Giải bài tập toán lớp 6 tập 1 trang 60 năm 2024

Toán lớp 6 Luyện tập 3 trang 60 là lời giải bài Tập hợp các số nguyên SGK Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải Luyện tập 3 Toán lớp 6 trang 60

Luyện tập 3 [SGK trang 60]: 1. Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 2; - 4; 0; 5; - 11; - 3; 9.

2. Trong tập {x ∈ Z| - 5 < x ≤ 2}, những số nào lớn hơn – 1?

Hướng dẫn giải

- Tập hợp số nguyên gồm số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương

+ Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0.

+ Nếu a và b là hai số nguyên dương và a > b thì -a < -b

Lời giải chi tiết

1.

+ Các số nguyên âm là: -4; -11; -3

Vì 11 > 4 > 3 nên -11 < -4 < -3 < 0 [*]

+ Các số nguyên dương là: 2; 5; 9

Ta có: 0 < 2 < 5 < 9 [**]

Từ [*] và [**] ta được: -11 < -4 < -3 < 0 < 2 < 5 < 9

Sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần là: -11; -4; -3; 0; 2; 5; 9

2.

Ta có: x là số nguyên lớn hơn - 5 và nhỏ hơn hoặc bằng 2

\=> x là các số -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2

Các số nguyên lớn hơn -1 trong tập trên là: 0; 1; 2

Vậy x ∈ {0;1;2}.

----> Câu hỏi cùng bài:

  • Hoạt động 1 [SGK trang 58]: Số - 3 đọc là “âm 3”. Tương tự, hãy đọc các số âm ...
  • Luyện tập 1 [SGK trang 58]: a] Viết ba số nguyên dương và ba số nguyên âm ...
  • Vận dụng 1 [SGK trang 59]: Ông M nhận được hai tin nhắn từ một ngân hàng ...
  • Luyện tập 2 [SGK trang 60]: Xuất phát từ gốc O, ta sẽ đi đến điểm nào nếu: ...
  • Hoạt động 3 [SGK trang 60]: Trên trục số các số nguyên âm nằm trước hay sau gốc O? ...
  • Hoạt động 4 [SGK trang 60]: Quan sát trên trục số [H.3.6], ta thấy: ...

-> Bài liên quan: Giải Toán lớp 6 bài 13 Tập hợp các số nguyên Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

----> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 6 Bài 14 Phép cộng và phép trừ số nguyên

--------

Trên đây Giaitoan.com đã giới thiệu lời giải chi tiết Luyện tập 3 Toán lớp 6 trang 60 Tập hợp các số nguyên cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 3: Số nguyên. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6. Ngoài ra GiaiToan xin giới thiệu đến quý thầy cô và học sinh các tài liệu liên quan:

Giải Toán lớp 6 bài 36: Góc bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 58, 59, 60.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 36 Chương VIII - Những hình hình học cơ bản. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 6 bài 36: Góc

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hoạt động

Hoạt động 1

Quan sát Hình 8.42 và cho biết cầu thủ nào nằm trong góc sút.

Gợi ý đáp án:

Cầu thủ mang áo số 1 nằm trong góc sút.

Hoạt động 2

Trên tờ giấy màu A4, em xác định hai điểm M, N rồi dùng kéo cắt rời một góc từ tờ giấy như hình bên. Em hãy cho biết trong hai điểm M, N:

  1. Điểm nào nằm trong góc vừa cắt rời?
  1. Điểm nào không nằm trong góc đó?

Gợi ý đáp án:

Khi cắt rời một góc như tờ giấy ở hình bên ta còn:

  1. Điểm M nằm trong góc vừa cắt rời
  1. Điểm N không nằm trong góc vừa cắt rời

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi

Câu hỏi trang 58

Quan sát Hình 8.45 và đọc tên các góc trong hình vẽ. Với mỗi góc, hãy cho biết đỉnh và các cạnh của nó.

Gợi ý đáp án:

  • Góc xOy có hai cạnh là Oy và Ox và đỉnh là điểm O
  • Góc xOz có hai cạnh là Oz và Ox và đỉnh là điểm O
  • Góc yOz có hai cạnh là Oz và Oy và đỉnh là điểm O

Câu hỏi trang 59

Quan sát Hình 8.49 và kể tên các điểm nằm trong góc mOn.

Gợi ý đáp án:

Các điểm nằm trong góc mOn là: B, C.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập, Vận dụng

Luyện tập 1

[1] Quan sát Hình 8.46 và gọi tên các góc có đỉnh là A, B trong hình vẽ.

[2] Vẽ hình theo hướng dẫn sau:

- Vẽ đường thẳng xy

- Lấy điểm A thuộc đường thẳng xy.

- Lấy điểm B không thuộc đường thẳng xy.

- Nối A và B.

