Giá laptop Acer Predator 21X

Danh mục

Tất cả nhóm hàng

  • Tivi, Loa, Dàn Karaoke

  • Máy lạnh, Quạt điều hoà

  • Đồ dùng nhà bếp, Bếp điện

  • Lọc nước, Thiết bị làm đẹp

  • Điện thoại, Laptop, Tablet

Với 12204 sản phẩm predator 21x được tìm thấy tại Mỹ, quý khách hàng sẽ có cơ hội được lựa chọn thoải mái từ mẫu mã cho đến chủng loại phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Tất cả predator 21x đều là sản phẩm chính hãng có nguồn gốc,xuất xứ rõ ràng đảm bảo về chất lượng. Chính vì thế, khi chọn mua predator 21x , quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về thời gian và giá trị sử dụng mà nó mang lại.

Bên cạnh đó, quý khách hàng còn có thể xem xét phần đánh giá và mức giá cụ thể của predator 21x bên dưới. Như vậy, mỗi người sẽ dễ dàng cân nhắc và quyết định trước khi cho sản phẩm vào giỏ hàng.

Đồng thời, khi ghé thăm mua sắm tại Fado.vn , khách hàng sẽ được trải nghiệm vô vàn các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn với nhiều lợi ích bất ngờ. Đặc biệt, mỗi người còn có cơ hội trở thành thành viên của Fado Vip Club đi kèm là các đặc quyền riêng có 1-0-2 như nhận chiết khấu trực tiếp trên từng sản phẩm, ưu tiên hỗ trợ nhanh chóng, hỗ trợ vận chuyển siêu tốc, nhận quà mừng sinh nhật,...

Rất nhiều predator 21x và các sản phẩm khác từ những ngành hàng như đồ dùng điện tử, gia dụng, thời trang - giày dép - trang sức, đồng hồ, chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp, đồ chơi,...trong tầm tay. Còn chần chừ gì mà không thêm ngay vào giỏ hàng hàng, thanh toán và trải nghiệm mua sắm cùng nhiều tiện ích tuyệt vời tại Fado.vn.

Xem thêm

Predator 21X cũng có bàn rê đa điểm và vị trí của nó tương tự như thiết kế của chiếc MSI GT83VR Titan đó là nằm bên cạnh bàn phím cơ. Chiếc bàn rê này cũng rất đặc biệt khi có 2 mặt, một mặt bàn rê đa điểm, một mặt là bàn phím số, lật qua lật lại.

Thiết kế này khiến bàn rê của Predator 21X linh hoạt hơn khi mang lại trải nghiệm tốt cho cả 2 thứ, bàn rê phủ kính hỗ trợ đa điểm và dùng driver Microsoft Precision Touchpad mang lại tốc đô phản hồi cao trong khi bàn phím số vật lý, các phím to dễ bấm và cũng hỗ trợ cả đèn nền.

Phía trên bàn phím và bàn rê là 2 khu vực tạo nên chất chơi cho Predator 21X. Bên trái là khu vực trong suốt giúp chúng ta thấy được hoạt động của quạt tản nhiệt. Chiếc quạt này cũng có đèn LED có thể tùy biến, mặc định là xanh.

Ngay bên cạnh là một tấm cover được in hình rồng nước. Đây cũng chính là linh vật của dòng máy siêu cao cấp này. Con rồng nước màu xanh, miệng há rộng rất dữ tợn và dòng chữ Conquer any battle thể hiện sự thách thức đối với mọi loại game. Acer cho biết tấm cover này có thể tháo ra thay cái khác. Nếu không thích con rồng nước này thì anh em có thể đặt Acer làm một cái theo ý mình hoặc tự tháo ra dán hình khác vào.

Giờ thì chúng ta sẽ cùng xem qua cấu hình của Acer Predator 21X:
  • CPU: Intel Core i7-7820HK [Kaby Lake] 4 nhân 8 luồng, 2,9 - 3,9 GHz, OC ~4,3 GHz, 8 MB Cache, TDP 45 W;
  • Chipset: Intel CM238;
  • GPU: 2 x Nvidia GeForce GTX 1080 [Pascal] với 2 x 2560 nhân CUDA, xung nhịp tối đa 2000 MHz, 2 x 8 GB GDDR5X VRAM;
  • RAM: 64 GB với 4 x 16 GB Kingston DDR4-2400 MHz, dual-channel;
  • SSD + HDD: 1 TB với 2 x 512 GB M.2 NVMe SSD chạy RAID 0 [còn trống 2 slot M.2] + 1 TB Hitachi TravelStar 7200 rpm SATA III;
  • Bluetooth + Wi-Fi: Bluetooth 4.1, Killer1535 ac;
  • Pin: 88,8 Wh;
  • OS: Windows 10 64-bit.
Như vậy về khả năng nâng cấp thì Predator 21X như phiên bản mình đang trải nghiệm gần như là dư thừa về cấu hình, 4 khe RAM đều kín, tổng dung lượng lưu trữ là 2 TB với 1 TB SSD tốc độ cao và 1 TB HDD thông thường. Card Wi-Fi cũng rất chất lượng với tính năng Killer Wi-Fi giúp tối ưu đường truyền, chống lag.

