Độ ẩm bao nhiêu là khô

Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên sự thời tiết thay đổi trong năm khá rõ. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến thời tiết, độ ẩm là đóng vai trò khá lớn. Bạn có thể đã nghe đến cụm từ độ ẩm không khí cao hoặc thấp trong các bản tin dự báo thời tiết. Vậy thực chất độ ẩm là gì? Ảnh hưởng của độ ẩm như thế nào đến sức khỏe và đời sống con người? Độ ẩm tiêu chuẩn trong phòng phải là bao nhiêu? Cùng xem chi tiết ngay nhé!

Mục lục nội dung

Độ ẩm không khí là gì?

Độ ẩm không khí là thước đo để xác định lượng hơi nước trong không khí được đo bằng máy đo độ ẩm. Độ ẩm được tính theo Gam trong một thể tích nhất định. Xác định được độ ẩm, người ta có thể biết được lượng mưa, sương mù và một số thay đổi của thời tiết.

Độ ẩm không khí – lượng hơi nước trong một đơn vị thể tích không khí

 

Các khái niệm về độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối cũng còn được gọi là độ ẩm tỉ đối, được tính theo %. Đây là tỷ số áp suất riêng của hơi nước so với hơi nước bão hòa. Có thể hiểu cách khác là tỷ lệ % của khối lượng nước so với khối lượng nước bão hòa trong cùng một thể tích.

Độ ẩm tuyệt đối

Độ ẩm tuyệt đối là tỷ số của khối lượng  hơi nước trên thể tích hỗn hợp không khí chứa nó. Lượng hơi nước trong một thể tích khí nhất định được tính bằng g/m3. Thông thường, độ ẩm tuyệt đối sẽ thay đổi khi áp suất của không khí thay đổi. Trong hóa học kỹ thuật thì độ ẩm tương đối được tính theo khối lượng hơi nước trên một đơn vị khối lượng của không khí khô.

Những dấu hiệu cơ bản của độ ẩm không khí

Có hai dấu hiệu mà chúng ta thường gặp nhất là độ ẩm không khí cao và độ ẩm thấp.

Độ ẩm quá cao

Dấu hiệu của việc xuất hiện độ ẩm cao trong nhà bạn là sự ngưng tụ hơi nước trên cửa sổ, đặc biệt và cửa kính. Nền nhà có giọt nước ti ti, vết nước khi chạm vào. Tường làm bằng thạch cao hoặc ốp gạch cũng sẽ có giọt nước tương tự. ở Việt Nam, những ngày độ ẩm quá cao người ta thường gọi là ngày nồm.

Độ ẩm không khí cao gây ra hiện tượng nồm

Độ ẩm quá thấp

Nếu bạn cảm thấy bề mặt da bị khô, căng và không khí hanh khô thì có thể là do độ ẩm không khí quá thấp. Nhìn chung, khi độ ẩm quá thấp, bạn rất dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe.

Những ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sức khỏe và đời sống

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Cơ chế toát mồ hôi của con người có tác dụng làm mát cơ thể. Tuy nhiên, trong môi trường có độ ẩm quá cao, mồ hôi không thể thoát ra bình thường và bạn sẽ cảm thấy nóng bức, khó chịu. Ngoài ra, khi độ ẩm không khí quá cao thì nấm mốc, vi sinh vật, vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ. Từ đó gây ra rất nhiều bệnh. Đặc biệt, trong những mùa mà thời tiết thay đổi với độ ẩm cao, các bệnh cúm mùa, cảm lạnh dễ xảy ra.

Nhiệt độ cao với môi trường nhiều vi khuẩn cũng khiến nguy cơ lây lan các mệnh về đường hô hấp cao hơn. Ví dụ như bệnh viêm phổi, ho khan, viêm phế quản, khó thở, hắt hơi, viêm xoang,… xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Những người có tiền sử dị ứng, viêm xoang sẽ cảm nhận rõ nhất điều này. Bên cạnh đó, trong các mùa có độ ẩm không khí và nhiệt độ cao, ruồi muỗi cũng sinh sản nhiều hơn và dễ gây bùng phát dịch bệnh như sốt rét.

Một vấn đề thường gặp khi độ ẩm cao là VOC phát tán nhiều trong không khí. VOC là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong nhiệt độ thường. Có rất nhiều sản phẩm do con người chế tạo chứa các chất độc hại VOC. Trong môi trường độ ẩm cao, bạn sẽ dễ nhận thấy mùi khó chịu của hóa chất. Mùi dày dễ gây dị ứng và ảnh hưởng đến sự hít thở của con người cũng như các con vật nuôi trong nhà.

