Học sinh giỏi cấp đại học quốc gia là gì năm 2024

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 17 Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia thay thể các Thông tư 56.

Theo đó, Quy chế có những điểm mới cơ bản sau:

Thứ nhất, số lượng thí sinh dự thi thống nhất cách hiểu và đảm bảo tính thực tế, khả thi của một số nội dung quy định [về số lượng thí sinh của các đội tuyển của các đơn vị [các đơn vị tối đa là 10 thí sinh; riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội 20 thí sinh ]; về ra đề thi, chấm thi; về tiêu chuẩn, điều kiện các thành viên tham gia Hội đồng coi thi Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế,…] tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục đại học, sở giáo dục và đào tạo trong các khâu tổ chức thi.

Thứ hai, tiếp tục duy trì tổ chức buổi thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; đối với Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia thay việc tổ chức buổi thi thực hành trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bằng việc đề thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.

Ảnh minh họa.

Thứ ba, tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định của các Olympic khu vực và quốc tế. Theo đó, có 60% đạt giải từ giải Khuyến khích trở lên [những năm trước là 50%]; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

Thứ tư, bổ sung Giấy chứng nhận trong kỳ thi: Giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia trung học phổ thông được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi nhưng không đoạt giải, điều này giúp các em có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân về tham gia Kỳ thi.

Thứ năm, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra để thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước của Bộ GDĐT đồng thời nâng cao trách nhiệm chuyên môn của các chuyên gia khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên các học viện, viện nghiên cứu, các đại học, trường đại học và giáo viên trường THPT tham gia tổ chức thi.

Cuối cùng là bổ sung các quy định liên quan đến vận chuyển đề thi để khi cần thiết triển khai vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ và hình thức thi thi trên máy vi tính kết nối mạng cục bộ/nội đối với môn tin học. Linh hoạt trong quy định địa điểm tổ chức thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông là kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia dành cho học sinh bậc trung học phổ thông do Bộ GD&ĐT tổ chức vào tháng 12 hằng năm.

Trong đó 32 học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi này ở một vài bộ môn được Bộ GD&ĐT triệu tập tại Hà Nội, Việt Nam để thi thêm vòng 2 để lựa chọn các học sinh vào đội tuyển Quốc gia Việt Nam tham dự các cuộc thi Olympic khu vực và quốc tế.

Những học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba được tuyển thẳng vào các trường đại học và có cơ hội được học bổng cho các năm học. Những học sinh đạt giải Khuyến khích được xét tuyển thẳng vào các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Kỳ thi này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng học tập giữa học sinh các tỉnh thành ở Việt Nam.

Đối tượng dự thi là học sinh đang là học sinh bậc trung học phổ thông ở Việt Nam đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp cơ sở [tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số trường trung học phổ thông chuyên thuộc các trường đại học] và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi.

Phải thừa nhận rằng trong quá khứ, kỳ thi học sinh giỏi đã từng phát ra ánh hào quang lấp lánh làm cho nhiều người hạnh phúc và có tác dụng nhất định đối với giáo dục. Tuy nhiên, không có gì bất biến, khi xã hội, thời đại đổi thay, tất yếu giáo dục phải thay đổi cho phù hợp vì giáo dục tạo ra những con người có khả năng xây dựng xã hội trong tương lai.

Môn chính, môn phụ

Đã đến lúc phải thay đổi, thậm chí phải nói lời từ biệt với kỳ thi học sinh giỏi vì nhiều lý do như dưới đây.

Thứ nhất, mục tiêu phát triển con người toàn diện được ghi rõ trong điều 2 "Mục tiêu giáo dục" của Luật giáo dục [sửa đổi 2019], theo đó, con người mà giáo dục tạo ra là "con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".

Thông qua đó giáo dục còn nhắm tới "phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế".

Hiển nhiên để đạt được mục tiêu toàn diện này, giáo dục phải đảm bảo tính toàn diện trong nội dung giáo dục, thể hiện ở cả chương trình ngoại khóa và chính khóa, với tất cả những môn học cần thiết được quy định.