Thử nghiệm nhanh với một số công cụ benchmark quen thuộc, Cinebench R15 thì CPU Core i7-7820HK ở chế độ hoạt động bình thường chưa OC trên Predator 21X đạt 736 điểm đa nhân và 131 điểm đơn nhân. Tuy nhiên, điểm số này kỳ thực lại không cao như kỳ vọng của mình [khoảng 800 điểm đa nhân]. So với ASUS RoG GX800VH thì điểm số đa nhân lẫn đơn nhân của Predator 21X với cùng CPU đều thấp hơn khá nhiều. Mình quan sát và nhận ra ở chế độ Normal thì CPU Core i7-7820HK trên Predator 21X thường chạy ở xung 3,5 GHz, khả năng là Acer đã giới hạn xung nhằm kéo dài thời lượng sử dụng pin nên hiệu suất xử lý đa nhân, đặc biệt là đơn nhân thấp hơn hẳn so với ASUS RoG GX800VH khi CPU ở chế độ Standard chạy được ở mức xung Turbo Boost tối đa là 3,9 GHz.


Bù lại thì 2 GPU GTX 1080 trên Predator 21X mang lại hiệu năng rất tốt. Thử nghiệm với 3DMark 13 thì hiện tại Predator 21X là chiếc máy đạt điểm số các bài test đồ họa nặng, phân giải cao tốt nhất như Fire Strike, Time Spy và Sky Diver. Điểm số của Predator 21X cũng nhỉnh hơn khá nhiều so với ASUS RoG GX800VH với cùng cấu hình. Lưu ý là tất cả các bài test mình đều cho chạy ở chế độ Normal, không OC.

Tốc độ truy xuất của hệ thống 2 ổ SSD chạy RAID 0 trên Predator 21X cũng rất cao, tốc độ đọc và ghi tuần tự với 32 queue, 1 thread, block size 1 GB đạt lần lượt là 3369 MB/s và 2919 MB/s. Đối với tốc độ đọc và ghi tuần tự ở thiết lập 1 queue 1 thread, block size 1 GB thì tốc độ đọc đạt đến 3384 MB/s nhưng ghi thấp hơn với 2336 MB/s. Tốc độ truy xuất tập tin 4 KB cũng rất cao, trên 500 MB/s. Mình cũng tiến hành stress test sơ bộ CPU và GPU bằng Furmark và nhận thấy hiệu quả tản nhiệt của Predator 21X chênh lệch rất rõ ràng khi kích hoạt CoolBoost - một tính năng giúp đẩy tốc độ quay của các quạt lên trên 4000 rpm. CPU:

  • Strest test CPU ở thiết lập Normal [không OC], CPU chạy ở tốc độ khoảng 3,49 GHz, CoolBoost tắt, tốc độ quạt dưới 4000 rpm thì nhiệt độ của các nhân vào khoảng 83 độ C.
  • Strest test CPU ở thiết lập Turbo [OC], CPU chạy ở tốc độ 4,29 GHz, CoolBoost tắt, nhiệt độ các nhân lên đến 98 độ C, tức chỉ cách ngưỡng T-max 2 độ C.
  • Strest test CPU ở thiết lập Turbo [OC] và bật CoolBoost, tốc độ quạt đạt gần 4300 rpm thì nhiệt độ CPU nhanh chóng giảm xuống còn 86 độ C và có chiều hướng giảm thêm qua thời gian.

  • Strest test 2 x GPU ở thiết lập Normal [không OC], 2 GPU chạy ở xung nhịp tối đa 1835 MHz, CoolBoost tắt, nhiệt độ của 2 GPU không đều nhau, GPU 1 tối đa 77 độ C và GPU 2 tối đa 84 độ C. Bật CoolBoost, nhiệt độ của cả 2 giảm rất mạnh xuống còn lần lượt 68 độ C và 65 độ C sau 5 phút.
  • Strest test 2 x GPU ở thiết lập Turbo [OC], 2 GPU chạy ở xung nhịp tối đa 2000 MHz, CoolBoost bật, nhiệt độ của GPU 1 ổn định ở 68 độ C và GPU 2 ổn định ở 60 độ C và không có chiều hướng tăng.

Thử nghiệm với 2 game khá đốt cấu hình hiện tại là GTA V và Ghost Recon Wildlands: GTA V, mình thiết lập tối đa cấu hình và cho chạy ở độ phân giải tối đa của màn hình, tắt Nvidia G-Sync thì tỉ lệ khung hình đạt trên 130 fps, nếu bật G-Sync thì khung hình khóa ở 120 fps.

Ghost Recon Wildlands mình cũng cho thiết lập tối đa đồ họa, phân giải tối đa và tắt G-Sync, kết quả khung hình trung bình trên 65 fps, tối đa 78 fps. Nhiệt độ CPU khi chơi vào khoảng 84 độ C và 2 GPU ổn định ở mức 66 và 69 độ C.

Một điều thú vị đó là khi mình bật Turbo [OC CPU và GPU], bật CoolBoost và thử lại với Wildlands để xem tỉ lệ khung hình chênh lệch thì kết quả lại thấp hơn so với khi chơi ở chế độ Normal [không OC]. Theo đó tỉ lệ khung hình trung bình còn 60 fps và có thể nhận thấy game đã không thể khai thác tối đa hiệu năng của GPU với tỉ lệ chiếm dụng tài nguyên tối đa chỉ 75,4% trong khi ở chế độ Normal, 2 GPU được khai thác đến 90%.

Như vậy qua những thử nghiệm trên, chúng ta có thể ít nhiều thấy được sức mạnh của Predator 21X. Hy vọng trong thời gian tới mình sẽ có thể mượn lại Predator 21X và test kĩ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề