Hay giải thích cách tạo ra âm khi thổi ốc u

Những người sống xa biển khi có cơ hội đi du lịch tại các vùng biển thường mua vỏ ốc về nhà để mỗi khi nhớ biển, họ có thể áp tai vào vỏ ốc để nghe thấy tiếng rì rào giống như tiếng sóng biển. Tuy vậy trên thực tế tiếng động mà bạn nghe được khi áp tai vào vỏ ốc không phải tiếng sóng biển vì vỏ ốc đâu phải là một chiếc đài cassette để ghi lại tiếng sóng biển và phát cho bạn nghe? Tiếng động bạn nghe thấy chính là tiếng động do mạch máu trong tai của bạn đang rung nhẹ trong quá trình tuần hoàn máu của cơ thể!

Vỏ ốc có tác dụng ngăn âm thanh từ bên ngoài vào, tăng âm thanh của mạch máu và làm tăng echo [dội âm thanh trở lại] cho tiếng động của các mạch máu trong tai. Không chỉ vỏ ốc mới có thể làm được điều này mà nếu bạn lấy một chiếc cốc, chén úp vừa với tai của mình và thử làm như bạn đang cầm một chiếc vỏ ốc thì bạn cũng sẽ nghe thấy âm thanh rì rào tựa như tiếng sóng biển trong chiếc cốc này. Ngay từ thời cổ đại, người ta đã biết tới hiệu ứng này. Nếu bạn đứng ở một trong các căn phòng dành cho vua nằm trong kim tự tháp Giza một mình và yên lặng khoảng 15 phút, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng động do mạch máu trên cơ thể của mình tạo ra được kim tự tháp phản hồi lại.

Cấu tạo vỏ ốc

Vỏ ốc dài từ vài mm đến vài dm. Khác với các loài thân mềm khác như chân đầu [vỏ trong phân khoang], vỏ ốc chỉ có một van duy nhất không phân khoang. Các loài ốc vỏ xoắn khi trưởng thành, dạng xoắn thường, nón hoặc ống trụ [còn có các loài ốc không có vỏ hoặc vỏ rất nhỏ, ví dụ ốc sên trần]. Đặc điểm chung là có vỏ cứng bằng đá vôi, tạo thành ống rỗng, cuộn vòng quanh trục chính thành các vòng xoắn, thường theo chiều thuận với chiều kim đồng hồ.

Ở vòng xoáy cuối cùng, thường có một chiếc nắp nhỏ [nơi ra vào của con vật]. Điểm xuất phát của vòng xoáy, được gọi là đỉnh [hoặc rốn] cũng là điểm bắt đầu của những đường vân trên vỏ ốc. Có hai loại vân: vân ngang và vân dọc.

Khi rót nước vào phích, tai ta nghe thấy âm thanh, hãy giải thích tại sao

Các câu hỏi tương tự

Khi gõ vào thành cốc thủy tinh mỏng, ta nghe được âm thanh phát ra. Hãy giải thích tại sao

Âm thoa khi dao động với biên độ nhỏ, ta vẫn nghe thấy âm thanh do nó phát ra [tiếng u …u…], trong khi đó con lắc dây dao động với biên độ lớn nhưng ta lại không nghe được âm thanh do nó phát ra [như hình]. Hãy giải thích tại sao lại có sự khác biệt trên?

Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai [hình 14.3], đồng thời hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao?

Khi nhai kẹo giòn, cứng, ta nghe thấy tiếng động chói tai, nhưng những người xung quanh ta lại hầu như không nghe thấy gì. Hãy giải thích tại sao?

Để ý thấy, khi ta áp tai vào một vỏ ốc ta thường nghe thấy tiếng rì rào như sóng biển. Nguyên nhân nào khiến ta nghe được âm thanh đó?

A. Do dao động của vành tai

B. Do dao động của không khí bên trong vỏ ốc

C. Do dao động của lớp vỏ bên ngoài của con ốc

D. Cả ba nguyên nhân trên

Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi cho con lắc dao động thì không nghe thấy âm thanh. Có người giải thích như sau, chọn câu giải thích đúng?

 A. Con lắc không phải là nguồn âm.

B. Con lắc là nguồn phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ [hạ âm] nên tai người không nghe được.

C. Vì dây của con lắc ngắn nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh.

 D. Con lắc chuyển động nên không phát ra âm thanh.

“Hiệu ứng này không chỉ giới hạn ở vỏ sò. Một số cấu trúc mở khác, như chén rỗng hay chai nước, có thể tạo ra những âm thanh tương tự” - Shruti Deshpande, nhà thính lực học tại Hiệp hội thính lực học Long Island chia sẻ.


