Giao dich hàng hóa phổ biến trong tài chính gì năm 2024

Phái sinh hàng hóa cung cấp cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp cơ hội bảo vệ rủi ro giá cả, tận dụng biến động của thị trường và định giá các tài sản hàng hóa trong tương lai. Tuy đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng phái sinh hàng hóa vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Cùng bài viết sau tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ này nhé.

1. Phái sinh hàng hóa là gì?

Phái sinh hàng hóa [hay hàng hóa phái sinh] là một loại hợp đồng, trong đó khách hàng sẽ thực hiện mua/bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định. Việc chuyển giao sẽ diễn ra ở một thời điểm đã thỏa thuận trong tương lai. Các yếu tố như khối lượng, giá cả, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa,… được quy định tại các sở giao dịch hàng hóa.

Trên thực tế, nhà đầu tư không thực hiện việc mua bán hàng hóa thật mà hoạt động giao dịch sẽ được thực hiện thông qua các hợp đồng.

2. Các loại phái sinh hàng hóa

Tại Việt Nam, phái sinh hàng hóa thường được giao dịch thông qua 2 loại hợp đồng chính:

  • Hợp đồng tương lai [Futures contracts] là loại hợp đồng mua bán hàng hóa với giá và thời điểm được thỏa thuận trước đó.
  • Hợp đồng quyền chọn [Options contract] là loại hợp đồng mua quyền được mua/bán đối với hàng hóa trong tương lai mới mức giá và thời hạn được định sẵn trong quá khứ. Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua có quyền, nhưng không bắt buộc, mua hoặc bán một tài sản với một giá cố định trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, còn các loại hợp đồng khác như:

  • Hợp đồng kỳ hạn [Forward contracts] là loại hợp đồng chênh lệch cho phép mua bán hàng hóa với giá và thời điểm do hai bên tự thỏa thuận. Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn thường được sử dụng trong các giao dịch phi tập trung.
  • Hợp đồng hoán đổi [Swap contract] là loại hợp đồng tài chính giữa hai bên, trong đó hai bên cam kết trao đổi các luồng tiền tương lai dựa trên một tài sản hoặc một chỉ số nhất định.

3. Danh mục sản phẩm phái sinh hàng hóa

Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm phái sinh hàng hóa thường được chia làm 4 nhóm:

  • Nhóm nông sản bao gồm ngô, đậu tương, lúa mì, khô đậu tương, dầu đậu tương
  • Nhóm năng lượng bao gồm dầu thô, brent mini, brent dầu thô, dầu ít lưu huỳnh, khí tự nhiên, khí tự nhiên mini, xăng pha chế
  • Nhóm nguyên liệu công nghiệp gồm cao su, bông sợi, đường, cà phê, ca cao, dầu cọ
  • Nhóm kim loại gồm có bạch kim, bạc, quặng sắt, đồng, thiếc, niken, kẽm, nhôm, chì

Trong số này, nông sản hiện là nhóm được giao dịch nhiều nhất trên thị trường phái sinh hàng hóa. Nhóm năng lượng được đánh giá là có mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong thời gian qua.

4. Cách thức giao dịch phái sinh hàng hóa

Thông thường có 2 cách chính để giao dịch phái sinh hàng hóa:

  • Giao dịch trên sàn giao dịch truyền thống: đây là cách thức khá phổ biến khi giao dịch hàng hóa phái sinh. Trên sàn, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán các hợp đồng hàng hóa phái sinh và thực hiện giao dịch thông qua môi giới hoặc trực tiếp trên nền tảng giao dịch của sàn.
  • Giao dịch thông qua các ứng dụng trực tuyến/bên thứ 3: đây là hình thức giao dịch trực tuyến, cho phép nhà đầu tư truy cập vào thị trường hàng hóa phái sinh dù đang ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào. Các ứng dụng này cung cấp nhiều công cụ và giao diện thân thiện, giúp nhà đầu tư thực hiện các giao dịch hàng hóa phái sinh nhanh chóng, thuận tiện.

5. Giao dịch phái sinh hàng hóa trên ứng dụng Anfin

Với mục tiêu trở thành ứng dụng tài chính đa tiện ích hàng đầu, Anfin tiếp tục đem đến cho nhà đầu tư cơ hội trải nghiệm các sản phẩm tài chính đa dạng.

Khi giao dịch phái sinh hàng hóa trên ứng dụng Anfin, nhà đầu tư không chỉ được hưởng các tiện ích trong hệ sinh thái Anfin mà còn được tiếp nhận tư vấn 1:1 từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Hệ thống giao dịch hiện đại, đơn giản đem đến trải nghiệm đầu tư nhanh chóng, thuận tiện.

Theo dõi ngay chuyên mục Blog hay mỗi ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về Giao dịch phái sinh hàng hóa trên ứng dụng Anfin.

