Nếu muốn xem hay chỉnh sửa nhiều video HD hoặc chơi game, bạn cần mua card đồ họa riêng.
    • Tương tự như mọi linh kiện khác, bạn cần đảm bảo card đồ họa tương thích với bo mạch chủ. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề thường gặp.
    • Card đồ họa sẽ chiếm khoảng ⅓ ngân sách dành cho máy tính chơi game.
    • Gần như mọi CPU của Intel đều được tích hợp card đồ họa nên bạn không cần mua thêm nếu muốn dùng máy tính để thực hiện công việc văn phòng, duyệt web, soạn thảo email và thỉnh thoảng chơi game trực tuyến. Công ty AMD cũng sản xuất bộ xử lý 2200G và 2400G được tích hợp sẵn card đồ họa mạnh, hỗ trợ chơi các game có thiết lập thấp.
    • Card đồ họa còn được gọi là "card video" hoặc "GPU".
  8. Bộ nguồn cung cấp điện năng cho mọi linh kiện trong máy tính. Một số thùng máy được lắp sẵn bộ nguồn, nhưng số khác cần được lắp thêm. Bộ nguồn phải có đủ điện năng để sạc toàn bộ linh kiện; đừng lo rằng bộ nguồn mạnh sẽ tiêu tốn nhiều điện khi phải cung cấp nhiều điện năng hơn mức cần thiết, vì bộ nguồn chỉ tạo điện năng khi bạn sử dụng máy tính và con số trên bộ nguồn chỉ thể hiện lượng điện năng tối đa. Lời khuyên: Hãy chọn bộ nguồn của các nhà sản xuất có tiếng tăm như Seasonic, beQuiet, EVGA hoặc Corsair.
  9. Thùng máy bảo vệ các linh kiện máy tính. Một số thùng máy có sẵn bộ nguồn, nhưng nếu bạn muốn lắp máy tính dùng để chơi game, tốt hơn hết hãy trang bị thêm bộ nguồn riêng, vì bộ nguồn được lắp sẵn thường có chất lượng không cao.
    • Kích thước thùng máy sẽ phụ thuộc vào số khay ổ cứng và khe lắp thẻ, cùng với kích thước và loại bo mạch chủ.
    • Hãy chọn thùng máy có thể chứa toàn bộ linh kiện, bao gồm ổ cứng.
    • Thùng máy có thể ngăn không khí lưu thông khiến một số linh kiện cao cấp cần nhiều điện năng bị nóng. Quảng cáo
  1. Tự nối đất. Đeo vòng tay chống tĩnh điện để ngăn sự phóng tĩnh điện [ESD] làm hỏng linh kiện máy tính. Hoặc, bạn cũng có thể chạm vào khối kim loại to như bộ tản nhiệt để bảo vệ bản thân.
  2. Vặn mở ốc vít trên tấm chắn bên hông thùng máy [hoặc đẩy tấm chắn ra sau thùng máy] để thực hiện việc này.
  3. Một số thùng máy đã được lắp sẵn bộ nguồn, còn số khác đòi hỏi bạn phải mua bộ nguồn riêng và tự lắp vào. Đảm bảo bộ nguồn được lắp đúng hướng, và không có linh kiện nào chắn ngang quạt của bộ nguồn.
    • Bộ nguồn thường được lắp gần phía trên hoặc dưới đáy thùng máy. Bạn có thể xác định vị trí lắp thùng máy bằng cách xem phần còn trống ở phía sau thùng máy.
  4. Tốt hơn hết, bạn nên thực hiện việc này trước khi lắp bo mạch chủ vào thùng máy, vì thùng máy có thể giới hạn khả năng kết nối các linh kiện:
    • Gắn bộ xử lý vào bo mạch chủ bằng cách tìm cổng bộ xử lý trên bề mặt bo mạch chủ. Hướng dẫn trên CPU và bo mạch chủ sẽ cho bạn biết hướng lắp đặt đúng.
    • Gắn RAM vào bo mạch chủ bằng cách tìm khe và lắp đúng cách [thường chỉ được lắp theo một hướng].
    • Gắn bộ nguồn vào đầu kết nối nguồn của bo mạch chủ.
    • Tìm [nhưng không gắn] cổng ổ cứng SATA của bo mạch chủ. Bạn sẽ dùng nó để kết nối ổ cứng với bo mạch chủ ở bước sau.
  5. Cho một chấm nhỏ [tương đương kích thước hạt gạo hoặc hạt đậu] keo tản nhiệt lên CPU. Việc thêm quá nhiều keo tản nhiệt sẽ không có ích lợi gì, chẳng hạn như việc để keo bám vào chân cắm bo mạch chủ sẽ gây ra tình trạng đoản mạch và làm giảm giá trị của bo mạch chủ nếu sau này bạn muốn bán lại. Lời khuyên: Bạn không cần thêm keo tản nhiệt vào bộ xử lý có sẵn bộ tản nhiệt, vì bộ tản nhiệt đã được thoa keo tản nhiệt trong quá trình sản xuất. Hãy kiểm tra bên dưới bộ tản nhiệt trước khi thoa keo vào bộ xử lý.