Ngoài ra, có một sự giải thích phổ biến khác về âm thanh được tạo ra trong vỏ sò là bạn đang nghe chính tiếng dòng máu đang chảy trong các huyết quản. Nhưng các nhà khoa học lại nghi ngờ giả thuyết này. “Nếu bạn cầm vỏ sò tương tự áp lên tai trong một phòng thu được cách âm, bạn sẽ không được nghe gì cả”, Vermeij nói với Huffpost. Thí nghiệm này cũng mâu thuẫn và bác bỏ giả thuyết âm thanh được tạo ra trong mạch máu, vì dù có ở trong phòng cách âm thì máu đương nhiễn là vẫn tiếp tục chạy. “Những khám phá ra điều này thực sự không quá sâu sắc, vì có nhiều câu hỏi là liệu điều gì có thể điều khiển được tiếng vang của những tần số nhất định đó”, Vermeij thêm vào, và hy vọng sẽ có thêm nghiên cứu sâu hơn về những mối liên hệ của hình dạng, âm lượng, độ dày của vỏ ảnh hưởng đến cao độ của âm thanh.


Trở về câu hỏi ban đầu, thì rõ ràng không hoàn toàn sai khi nghe âm thanh của biển trong vỏ sò. Sau tất cả, nếu bạn thử đặt vỏ sò, đặc biệt là vỏ ốc xà cừ, áp lên tai ngoài bờ biển, anh em sẽ nghe thấy âm thanh bao gồm cả tiếng ồn của biển. Còn nếu đặt nó trong bối cảnh tại thành phố sẽ là âm thanh của tiếng ồn khác nữa. Ở đâu đó ngoài tự nhiên luôn chứa đựng những điều thật thú vị phải không anh em.

Tham khảo: huffpost, mentalfloss​

Tại sao khi ghé tai nghe vỏ ốc biển, ta lại nghe thấy tiếng gió ở trong đó?

* Tại sao khi ghé tai nghe vỏ ốc biển, ta lại nghe thấy tiếng gió ở trong đó?

Vũ Thị Kim Oanh, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế

Đặt một chiếc vỏ ốc hay vỏ sò lớn vào tai, bạn sẽ nghe thấy tiếng sóng dịu êm của biển. Tuy nhiên, đại dương mênh mông không thể nào chui vào được cái vỏ nhỏ bé ấy. Vậy âm thanh đó thực sự là gì? Câu trả lời là bạn đang nghe chính những tiếng động xung quanh nhưng đã được biến đổi dựa trên một số nguyên tắc của vật lý học.

Thứ nhất, các loại vỏ hoạt động giống như một “thiết bị cộng hưởng” [thiết bị gây tiếng vang]. Khi mím môi thổi qua miệng chai rỗng, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của một nốt nhạc được dội lại từ phía trong chai. Theo ngôn ngữ khoa học, nó gọi là “khoang cộng hưởng”.

Các loại vỏ đều có hình dạng lồi lõm, to nhỏ bất thường, vì vậy phản xạ âm thanh của nó sẽ xuất hiện ở nhiều tần số khác nhau. Tuy nhiên, để những chiếc vỏ có thể tạo ra âm thanh đại dương thì môi trường xung quanh đó phải có tiếng động. Nếu bạn đi vào một căn phòng cách âm và đặt vỏ ốc lên tai, chắc chắn bạn sẽ không nghe thấy gì.

Thứ hai, bộ não con người khá xuất sắc trong việc tưởng tượng. Chúng ta có thể nhìn thấy những con vật lấp ló trên các đám mây, hình dung được khuôn mặt của Chúa Giêsu xuất hiện trong một miếng khoai tây...

Thứ ba, con người sống trong một biển âm thanh nhưng hầu hết đều không để ý đến. Bộ não của chúng ta thường bỏ qua các tạp âm. Sự kết hợp của tai và não đã làm thay đổi âm thanh đi vào. Não cố gắng giải thích xuất xứ của tiếng động mới này là vì bạn đã hoặc đang ở gần biển, và vì vậy nó chính là “tiếng sóng đại dương” vọng về.

* Các khí nhân tạo nào gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển trái đất?

Trần Văn Hữu, Đại Lộc, Quảng Nam

Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển trái đất đã được biết đến gồm: Cacbon đioxit [CO2]; Dioxit Sunfua [SO2]; Cacbon monoxit [CO]; Nitơ oxit [N2O]; Clorofluorocacbon [còn gọi là CFC] và Mêtan [CH4].

Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu... 

Vì vậy, thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong. N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 - 0,3%.

Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ, N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài. Chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy. Clorofluorocacbon [viết tắt là CFC]: CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển.

Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về môi trường. Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc và những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4.  

* Môi con bị thâm bẩm sinh, con đi phun viền môi, 1 cái viền bị đỏ rực lên, con cả cái môi thì hồng thâm thâm đen, nhìn rất là kỳ cục. Có cách nào làm cho môi con bình thường được không ạ?

Phạm Thu Hằng, Thanh Trì, Hà Nội

Theo BS Đoàn Mạnh Khải thì "các vết xăm hay phun xăm hiện nay có thể xóa mờ hoặc xóa hoàn toàn bằng laser tùy theo màu sắc và chất liệu cũng như kỹ thuật phun, xăm. Cháu có thể đến khám tại BV Da liễu TP.HCM hoặc BV ĐHYD TP.HCM và đề nghị được xóa xăm.

Tuy nhiên, việc xóa xăm phải cần nhiều liệu trình và chi phí khá cao". Tại miền Bắc cháu có thể khám và điều trị ở Khoa Phẫu thuật mặt hàm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Video liên quan

Chủ Đề