Phái sinh hàng hoá chắc hẳn vẫn còn lạ lẫm với đa số người Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống như thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh, phái sinh hàng hóa cũng là một kênh đầu tư rất thường xuyên và phổ biến của giới đầu tư trên thế giới, được coi là kênh đầu tư tiềm năng của các doanh nghiệp nếu biết triển khai đúng cách. Nắm được những thông tin cơ bản về loại giao dịch mới này sẽ giúp các nhà đầu tư thu về mối lợi khổng lồ từ việc chênh lệch giá cả hàng hóa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ưu điểm của giao dịch phái sinh hàng hóa

Tổng quan về thị trường hàng hoá phái sinh

Sàn giao dịch hàng hóa – Cơ hội mới cho nhà đầu tư Việt hiện tại và tương lai.Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, quan hệ thương mại Mỹ – Trung ít nhiều tác động đến tình hình kinh tế vĩ mô, nhiều nhà đầu tư cầm đồng vốn vẫn đang đứng ở ngã ba đường vì chưa biết đầu tư vào đâu.

Giao dịch hàng hóa phái sinh là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua/bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa…. được các Sở giao dịch hàng hóa quy định.

Tìm hiểu về Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Ưu điểm của giao dịch phái sinh hàng hoá

Mức sinh lời từ 5-10%/tháng. Đây là khoảng sinh lời rất cao so với thị trường đầu tư tài chính hiện nay.

Đối với đầu tư phái sinh hàng hóa, bạn chỉ cần bỏ ra 20 – 30 triệu đồng là đã có thể đầu tư. Và nếu muốn, chỉ sau 2 -3 ngày là bạn đã có thể bán đi để thu lời.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ưu điểm của giao dịch phái sinh hàng hóa

Kênh đầu tư được Nhà nước bảo hộ hợp pháp hóa tại Việt Nam.

Ngày 9/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 51/2018/NÐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NÐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Một trong những điểm mới quan trọng trong Nghị định 51/2018 là việc mở rộng hình thức của lệnh giao dịch. Theo đó, ngoài yêu cầu bằng văn bản, các hình thức có giá trị tương đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định đều được chấp nhận. Ðồng thời, cho phép sở giao dịch hàng hóa được liên thông với nhau trong nước và nước ngoài…

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam [MXV]

Tính thanh khoản cao

Về cơ bản, chứng khoán phái sinh có các ưu điểm hỗ trợ cho thanh khoản hơn so với thị trường cơ sở. Cụ thể:

  • Hàng hoá phái sinh cho phép nhà đầu tư tận dụng các lợi thế về đòn bẩy.
  • Giao dịch – bù trừ nhanh chóng.
  • Không giới hạn việc nắm giữ hợp đồng
  • Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể liên tục dự đoán xu thế thị trường

Phòng ngừa rủi ro biến động giá

Hợp đồng tương lai được sử dụng để phòng ngừa rủi ro đối với vị thế của một tài sản cơ sở. Từ đó, nhà đầu tư có thể giảm được một số thiệt hại hoặc thua lỗ khi tài sản với vị thế cơ sở của mình trên đà biến động giá bất lợi.

Đầu cơ

Thị trường có tính 2 chiều. Do đó, nhà đầu tư đều có thể kiếm được lợi nhuận cả khi thị trường đi lên hoặc đi xuống nếu như dự đoán đúng được xu hướng của nó.

Giao dịch linh hoạt

Cách thức giao dịch của hàng hoá phái sinh cũng tương tự như thị trường cơ sở. Tuy nhiên nó có sự linh hoạt cao hơn. Cụ thể, với tính linh hoạt, các nhà đầu tư có thể bán khống hoặc giao dịch T+0 chốt lãi/ lỗ ngay trong ngày.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX [VMEX JSC] tự hào là một thành viên kinh doanh của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam [MXV], được chính thức cấp phép và bảo lãnh về Giao dịch phái sinh hàng hóa.

Công việc là con đường chính mang lại thu nhập, nhưng đầu tư vào thị trường hàng hoá sẽ là con đường khiến khoản thu nhập tăng lên, và đôi khi trở thành “cứu cánh” khi bạn gặp rắc rối về tài chính trong công việc của mình.

Chính vì thế, hãy xem đầu tư vào thị thường hàng hoá như là một kỹ năng cần có và thiết yếu, không chỉ trong năm 2020 mà còn của cả một thập kỷ phía trước để bắt đầu con đường vươn đến tự chủ tài chính cho bản thân bạn.

Một khi bạn đã đạt đến ngưỡng tài chính này, thì tiền sẽ không còn là một gánh nặng và bạn sẽ thỏa sức làm những điều bạn luôn mong muốn.

Chủ Đề