  6. Mỗi bộ tản nhiệt sẽ khác nhau, nên bạn cần đọc hướng dẫn sử dụng bộ xử lý.
    • Hầu hết bộ làm mát có sẵn đều được gắn trực tiếp vào bộ xử lý và kẹp vào bo mạch chủ.
    • Bộ tản nhiệt mua sau thường có giá đỡ cần được gắn bên dưới bo mạch chủ.
    • Bỏ qua bước này nếu bộ xử lý được lắp sẵn bộ tản nhiệt.
  7. Bạn cần gỡ tấm chắn phía sau của thùng máy để có thể gắn các linh kiện vào đúng vị trí.
    • Nếu thùng máy có ngăn riêng để lắp ổ cứng, bạn sẽ dùng ốc vít được kèm theo để lắp ổ cứng.
    • Có thể bạn cần lắp đặt và kết nối quạt của thùng máy trước khi có thể lắp đặt các linh kiện khác. Nếu vậy, hãy thực hiện theo hướng dẫn lắp đặt quạt của thùng máy.
  8. Sau khi lắp giá đỡ, bạn sẽ đặt bo mạch chủ vào thùng máy và đẩy nó về phía tấm chắn phía sau. Tất cả các cổng phía sau phải vừa với các lỗ trong tấm chắn I/O.
    • Sử dụng ốc vít được kèm theo để cố định bo mạch chủ vào giá đỡ qua các lỗ vít được che chắn trên bo mạch chủ.
  9. Các đầu kết nối có trên bo mạch chủ và ở gần phía trước thùng máy. Thứ tự kết nối sẽ phụ thuộc vào loại nào dễ gắn nhất. Bạn nhớ kết nối các cổng USB, nút Power và Reset, đèn nguồn LED và ổ cứng, và dây cáp âm thanh. Sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ sẽ cho bạn biết vị trí gắn các đầu kết nối.
    • Bạn chỉ có thể gắn các đầu kết nối này vào bo mạch chủ theo một hướng. Đừng cố gắng dùng lực mạnh để ép các đầu kết nối vào vị trí.
  10. Thao tác này sẽ hơi khác tùy thuộc vào từng thùng máy, nhưng thường được thực hiện như sau:
    • Gỡ tấm chắn phía trước của thùng máy [nếu muốn lắp ổ đĩa quang, bạn cần lắp nó ở gần phía trên thùng máy].
    • Lắp ổ cứng vào đúng vị trí [thường ở gần phía trên thùng máy].
    • Vặn chặt ốc vít cần để giữ cố định ổ cứng.
    • Gắn dây cáp SATA của ổ cứng vào khe SATA trên bo mạch chủ.
  11. Nếu bạn chưa kết nối bộ nguồn với linh kiện cần nguồn điện, hãy đảm bảo bộ nguồn được kết nối với các bộ phận sau:
    • Bo mạch chủ
    • Card đồ họa
    • Ổ cứng
  12. Sau khi bạn đã lắp và kết nối các linh kiện máy tính, việc còn lại là đảm bảo không có dây điện chặn đường lưu thông không khí và đóng thùng máy.
    • Nếu đã mua hệ thống làm mát, bạn cần lắp đặt nó trước khi thực hiện thao tác khác. Hãy tham khảo hướng dẫn lắp đặt hệ thống làm mát để biết cách thực hiện.
    • Nhiều thùng máy có tấm chắn có thể trượt hoặc vặn vào thành của thùng máy. Quảng cáo
  • Dùng dây cáp nguồn để kết nối máy tính với ổ điện trên tường hoặc ổ cắm điện.
  • Trước tiên, bạn cần gắn một đầu dây cáp nguồn vào nguồn điện đầu vào ở phía sau thùng máy.
  • Thường thì bạn dùng đầu ra card đồ họa ở gần đáy thùng máy, nhưng một số bo mạch chủ sẽ có cổng này ở bên phải hoặc bên trái thùng máy.
  • Đầu ra ở đây thường là cổng DisplayPort hoặc HDMI.
  • Ấn nút Power [Nguồn] của máy tính ở phía trước hoặc phía sau thùng máy. Nếu mọi thứ được kết nối đúng cách, máy tính của bạn liền khởi động ngay. Lời khuyên: Nếu có vấn đề xảy ra trong lúc khởi động, hoặc nếu máy tính không khởi động, bạn cần ngắt kết nối với nguồn điện, mở thùng máy và kiểm tra các kết nối.
  • Cài đặt hệ điều hành Windows hoặc Linux. Hệ điều hành Windows tương thích với mọi máy tính để bàn và người dùng có thể sử dụng nhiều tính năng [chẳng hạn như Bluetooth], nhưng bạn phải mua bản sao hệ điều hành Windows nếu không có khóa sản phẩm. Linux là hệ điều hành miễn phí, nhưng bạn không thể dùng tất cả phần cứng của máy tính.
  • Nếu không có USB cài đặt, bạn cần tạo trên máy tính khác trước khi có thể cài đặt hệ điều hành.

Cài đặt trình điều khiển. Sau khi cài đặt hệ điều hành, bạn cần cài đặt trình điều khiển. Hầu hết mọi phần cứng mà bạn mua đều có đĩa phần mềm trình điều khiển giúp cho phần cứng hoạt động.

Chủ Đề