Gdp trung quốc 2023

ADB cho biết trong báo cáo mới nhất được công bố hôm 20-9 đây là lần đầu tiên trong hơn 3 thập kỷ, phần còn lại của châu Á phát triển nhanh hơn Trung Quốc. Báo cáo của ADB cho hay: "Lần gần đây nhất là vào năm 1990, khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống còn 3,9% trong khi GDP của các nước còn lại ở khu vực tăng 6,9%".

ADB dự báo ​​khu vực các nước đang phát triển ở châu Á - ngoại trừ Trung Quốc - sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2022 và Trung Quốc tăng 3,3% trong cùng năm.

ADB cho rằng nguyên nhân đến từ chính sách Không COVID của Trung Quốc, các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản và hoạt động kinh tế chậm lại do nhu cầu hàng hoá ngoài Trung Quốc giảm.

Nhu cầu bên ngoài suy giảm tiếp tục làm giảm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tổ chức này cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023 xuống 4,5% từ mức 4,8% trong dự báo hồi tháng 4 do "nhu cầu bên ngoài suy giảm tiếp tục làm giảm đầu tư vào lĩnh vực sản xuất".

ADB cho biết mặc dù khu vực đang có dấu hiệu tiếp tục phục hồi nhờ du lịch hồi sinh nhưng "các cơn gió ngược" trên toàn cầu đang làm giảm tốc độ tăng trưởng chung.

Đối với khu vực, ADB hiện kỳ ​​vọng các nền kinh tế châu Á mới nổi sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm 2022 và 4,9% vào năm 2023. Những con số này đã bị cắt giảm từ mức kỳ vọng trong dự báo hồi tháng 7 lần lượt là 4,6% và 5,2%.

Bản báo cáo cập nhật mới về "Triển vọng Phát triển châu Á" cũng dự báo tốc độ tăng giá sẽ còn tăng nhanh hơn nữa lên 4,5% vào năm 2022 và 4% vào năm 2023 do áp lực lạm phát gia tăng từ chi phí thực phẩm và năng lượng.

Báo cáo của ADB cho biết: "Các ngân hàng trung ương ở khu vực đang tăng lãi suất vì lạm phát hiện đã tăng trên mức trước đại dịch. Điều này đang góp phần vào tình trạng thắt chặt tài chính trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng giảm sút và Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] tăng tốc thắt chặt chính sách tiền tệ".

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á đang cho thấy dấu hiệu phục hồi, song kinh tế Trung Quốc lại đang tăng trưởng chậm chạp do chính sách "zero-Covid" kéo dài.

  • Đợt nắng nóng kéo dài có thể tác động trực tiếp đến nền kinh tế Trung Quốc
  • Trung Quốc bắt giữ hàng trăm nghi phạm trong vụ bê bối tại 4 ngân hàng nông thôn
  • Chính phủ Trung Quốc nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế

Trong báo cáo về triển vọng kinh tế châu Á mới nhất công bố hôm 21/9, Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB] nhận định, lần đầu tiên trong hơn trong ba thập kỷ, phần còn lại của châu Á đang phát triển và sẽ phát triển nhanh hơn Trung Quốc.

“Lần gần đây nhất điều này diễn ra là vào năm 1990, khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại còn 3,9% trong khi GDP của các nước còn lại trong khu vực tăng 6,9%”, ADB cho biết.

ADB dự báo, GDP ​​khu vực châu Á đang phát triển, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng trung bình 5,3% vào năm 2022, trong khi đó GDP Trung Quốc sẽ chỉ tăng 3,3%. Trung Quốc vẫn đang đi ngược với thế giới khi thực hiện chính sách phong toả, dù không diễn ra liên tục song rất nghiêm ngặt, để dập tắt các đợt bùng phát dịch bệnh lẻ tẻ.

Quý II/2022, GDP của Trung Quốc chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm mạnh so với mức 4,8% trong quý I/2022. Tính nửa đầu năm 2022, GDP của Trung Quốc tăng 2,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 5,5% do chính phủ đề ra cho cả năm 2022.

Một công nhân Trung Quốc làm việc tại công trường xây dựng ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Nguồn: Internet

Trước đó vào tháng 7, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay xuống 4% từ mức 5% do các đợt phong toả từ chính sách “zero-Covid”, khủng hoảng lĩnh vực bất động sản và các hoạt động kinh tế chậm lại do nhu cầu bên ngoài yếu hơn.

ADB đồng thời hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới năm 2023 xuống 4,5% từ mức 4,8% trong báo cáo công bố hồi tháng 4 do “nhu cầu bên ngoài suy giảm tiếp tục làm giảm đầu tư vào hoạt động sản xuất”.

Về khu vực châu Á nói chung, mặc dù kinh tế đang có dấu hiệu tiếp tục phục hồi nhờ du lịch hồi sinh, song các yếu tố vĩ mô toàn cầu không thuận lợi đang làm giảm tốc độ tăng trưởng chung.

ADB hiện kỳ ​​vọng các nền kinh tế châu Á mới nổi sẽ tăng trưởng 4,3% vào năm 2022 và 4,9% vào năm 2023, thấp hơn các dự báo được đưa ra hồi tháng 7 lần lượt là 4,6% và 5,2%. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương trong khu vực cũng thực hiện các đợt tăng lãi suất do áp lực lạm phát đè nặng.

  • ADB

  • Trung Quốc

  • các nền kinh tế mới nổi

Chủ Đề