Ngược lại với độ ẩm quá cao thì độ ẩm thấp cũng mang lại phiền phức không hề kém. Độ ẩm thấp đồng nghĩa với thời tiết hanh khô và có thể lạnh. Làn da của con người vô cùng nhạy cảm với mọi thay đổi nhỏ nhất của thời tiết. Ở những người có cơ địa dị ứng hay trẻ sơ sinh, vào mùa đông, khi độ ẩm không khí quá thấp rất dễ xuất hiện tình trạng nứt nẻ, ngứa, bong tróc da, chàm, khô da, vảy nến,…

Độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Ngoài ra, trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm thấp, vi khuẩn vẫn có thể phát triển được. Những bệnh viêm phổi, đau họng, liên cầu khuẩn,… cũng thường gặp phải vào mùa đông.

Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến đời sống

Đầu tiên, nếu độ ẩm quá cao thì sẽ xuất hiện sương mù. Việc xuất hiện sương mù gây khó khăn cho giao thông và dễ xảy ra tai nạn trên các con đường cao tốc. Trong sinh hoạt, độ ẩm cao khiến quần áo lâu khô và có thể bốc mùi ẩm ướt. Chăn ga gối đệm cũng có thể bị ẩm, có mùi và dễ tích tụ vi khuẩn gây hại. Như đã nói, dấu hiệu của độ ẩm cao cũng có thể là sàn nhà bị ướt, trơn trượt hay đọng nước. Điều này gây bất lợi khi đi lại, đặc biệt mất an toàn cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, khi độ ẩm quá cao, các thiết bị điện trong nhà dễ bị hư hỏng, chập cháy. Trong những ngày độ ẩm thấp, bạn có thể thấy bụi nhiều hơn ở trong nhà.

Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến nội thất

Có thể thấy được đối tượng ảnh hưởng lớn nhất của độ ẩm chính là vào đồ nội thất, nhất là đồ gỗ. Độ ẩm cao tăng nguy cơ mối mọt và nấm mốc cho nội thất. Các sinh vật như gián, kiến, mối,… thường sinh sống và phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm cao. Do đó, ở những khu vực kho bãi, tầng hầm, nhà bếp, nhà vệ sinh, hay những căn hộ thấp tầng, thiếu ánh sáng chính là điều kiện sống cực kỳ tốt cho những sinh vật này. Đó cũng chính là lý do khiến nội thất dễ bị hư hao, bị gặm nhấm.

Ở những nơi có độ ẩm cao thường xuyên, tường nhà và trần nhà rất dễ bị nấm mốc và mục nát. Tương tự, các đồ bằng gỗ cũng dễ bị bay màu, biến màu do hơi ẩm thấm sâu vào các thớ gỗ. Ngược lại, khi độ ẩm không khí quá thấp và nhiệt độ cao, khớp nối đồ gỗ dễ bị lỏng lẻo, cong vênh.

Độ ẩm tiêu chuẩn trong phòng là bao nhiêu?

Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho biết, độ ẩm không khí tiêu chuẩn sẽ là khoảng 55% – 65%. Trẻ sơ sinh cũng như người già sẽ có sức khỏe tốt hơn với tiêu chuẩn độ ẩm như thế này. Các vật dụng gia đình, nội thất cũng sẽ giữ được nguyên trạng, bền bỉ và tuổi thọ cao hơn.

Bảng số liệu mức độ nguy hiểm của độ ẩm không khí

Một số lợi ích cụ thể khi đạt đến độ ẩm không khí lý tưởng là:

– Hệ miễn dịch của con người hoạt động tốt nhất: Trong điều kiện độ ẩm không quá cao cũng không quá thấp, vi khuẩn và nấm mốc không có cơ hội để phát tán, vì thế các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm,… sẽ ít có cơ hội lây lan.

– Cơ thể luôn thoải mái: Độ ẩm trong không khí được cân bằng giúp cho mồ hôi thoát ra dễ dàng để làm mát cơ thể bạn. Như vậy, tình trạng mệt mỏi sẽ không diễn ra.

– Da mịn màng, không bị khô – căng: Việc đổ nhiều mồ hôi hay không thể thoát mồ hôi đều khiến da bạn bị khô, căng, nút,… Nếu phòng làm việc hay phòng ngủ của bạn được cân bằng độ ẩm thì sẽ không bị khô hay nứt nẻ da.

