Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tiếng anh

Hệ số thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay hệ số khả năng thanh toán hiện thời [current ratio] là chỉ tiêu cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Mục lục

Hệ số thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay hệ số khả năng thanh toán hiện thời [current ratio] là chỉ tiêu cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Chính vì vậy hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp.

Khái niệm hệ số thanh toán ngắn hạn

2. Công thức tính hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

2.1 Hệ số khả năng thanh toán được xác định

Hệ số khả năng thanh toán [Hnh] = [Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn]

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có.

Hệ số thanh toán ngắn hạn này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải sử dụng những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn, những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp.

– Trong trường họp nếu Hnh >1: doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số thanh toán ngắn hạn này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt. Nhưng nếu hệ số thanh toán ngắn hạn này quá cao thì không tốt, vì nó chỉ cho ta thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thế dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ.

– Trường hợp khác nếu Hnh < 1: khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả. Nếu Hnh tiến dần về 0 thì doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và doanh nghiệp có nguy bị phá sản.

Công thức tính hệ số thanh toán ngắn hạn

Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn kế toán hãy liên hệ dịch vụ NHẬN LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN củaTrung tâm. Với kinh nghiệm hơn 15 năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng nhất.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Nhưng nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chưa hẳn đã tốt vì lúc này doanh nghiệp sẽ có một lượng tài sản ngắn hạn rất lớn, nếu nhìn vào sẽ thấy được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là rất tốt thế nhưng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt vì số tài sản này sẽ không vận động do đó sẽ không có khả năng sinh lãi.

Theo kinh nghiệm của các nhà phân tích  người ta nhận thấy rằng nếu hệ số thanh toán ngắn hạn này bằng 2 là tốt nhất. Tuy nhiên số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo bởi vì nó biến động tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau của từng ngành. Hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số bao gồm nhiều loại tài sản, kể cả những tài sản khó chuyển đổi thành tiền để trả nợ vay. Để giải quyết hạn chế này, nhà phân tích có thể loại trừ những tài sản khó chuyển thành tiền khỏi phần tử số như các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý, các khoản chi sự nghiệp.

Vì vậy để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà phân tích thường kết hợp thêm hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Xem thêm:

Công nợ là gì?

2.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì trước tiên doanh nghiệp phải chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng trong các loại tài sản của doanh nghiệp thì không phải tài sản nào cũng có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh mà những tài sản tồn kho nên loại bỏ ra khỏi tử số vì đó là bộ phận dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền kém nhất.

Chẳng hạn như vật tư hàng hoá tồn kho [các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm tồn kho…] thì không thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá.

– Công thức tính hệ số khả năng thanh toán nhanh:

H nhanh =  [Tiền + ĐTTC Ngắn hạn + Các khoản phải thu] / Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoản thời gian ngắn.

+ Hệ số H nhanh thông thường biến động từ  0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó.

+ Nếu hệ số này < 0,5 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và để trả nợ thi doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hoá, tài sản để trả nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu đầu tư vào chứng khoán và góp vốn liên doanh ngắn hạn quá nhiều thì doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng khi các doanh nghiệp này hoạt động không có hiệu quả.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu và biết cách tính hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của 1 doanh nghiệp rồi đúng không? Chúc bạn học tập tốt!

Các tìm kiếm liên quan: công thức tính nợ ngắn hạn, cách tính nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn, cách tính hệ số thanh toán ngắn hạn, chỉ số thanh toán ngắn hạn, phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán ngắn hạn công thức, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, …

Khả năng thanh toán ngắn hạn là một trong các hoạt động được thực hiện trong doanh nghiệp. Thuật ngữ này được dùng để chỉ chung các hoạt động thanh toán với tính chất ngắn hạn. Đây được coi là một khả năng thực hiện trong chuỗi các hoạt động chung. Vậy cụ thể, các hành vi được thể hiện là gì, đặc điểm cụ thể ra sao?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp năm 2020.

1. Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là gì?