Tuy nhiên, thi học sinh giỏi chỉ nhắm vào một số môn nhất định được coi là "môn chính" hoặc các môn "thi đại học". Kết quả là tạo ra sự bất bình đẳng giữa các môn. Những môn không có thi học sinh giỏi như "giáo dục công dân", "âm nhạc", "thể dục", "mỹ thuật" sẽ dễ bị đẩy xuống hàng thứ yếu khi các trường mở cuộc đua tìm kiếm thứ hạng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi.

Nhiều giáo viên, học sinh từng tiết lộ rằng khi được gọi vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi, học sinh chỉ việc dành thời gian cho môn đi thi hoặc các môn "chính", những môn còn lại tự động được... điểm tốt mà không cần học. Kết quả là tình trạng môn chính - môn phụ ngày thêm trầm trọng và mục tiêu giáo dục toàn diện chỉ tồn tại trên giấy.

Và đương nhiên những hoạt động giáo dục khác như hoạt động câu lạc bộ, đọc sách, trải nghiệm ở trường cũng trở thành vật hy sinh.

Phải định nghĩa lại "học sinh giỏi"

Thứ hai, kỳ thi học sinh giỏi khi thử thách năng lực học sinh qua giải bài thi trên giấy đã tạo ra cách hiểu sai lệch về "học sinh giỏi". Khi đánh giá cái "giỏi" thuần túy trên giấy thể hiện qua bài thi là chính thì cho dù có thể kiểm tra được kiến thức và phần nào đó năng lực tư duy của học sinh, người ta đã vô tình thu hẹp khái niệm "giỏi" ở học sinh phổ thông.

Đối với các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn lịch sử - môn học tôi có khả năng xem xét ở mức độ chuyên môn sâu, thì đề thi không có gì đặc biệt, xứng đáng được gọi là thử thách đối với những học sinh có năng khiếu hay năng lực đặc biệt.

Các đề thi phần lớn chỉ là thử thách khả năng ghi nhớ, xâu chuỗi các sự kiện theo một trật tự nào đó ở mặt hình thức. Học sinh chỉ cần nhớ tốt, biết cách sắp xếp thứ tự và viết cho trôi chảy, logic là ổn. Điều này rất có thể cũng tương tự ở các môn học khác khi phân tích kỹ.

Thứ ba, kỳ thi học sinh giỏi là hoạt động chỉ dành cho một số ít học sinh và giáo viên nhưng lại lấy đi quá nhiều công sức của thầy cô, gia đình và học sinh. Trong khi giáo dục phổ thông phải đảm bảo cho việc "không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau" và tạo ra người công dân cho xã hội - nghĩa là hướng về số đông.

Thứ tư, giáo dục ở các nước tiên tiến trong thế kỷ 21 rất coi trọng tinh thần khoan dung và năng lực hợp tác ở giáo viên và học sinh. Những công trình vĩ đại của loài người, những tiến bộ loài người đạt được phần lớn đều là nhờ vào sự hợp tác của nhiều người. Tuy nhiên, việc tổ chức thi học sinh giỏi như hiện tại có thể sẽ tạo ra tâm lý đố kỵ, bon chen giữa học sinh với học sinh và thậm chí là giữa giáo viên với giáo viên.

Giữa các trường cũng có một cuộc đua vừa ngấm ngầm vừa công khai về thành tích. Hình ảnh thường thấy ở trong phòng truyền thống ở các trường là biểu đồ thể hiện số lượng học sinh giỏi các cấp qua các năm được treo trang trọng và người ta giới thiệu nó với khách thăm trường đầy tự hào. Lẽ nào thứ làm nên thương hiệu của trường, nói lên cống hiến của trường lại nằm chủ yếu ở những giải thưởng mà học sinh giành được chỉ nhờ một bài thi trên giấy và các em chỉ là một số ít học sinh trong hàng ngàn, hàng vạn học sinh?

Ở nước ngoài, người ta sẽ tự hào về những học sinh đã trở thành các nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, chính trị gia, những học sinh đã can đảm vượt qua số phận và hoàn cảnh khắc nghiệt để sống và học tập cũng như các tác phẩm mà các em đã tạo ra như tranh vẽ, các tờ báo, chương trình phát thanh, phong trào xã hội...

