Hình ảnh so sánh trong bài thơ con yêu mẹ năm 2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH [FTECH CO., LTD]

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved

Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Con yêu mẹ [Xuân Quỳnh] ; đọc hiểu con yêu mẹ [Xuân Quỳnh] ; trắc nghiệm con yêu mẹ [10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra]. Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: con yêu mẹ ; đọc hiểu con yêu mẹ ; trắc nghiệm con yêu mẹ

Đọc hiểu: 6,0 điểm con yêu mẹ ; đọc hiểu con yêu mẹ ; trắc nghiệm con yêu mẹ

Đọc văn bản sau: con yêu mẹ ; đọc hiểu con yêu mẹ ; trắc nghiệm con yêu mẹ

Con yêu mẹ

– Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

– Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

– Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con tìm đi

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ

– Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhện giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết!

– Con yêu mẹ bằng trường học

Suốt ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ

– Nhưng tối con về nhà ngủ

Thế là con lại xa trường

Còn mẹ ở lại một mình

Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó

– À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế

[Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất]

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản “Con yêu mẹ” được viết theo thể thơ nào?

  1. Lục bát
  2. Tự do
  3. Sáu chữ
  4. Ngũ ngôn

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ?

“Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con tìm đi”

  1. So sánh.
  2. Nhân hoá, so sánh.
  3. Ẩn dụ, so sánh
  4. Ấn dụ.

Câu 3. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên.

  1. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
  2. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận.
  3. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.
  4. Biểu cảm kết hợp nghị luận.

Câu 4. Tình yêu của đứa con dành cho mẹ được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

  1. Ông trời, Mặt trăng, con dế.
  2. Hà Nội, đường đi, ông mặt trời.
  3. Con dế, mặt trời, con đường đi.
  4. Ông trời, Hà Nội, trường học, con dế.

Câu 5. Văn bản là tình cảm của ai dành cho ai?

  1. Tình cảm của mẹ dành cho con.
  2. Tình cảm của con dành cho mẹ.
  3. Tình cảm của mẹ dành cho thiên nhiên.
  4. Tình cảm của con dành cho trường học.

Câu 6. Trong hai câu thơ: Hà Nội còn là rộng quá/ Các đường như nhện giăng tơ, có từ tượng thanh không?

  1. Có.
  2. Không.

Câu 7. Dòng nào sau đây nêu đúng chủ đề bài thơ?

  1. Tình mẫu tử.
  2. Thiên nhiên tươi đẹp.
  3. Hình ảnh ông trời và trường học.
  4. Tình phụ tử.

Câu 8. Câu thơ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết” gợi điều gì?

  1. Ông trời bao la, rộng lớn.
  2. Hình dáng của mẹ.
  3. Thể hiện tình yêu rộng lớn, bao la của con dành cho mẹ.
  4. Sự lo lắng của mẹ dành cho con.

Câu 9. Em hãy viết 5 – 7 dòng ghi lại những cảm nhận của em sau khi đọc văn bản “Con yêu mẹ”.

Câu 10. Đọc xong văn bản “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ?

PHẦN TỰ LUẬN

Trong cuộc sống, chúng ta đã được chứng kiến không ít các hiện tượng thiên nhiên kì thú. Em hãy lựa chọn để thuyết minh giải thích về một hiện tượng thiên nhiên.

Gợi ý trả lời con yêu mẹ ; đọc hiểu con yêu mẹ ; trắc nghiệm con yêu mẹ

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. C. Sáu chữ.

Câu 2. A. So sánh.

Câu 3. C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

Câu 4. D. Ông trời, Hà Nội, Trường học, con dế.

Câu 5. B. Tình cảm của con dành cho mẹ.

Câu 6. B. Không.

Câu 7. A. Tình mẫu tử.

Câu 8. C. Thể hiện tình yêu rộng lớn, bao la của con dành cho mẹ

Câu 9.

Học sinh nêu được cảm nhận về bài thơ một cách ngắn gọn:

– Nội dung bài thơ nói lên tình yêu to lớn, lòng kính trọng mà người con cũng chính là tác giả dành cho mẹ của mình. Đó là một tình yêu thương chân thành, thấu hiểu được những vất vả của mẹ,quan tâm mẹ của người con. Một thứ tình yêu thiêng liêng và trong sáng, đáng được quý trọng!

– Thể thơ sáu chữ với ngôn từ giản dị, trong sáng, các biện pháp so sánh, điệp ngữ, liệt kê được sử dụng một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn; các hình ảnh đẹp, gần gũi với thế giới tuổi thơ.

– Qua đoạn thơ trên, tác giả gửi gắm đến người đọc thông điệp là: Hãy luôn dành tình yêu thương cho người mẹ của mình. Biết quan tâm, giúp đỡ, thấu hiểu mẹ một cách chân thành nhất.

Câu 10.

Yêu thương không chỉ được thể hiện bằng hành động, mà còn bằng lời nói. Vì thế học sinh có thể thể hiện tình cảm với cha mẹ bằng cách:

– Dành thời gian cho bố mẹ nhiều hơn, vì thời gian là thứ quý giá nhất, mà con cái có thể dành cho bố mẹ.

– Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bố mẹ.

– Giúp đỡ bố mẹ, kể cả những việc đơn giản nhất.

– Nói lời yêu thương bố mẹ mỗi ngày.

Phần tự luận

  1. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn.
  1. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần giải thích.
  1. Triển khai hợp lý nội dung bài văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

Mở bài:

– Nêu lí do muốn thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên.

– Nêu tên và giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên.

Phần thân bài

– Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên.

– Trình bày trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

– Trình bày mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống con người; Ứng xử của con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó.

Chủ Đề