Định nghĩa

Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là các hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nợ quá hạn phải trả của doanh nghiệp. Các hệ số này là căn cứ để doanh nghiệp xác đinh giá trị thực tế ngay tại thời điểm công ty xác định khả năng thanh toán. Việc tính toán các hệ số dựa trên các mục đích xem xét, đánh giá khác nhau mà đưa đến giá trị khác nhau.

Doanh nghiệp xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Mỗi góc độ lại cho đến một ý nghĩa khác nhau. Hướng đến phục vụ cho công tác đánh giá và nhận định thực tế khả năng ngắn hạn của doanh nghiệp.

Nội dung này được thể hiện qua 3 góc độ:

– Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Có thể hiểu đây là khả năng doanh nghiệp dùng các tài sản hiện có để tham gia vào các hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Với giá trị tài sản xác định, Doanh nghiệp có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn nào.

– Khả năng thanh toán nhanh: Có thể hiểu đây là khả năng doanh nghiệp dùng giá trị tài sản hiện có [đã loại bỏ hàng tồn] để tham gia vào hoạt động kinh doanh trước mắt. Doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản thanh toán nhanh nào.

Xem thêm: Mất khả năng thanh toán là gì? Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

– Khả năng thanh toán tức thời: Đây là góc độ xem xét có tính cụ thể và theo dõi chi tiết hơn. Các giá trị được xem xét trong xác định khả năng thanh toán chỉ dùng đến tiền và tương đương tiền. Trong đó, các khả năng được xem xét là nợ ngắn hạn, Nợ đến hạn phải trả, Nợ quá hạn trong còng ba tháng tính từ ngày đến hạn.

Như vậy với ba góc độ được thể hiện. Có thể thấy các góc độ này có sự xác định khác nhau về khả năng của công ty trong các mục đích khác nhau. Vì vậy mà các giá trị được xác định khả năng thanh toán nợ cũng không giống nhau. Trong điều kiện xác định cụ thể mà có thể sử dụng các tài sản hiện có; tài sản thực tế có giá trị trả nợ; hay chỉ được dùng tiền và các giá tri tương đương tiền.

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn được thực hiện bằng cách: tính và so sánh trị số của các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn. Sau đó căn cứ vào kết quả so sánh, vào trị số và ý nghĩa của chỉ tiêu để nhận xét.

2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn [Current ratio]:

Đại lượng này là đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động trong khoảng thời gian trước mắt, được xác định là ngắn hạn. Để xem một doanh nghiệp có khả năng trước mắt ra sao, các tài sản trước mắt có thể tham gia vào hoạt động gì.

Được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có với số nợ ngắn hạn phải trả [kể cả nợ dài hạn đến hạn trả]. Khả năng này được đánh giá dựa trên chỉ tiêu thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Trong đó:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Giá trị nhận được nhằm tạo số liệu giúp doanh nghiệp đánh giá Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của mình. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ bảo đảm về mặt tài sản hiện có của doanh nghiệp cho các khoản nợ. Với cùng một đơn vị tiền tệ, một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng mấy đồng tài sản ngắn hạn.

Nói cách khác, với giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Giá trị về hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp xác định các cách thức tham gia vào hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Hay có thể là việc sẽ sử dụng tài sản như thế nào vào sản xuất, chi phí đi kèm,…

Xem thêm: Không còn khả năng thanh toán khoản vay tín chấp phải làm thế nào?

3. Khả năng thanh toán nhanh [Acid – test ratio or Quick ratio]:

Đại lượng này là đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động đối với các khoản nợ ngắn hạn. Để xem một doanh nghiệp có khả năng trước mắt ra sao, các tài sản thực tế [không chứa hàng tồn] có thể tham gia vào hoạt động gì.

được đo lường bằng bộ phận giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn [đã loại bỏ hàng tồn kho] so với nợ ngắn hạn phải trả. Khả năng này được đánh giá thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Trong đó:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = [Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho]/Nợ ngắn hạn

Giá trị nhận được nhằm tạo số liệu giúp doanh nghiệp đánh giá Khả năng thanh toán nhanh nợ của mình Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho. Nó cho biết mức độ bảo đảm về mặt giá trị tài sản thực tế có thể sử dụng của doanh nghiệp cho các khoản nợ. Với cùng một đơn vị tiền tệ, một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng mấy đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho.