Một số cách kiểm tra độ ẩm không khí

Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra độ ẩm trong phòng mình bằng một số phương pháp đơn giản như: Để một cốc đá lạnh trong phòng và chờ khoảng 3 phút. Nếu có những giọt nước đọng ở bên ngoài thành cốc thì nghĩa là độ ẩm trong phòng khá tốt. Nếu không có nước hoặc chỉ bám một tầng mỏng thì không khí có thể đang rất hanh khô. Lưu ý phương pháp này không dùng trong nhà tắm. Ngoài ra, để chính xác nhất thì bạn nên sử dụng nhiệt kế hoặc máy đo độ ẩm.

Những biện pháp khắc phục độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp

Với các căn hộ tại Việt Nam, rất khó để tránh được hiện tượng nồm khi độ ẩm quá cao trong không khí. Cách đơn giản nhất là bạn nên hạn chế mở cửa vào những ngày trời nồm. Sử dụng khăn sạch để lau sàn nhà, tường và các sản phẩm nội thất, cửa kính để làm giảm tác động của nước và nấm mốc. Các căn phòng trong nhà đều nên được lắp quạt thông gió. Đặc biệt là ở khu vực nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh vì đây là những nơi độ ẩm cao nhất trong nhà.

Đối với quần áo hay các nội thất bằng vải, nên sấy hoặc là khô để hạn chế ẩm ướt gây hư hại. Nhất là ghế sofa là sản phẩm nội thất dễ bị hư hỏng nhất trong những ngày độ ẩm không khí quá cao. Có thể sử dụng thêm túi chống ẩm để cất chăn màn, quần áo ga giường,… nhằm đề phòng sương, hơi nước bám vào.

Nên sử dụng điều hòa hai chiều để có thêm chế độ hút ẩm vào những mùa có độ ẩm cao. Máy lọc không khí cũng là một gợi ý hay cho những căn hộ hiện đại. Vào những mùa hanh khô như mùa đông hoặc phòng điều hòa, thì bạn nên sử dụng thêm máy phun sương để tăng độ ẩm cho căn hộ hoặc văn phòng.

Kết luận

Hi vọng với những kiến thức cơ bản trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ độ ẩm không khí là gì cũng như những ảnh hưởng của nó đến đời sống, sức khỏe, trang thiết bị nội thất. Độ bền của đồ gỗ nội thất hay sức đề kháng của con người tốt hơn một phần cũng nhờ vào sự ổn định của độ ẩm. Đó cũng chính là lý do vì sao người ta cần phải cân bằng độ ẩm của không khí ở mức tiêu chuẩn.

Ngày nay, khi xây dựng nhà cửa hay thiết kế nội thất, người ta thường sẽ tìm đến những đơn vị uy tín có các chuyên gia am hiểu về đồ nội thất cũng như môi trường để được tư vấn. Việc sử dụng dịch vụ uy tín đầu tiên sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm bền bỉ và không bị ảnh hưởng quá lớn bởi tác động của môi trường. Tiếp theo giúp bạn tiết kiệm chi phí. Và hơn hết là nội thất không có hóa chất độc hại, ít bị phá hoạt bởi côn trùng, sâu mọt sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của mình và gia đình!

Không khí khô có độ ẩm bão nhiêu?

Một định nghĩa khác của không khí khô đó là không khí có độ ẩm tương đối thấp. Khi độ ẩm tương đối giảm xuống dưới khoảng 40%, không khí cảm thấy khô so với da. Vào mùa đông khi không khí có điểm sương khá thấp từ bên ngoài được làm nóng và đưa vào không khí sẽ làm giảm độ ẩm tương đối.

Độ ẩm không khí thế nào là tốt?

Độ ẩm không khí lý tưởng là bao nhiêu? Với con người, độ ẩm không khí lý tưởng nên dao động trong khoảng từ 40% đến 70%, riêng với trẻ sơ sinh nên từ 40% đến 60%. Ở mức độ ẩm không khí này, vi sinh vật gây hại thường được kiểm soát, không phát triển quá mức.

Độ ẩm bão nhiêu là tốt cho da?

Độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt? Độ ẩm không khí nên nằm trong khoảng 40 - 70% trong môi trường sống của con người. Nếu trẻ sơ sinh thì nên mức 40 - 60% để đảm bảo an toàn cho bé. Môi trường có độ ẩm trong khoảng 40 - 70% thích hợp cho sức khỏe, ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Độ ẩm 70% là gì?

Độ ẩm từ 70% trở lên được gọi là độ ẩm cao, nếu nó tiếp tục tăng càng gần về mức bão hòa [đạt 100%]thì sẽ trở thành nguyên nhân của rất nhiều vấn để cho sức khỏe.

Chủ Đề