Hàm lượng cholesterol trong máu bao nhiêu là cao năm 2024

Mỡ máu cao là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là máu nhiễm mỡ. Vậy hàm lượng mỡ máu bao nhiêu là cao? Bao nhiêu nhiêu là bình thường? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời cụ thể.

1. Mỡ máu là gì?

Mỡ máu là tên gọi khác của lipid máu, được tạo thành bởi nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, thành phần chủ đạo là choslesterol.

Đại đa số chúng ta vẫn cho rằng cholesterol là thành phần xấu, nguyên nhân gây nên nhiều bệnh. Tuy nhiên, đây lại là nhân tố hết sức quan trọng, góp mặt trong nhiều bộ phận, xúc tác để tạo vitamin D và một số hormone,… Từ đó giúp cơ thể phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Cholesterol chỉ có hại khi bị rối loạn giữa các loại với nhau, nằm ngoài giới hạn cho phép.

Theo đó, người ta phân cholesterol theo các loại lipoprotein. Trong đó có 2 loại quan trọng nhất là LDL – mỡ xấu và HDL – mỡ tốt. Mỡ máu cao khi nồng độ mỡ xấu tăng cao, còn nồng độ mỡ tốt giảm, gây nên nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm.

Ngoài ra, một thành phần khác cũng hết sức quan trọng trong mỡ máu là triglycerid. Khi chỉ số này tăng cao, sẽ dẫn đến các mảng bám dễ hình thành ở động mạch làm ảnh hưởng đến lưu thông máu trong cơ thể.

Máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường?

Rối loạn mỡ máu – 6 biến chứng nguy hiểm khi mỡ máu tăng cao

2. Mỡ máu bao nhiêu là cao?

Hầu hết các trường hợp bị mỡ máu cao đều không xuất hiện dấu hiệu rõ rệt. Do đó, để biết mỡ máu bao nhiêu là cao cần căn cứ vào kết quả xét nghiệm các chỉ số cholesterol toàn phần, LDL, HDL và triglyceride. Thông qua kết quả nhận được bạn sẽ biết được chính xác các chỉ số mỡ máu của mình có đang bình thường hay không.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những người trên 20 tuổi nên đi xét nghiệm mỡ máu ít nhất 5 năm 1 lần. Trong đó, những người có nguy cơ cao [huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường…] cần xét nghiệm thường xuyên [ít nhất 1 năm/lần]. Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu để đánh giá được mỡ máu bao nhiêu là cao:

LOẠI MỠ TRONG MÁU MỨC BÌNH THƯỜNG MỨC CAO Cholesterol toàn phần 6,2mmol/l] LDL [mỡ xấu] 4,1mmol] HDL [mỡ tốt] \>=60mg/dl [>1,5mmol/l] 2,6mmol/l

  • Triglycerid > 1,7mmol/l
  • HDL < 1,5 mmol/l
  • ☞ Chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh mỡ máu xuất hiện. Tùy thuộc thể trạng, giới tính mỗi người mà giới hạn có thể khác nhau.

    3. Làm gì để đưa các các chỉ số mỡ máu cao về ngưỡng an toàn?

    Tình trạng mỡ máu cao kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, việc đưa chúng về ngưỡng an toàn là hết sức cần thiết. Một số việc người bệnh cần làm lúc này bao gồm:

    3.1 Kiểm soát chế độ ăn uống

    Giảm tối đa chất béo nạp vào cơ thể. Thay vào đó là một chế độ ăn nhiều rau xanh, đồ luộc. Bên cạnh đó, cần loại bỏ thói quen ăn cay nóng, đây là những thực phẩm sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo trong cơ thể bạn.

    3.2 Tăng cường vận động thể dục, thể thao

    Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Từ đó đưa chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn.

    3.3 Tránh xa rượu bia, chất kích thích

    Sử dụng rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân làm giảm khả năng chuyển hóa mỡ ở gan. Lâu ngày chất béo tích tụ ngày càng nhiều khiến cả gan và máu đều nhiễm mỡ. Do đó, với những người đã có mỡ máu cao cần tuyệt đối kiêng những loại đồ uống gây hại này.

    3.4 Sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ giảm mỡ xấu

    Tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên cũng là cách kiểm soát mỡ máu an toàn, tiết kiệm được nhiều người tin dùng. Một số thảo dược là khắc tinh của mỡ máu có thể kể đến như:

    • Lá sen, Trạch tả, Nần vàng: Hỗ trợ giảm đồng thời các chỉ số mỡ xấu, tăng chỉ số mỡ tốt.
    • Ngưu tất, Sơn tra [táo mèo]: Tiêu mỡ, tăng cường tiêu hóa thức ăn, cải thiện chức năng tạng Tỳ, tránh lắng đọng mỡ, ngăn ngừa các lớp mỡ bám vào thành mạch.
    • Giảo cổ lam, Trạch tả, Actiso: Bổ gan, tăng cường chức năng gan, hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ.

    Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng những thảo dược này, người bệnh cần chú ý liều lượng, tham khảo ý kiến thầy thuốc để sử dụng một cách hợp lý.

    Chủ Đề