  1. Em hãy đọc tên các góc có trong hình vừa vẽ;
  1. Trong các góc đó, hãy chỉ ra góc bẹt.

Gợi ý đáp án:

  1. Các góc ở đỉnh A là: Góc DAC; góc DAB; góc BAC.

Các góc ở đỉnh B là: Góc ABC; góc ABD; góc DBC.

  1. Ta có hình vẽ:

  1. Các góc có trong hình vẽ là: ∠ xAB; ∠ BAy; ∠ xAy
  1. Ax và Ay là hai tia đối nhau nên ∠ xAy là góc bẹt.

Vận dụng 1

Compa là một dụng cụ học tập quen thuộc của các em học sinh. Mở chiếc compa ra ta thấy hình ảnh của một góc, trong đó hai cạnh của compa là hai cạnh của góc, đỉnh của compa là đỉnh của góc [H.8.47].

Em hãy tìm thêm trong thực tiễn các hình ảnh của góc và mô tả đỉnh, cạnh của các góc đó.

Gợi ý đáp án:

Thực tiễn các hình ảnh của góc là:

+] Hình ảnh trên thì cạnh của góc là hai đường thẳng viền của mái nhà, đỉnh là giao điểm của hai đường viền của mái nhà.

+] Hình ảnh trên thì cạnh của góc là kim dài và kim phút, đỉnh là tâm của đồng hồ.

+] Hình ảnh trên là Chiếc kéo hai lưỡi kéo là cạnh của góc, trụ của kéo là đỉnh của góc.

Luyện tập 2

Vẽ Hình 8.50 vào vở.

  1. Kể tên các điểm nằm trong góc xOy,
  1. Lấy điểm I thuộc đoạn thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn AB.

Hỏi điểm I có nằm trong góc xOy không? Điểm K có nằm trong góc xOy không?

Gợi ý đáp án:

  1. Các điểm nằm trong góc xOy là: P; M.

b.

+] Nếu điểm I trùng với điểm A hoặc điểm B thì điểm I không nằm trong góc xOy.

+] Nếu điểm I nằm trên đoạn thẳng AB nhưng không trùng với A và B thì điểm I nằm trong góc xOy.

+] Nếu điểm K nằm trên đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn AB thì điểm K không nằm trong góc xOy.

Vận dụng 2

Quan sát mặt đồng hồ ở hình bên và cho biết trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi:

  1. Kim giờ và kim phút;
  1. Kim giây và kim phút.

Gợi ý đáp án:

  1. Các vạch nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút là các vạch số: 11; 12; 1.
  1. Các vạch nằm trong góc tạo bởi kim giây và kim phút là các vạch số: 9; 10; 11; 12; 1.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 60 tập 2

Bài 8.25

Viết tên [cách viết kí hiệu] của góc, chỉ ra đỉnh, cạnh của góc trong mỗi hình vẽ sau:

Gợi ý đáp án:

Quan sát Hình a:

Góc xMy kí hiệu , đỉnh là M, hai cạnh của góc là My và Mx.

Quan sát Hình b:

Góc DEF kí hiệu , đỉnh là E, hai cạnh của góc là ED và EF

Góc EDF kí hiệu , đỉnh là D, hai cạnh của góc là DE và DF

Góc DFE kí hiệu , đỉnh là F, cạnh của góc là FD và FE.

Bài 8.26

Cho đường thẳng xy. Vẽ hai điểm A, B nằm trên xy. Gọi tên các góc bẹt tạo thành.

Gợi ý đáp án:

+] Vì Ax và Ay hay Ax và AB là hai tia đối nhau nên là góc bẹt.

+] Vì Bx và By hay BA và By là hai tia đối nhau nên là góc bẹt.

Bài 8.27

Quan sát mặt đồng hồ dưới đây.

Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút?

Gợi ý đáp án:

Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút [kim giờ chỉ qua số 8 nhưng chưa đến số 9, còn kim phút chỉ đúng số 3] là vạch chỉ các số 4; 5; 6; 7; 8.

Bài 8.28

Cho ba tia chung gốc Oa, Ob và Oc, trong đó không có hia tia nào đối nhau. Hỏi có bao nhiêu góc có hai cạnh là hai trong ba tia đã cho?

Gợi ý đáp án:

Quan sát hình vẽ ta có kết quả như sau:

Các góc là:

Bài 8.29

Viết tên các góc có đỉnh A, đỉnh M trong hình vẽ sau.

Gợi ý đáp án:

Quan sát hình vẽ ta có kết quả như sau:

+] Các góc ở đỉnh A là:

+] Các góc ở đỉnh M là:

Bài 8.30

Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C trên tờ giấy trắng rồi vẽ các đoạn thẳng AB, BC, CA.

Em hãy tô màu phần hình chữ nhật trong của cả ba góc BAC, ACB, CBA.

Gợi ý đáp án:

Phần tô màu là phần hình chứa tất cả các điểm trong của ba góc BAC, ACB, CBA.

Lý thuyết Góc

1. Góc

Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.

Chủ Đề