Cuối cùng, khi tôn vinh các học sinh giỏi, giáo viên giỏi giành được giải thưởng qua các kỳ thi, các trường và ngành giáo dục đã vô tình gạt ra bên lề vai trò của những giáo viên miệt mài, kiên nhẫn với những học sinh chậm tiến, những học sinh bị khuyết tật và hổng kiến thức. Giáo viên không phải là thợ dạy [người truyền thụ kiến thức thuần túy] mà họ là nhà giáo dục. Tôn vinh giáo viên phải là tôn vinh những người có năng lực giáo dục xuất sắc.

Trong một lớp, một trường, không phải chỉ có một nhóm nhỏ các em học sinh "học giỏi" ở phía trên, còn có các em học sinh bị hổng kiến thức và tụt lại phía sau. Giáo viên giúp những học sinh đó tiến bộ là những giáo viên có năng lực giáo dục cao và có trách nhiệm nhất.

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa công bố kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021 - 2022. Nhiều địa phương, nhiều trường, nhiều thầy cô và học sinh hân hoan với thành tích đạt được. Nhưng cũng không ít nơi ngậm ngùi vì "gà nòi" chưa mang lại bảng vàng như mong muốn.

Một lần nữa kỳ thi này lại trở thành đề tài quan tâm của các chuyên gia, thầy cô và cả những người trong cuộc. Trong đó, bên cạnh những ý kiến tiếp tục cổ xúy cho kỳ thi được cho là "góp phần tìm kiếm nhân tài" thì cũng không ít tiếng nói cho rằng kỳ thi này đã lỗi thời và không còn tác dụng trong bối cảnh giáo dục mới.

Có nên duy trì kỳ thi học sinh giỏi; nếu có thì nên điều chỉnh, thay đổi như thế nào cho phù hợp; nếu không thì có cách thức nào phát hiện, tìm kiếm được nhân tài? Mời quý bạn đọc, thầy cô, phụ huynh và học sinh chia sẻ quan điểm, góc nhìn của mình về câu chuyện này. Bài viết xin email về giaoduc@tuoitre.com.vn. Những bài được sử dụng trên nhật báo Tuổi Trẻ hoặc báo Tuổi Trẻ điện tử [tuoitre.vn] sẽ được chấm nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

Học sinh giỏi quốc gia được cộng bao nhiêu điểm?

Theo đó, học sinh THPT đạt giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia thì mới được cộng 1,5 điểm. Trường hợp chỉ đạt giải khuyến khích trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh thì không được cộng điểm khuyến khích khi thi tốt nghiệp THPT 2024.nullGiải khuyến khích học sinh giỏi tỉnh được cộng bao nhiêu điểm khi thi ...thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat › 839F987-hd-giai-khuyen-khich-...null

Giải nhất học sinh giỏi quốc gia được bao nhiêu tiền?

Theo đó, giải nhất được 8 triệu đồng, giải nhì được 5 triệu đồng, giải ba được 3 triệu đồng và giải khuyến khích 1 triệu đồng.nullHọc sinh giỏi quốc gia cao nhất trước đến nay, Phú Yên chi thưởng 85 ...thanhnien.vn › hoc-sinh-gioi-quoc-gia-cao-nhat-truoc-den-nay-phu-yen-c...null

Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải nhất?

3.359 học sinh giỏi quốc gia Theo quy định của quy chế thi mới được ban hành từ ngày 10-10-2023, được áp dụng từ kỳ thi năm nay, tổng số giải, từ khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi. Tổng số giải nhất, nhì, ba không vượt quá 60% tổng số giải. Số giải nhất không vượt quá 5% tổng số giải.nullNhiều bất ngờ từ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia - Báo Tuổi Trẻtuoitre.vn › nhieu-bat-ngo-tu-ket-qua-thi-hoc-sinh-gioi-quoc-gia-2024012...null

Cấp 1 bao nhiêu điểm là học sinh giỏi?

Loại giỏi: ĐTB các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó ĐTB của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện ĐTB môn chuyên từ 8,0 trở lên; Không có môn học nào ĐTB dưới 6,5; Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.nullCách xếp loại học lực cấp 1, 2, 3 mới nhất năm 2024 - Luật Minh Khuêluatminhkhue.vn › cach-xep-loai-hoc-luc-cap-1-2-3null

Chủ Đề