Nói cách khác, sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho [là bộ phận có tính thanh khoản thấp nhất trong tài sản ngắn hạn], giá trị thuần còn lại của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Giá trị về hệ số khả năng thanh toán nhanh giúp doanh nghiệp xác định cách thức tham gia vào hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Hay có thể là việc sẽ sử dụng tài sản như thế nào vào sản xuất, chi phí đi kèm,…

4. Khả năng thanh toán tức thời:

Khả năng thanh toán tức thời được thể hiện là khả năng dùng các giá trị hiện có của doanh nghiệp bằng tiền hoặc tương đương tiền. Do tính tức thời phải được thực hiện ngay, nên các giá trị bằng tiền sẽ là đặc trưng cho khả năng này.

Khả năng thanh toán tức thời có sự phân tích phức tạp hơn hai góc độ về khả năng thanh toán nợ được tìm hiểu ở trên. Cùng để tính toán khả năng thanh toán tức thời, nhưng nhằm các mục đích khác nhau sẽ cho ra các công thức tính khác nhau. Việc xem xét khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp phải dựa trên ba chỉ tiêu sau:

Xem thêm: Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

4.1. Khả năng thanh toán tức thời toàn bộ nợ ngắn hạn:

+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời nợ ngắn hạn = Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Thay vì các giá trị được quy đổi bằng tài sản hiện có như các cách tính giá trị khác. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp hiện còn các khoản tiền hay tương đương tiền nào. Có thể dùng để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nào. Với cùng một đơn vị tiền tệ, thực tế một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và các khoản tương đương tiền.

Nói cách khác, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán tức thời [thanh toán ngay] các khoản nợ ngắn hạn hay không.

4.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn:

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn = Tiền và tương đương tiền/Nợ đến hạn phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ đến hạn của doanh nghiệp bằng tiền và tương đương tiền. Đây không phải là hê số xác định chung cho các khoản nợ ngắn hạn. Nó chỉ dùng để xác định thực tế khả năng trả các khoản nợ đến hạn phải trả của doanh nghiệp. Nó cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ đến hạn phải trả hay không.

Nói cách khác, với cùng một đơn vị tiền tệ. Một đồng nợ đến hạn phải trả của doanh nghiệp được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và tương đương tiền. Từ đó mà cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng tiền tại chính một thời điểm trong thực tế của doanh nghiệp.

4.3. Khả năng thanh toán nợ quá hạn trong vòng ba tháng tính từ ngày đến hạn:

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ quá hạn trong vòng 3 tháng = Tiền và tương đương tiền/Nợ quá hạn trong vòng 3 tháng tính từ ngày đến hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ quá hạn trong vòng 3 tháng tính từ ngày đến hạn [bằng tiền và tương đương tiền] của doanh nghiệp. Đây không phải là hê số xác định chung cho các khoản nợ ngắn hạn. Nó chỉ dùng để xác định thực tế khả năng trả các khoản nợ đã quá hạn trả trong vòng 3 tháng tính từ ngày đến hạn của doanh nghiệp.

Xem thêm: Nghĩa vụ thanh toán trả nợ cho người mất

Với cùng một giá trị tiền tệ. Nó cho biết một đồng nợ quá hạn trong vòng 3 tháng tính từ ngày đến hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và tương đương tiền. Chỉ sô này được tính cho thấy khả năng chi trả bằng tiền cho các khoản nợ thực tế đã quá hạn.

Như vậy, các hệ số được xác định nhằm các mục đích khác nhau của doanh nghiệp. Trong đó cụ thể là viêc xác định các khả năng thực tế bằng tiền, bằng tài sản hiện có. Doanh nghiệp sẽ thực hiện được khả năng trả các khoản nợ đến hạn, quá hạn nào. Ngoài ra, việc xác định còn có ý nghĩa lớn trong công tác thống kê và đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi tiếp tục tham gia vào các dự án mới. Các dữ liệu cũ sẽ giúp họ có những điều chỉnh phù hợp, chính xác trong hoạt động công ty.

Video liên quan

Chủ Đề