Giải vở bài tập địa lý lớp 4 bài 6 năm 2024

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 6

Giải bài tập SGK Địa lí 4 bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên là tài liệu tham khảo chi tiết cách giải cho từng bài tập trong sách giáo khoa môn Địa lớp 4 cho các em học sinh ôn tập, nắm được các kiến thức Địa lý lớp 4 hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Quan sát hình 4, em hãy mô tả về nhà rông.

GỢI Ý LÀM BÀI

Các dân tộc ở Tây Nguyên thường sống tập trung thành buôn. Mỗi buôn thường có một nhà rông. Nhà rông của mỗi dân tộc có những nét riêng về hình dáng và cách trang trí. Nhà rông là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn. Nhiều sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn,...được diễn ra ở đó. Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn càng giàu có, thịnh vượng.

Giải Vở bài tập Địa lí 4 bài 6

Giải Vở bài tập Địa lí 4 bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập trang 18, 19 VBT địa lí 4 cho các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức về Địa lí 4 tập 1. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn giải Vở bài tập Địa lí lớp 4 bài 6

Bài 1. [trang 18 VBT Địa Lí 4]: Hãy gạch bỏ khung chữ có nội dung không đúng

Lời giải:

Bài 2. [trang 18 VBT Địa Lí 4]: Nối tên một số dân tộc ở Tây Nguyên với nửa vòng tròn ở giữa sao cho phù hợp:

Lời giải:

Bài 3. [trang 19 VBT Địa Lí 4]: Quan sát hình 1, 2, 3 trang 84 SGK rồi điền từ vào chỗ trống cho phù hợp.

Lời giải:

Ở Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại.

Bài 4. [trang 19 VBT Địa Lí 4]: Hãy quan sát hình bên và mô tả nhà rông.

Lời giải:

- Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.

- Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ.

- Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng.

Bài 5. [trang 19 VBT Địa Lí 4]:

  1. Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất.
  1. Hãy kể về một lễ hội ở Tây Nguyên mà em biết [qua sách, báo, ti vi, …]

Lời giải:

  1. Lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên được tổ chức vào:

Sau mỗi vụ thu hoạch

Dịp tiếp khách của cả buôn

Mùa xuân

X

Chỉ có ý 1 và 3 là đúng

  1. Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Thời gian diễn ra lễ hội: Hiện nay vẫn chưa có thời gian diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên cụ thể mà mỗi năm tổ chức vào một thời điểm khác nhau.

Địa điểm diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên: Luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên đó là Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kontum, Đăk Nông và Gia Lai.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể nói là một lễ hội lớn và hấp dẫn nhất ở Tây Nguyên mà ai cũng muốn một lần được tham dự. Nhờ vào những truyền thống quý báu còn lưu giữ và sự tinh tế trong nét văn hóa của người dân Tây Nguyên mà lễ hội này đã trở thành một di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại được tổ chức UNESCO công nhận. Trong mùa lễ hội, bạn sẽ được hòa mình vào những giai điệu hào hùng hay nhẹ nhàng được phát ra từ những chiếc cồng chiêng do người dân Tây Nguyên tự tay làm ra. Nếu thích bạn hãy cùng những chàng trai, cô gái Tây Nguyên ca múa bên đống lửa bập bùng và thưởng thức đặc sản Tây Nguyên để hiểu rõ hơn về cuộc sống văn hóa của người dân nơi đây nha.

Trọn bộ lời giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 4 dễ dàng làm bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6.

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6 [sách mới]

Quảng cáo

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6 Chân trời sáng tạo

  • [Chân trời sáng tạo] Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Xem lời giải

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6 Kết nối tri thức

  • [Kết nối tri thức] Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Xem lời giải

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6 Cánh diều

  • [Cánh diều] Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ Xem lời giải

Lưu trữ: Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 6 [sách cũ]

  • Giải vở bài tập Địa Lí lớp 4 Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên

Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 6 trang 85: Quan sát hình 4, em hãy mô tả về nhà rông.

Trả lời:

Nhà Rông là ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu gỗ, tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao to. Nhà Rông nào mái càng cao thể hiện sự giàu có của cả buôn. Nhà Rông là nơi nơi sinh hoạt tập thể của cả buôn làng như hội họp, tiếp khách của cả buôn. Thông thường, những nhà Rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng đó giàu có và thịnh vượng

Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 6 trang 85: Em hãy nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Trả lời:

Trang phục truyền thống của người Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại.

Trả lời câu hỏi Địa Lí lớp 4 Bài 6 trang 86: Em hãy kể tên một số hoạt động trong lễ hội của người dân Tây Nguyên.

Trả lời:

Một số hoạt động trong lễ hội của người dân ở Tây Nguyên là:

- Múa hát

- Chơi các nhạc cụ dân tộc

- Đốt lửa trại

- Uống rượu cần

- Tổ chức các cuộc thi

Câu 1 trang 86 Địa Lí lớp 4: Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên.

Trả lời:

Quảng cáo

Một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng,…

Câu 2 trang 86 Địa Lí lớp 4: Nêu một số nét vè trang phục và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.

Trả lời:

Một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.

- Trang phục: Nam đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, mang đồ trang sức bằng kim loại.

- Sinh hoạt: sống tập trung thành các buôn làng; tổ chức các lễ hội vào mùa xuân hoặc mỗi vụ thu hoạch: lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi, lễ hội đâm trâu, hội xuân,…Họ yêu thích nhạc cụ và sáng tạo ra nhiều loại nhạc dân tộc.

Câu 3 trang 86 Địa Lí lớp 4: Hãy mô tả nhà rông. Nhà rông dùng để làm gì?

Trả lời:

Quảng cáo

Nhà Rông là ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu gỗ, tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao to. Nhà Rông nào mái càng cao thể hiện sự giàu có của cả buôn.

Nhà rông dùng để diễn ra các họt động tập thể: hội họp, tiếp khách của cả buôn,..

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 4 hay, chi tiết khác:

  • Bài 7-8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
  • Bài 9: Thành phố Đà Lạt
  • Bài 10: Ôn tập
  • Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ
  • Bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 của ba bộ sách mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề