Diện tích hà nội năm 2023 là bao nhiêu năm 2024

Trong năm 2023, thành phố Hà Nội đã hoàn thành khoảng 2,55 triệu m2 sàn nhà ở, khoảng 12.850 căn nhà, tăng so với kế hoạch năm 2023 khoảng 0,055 triệu m2 sàn nhà ở [bằng 102%] so với kế hoạch đề ra.

Trong năm 2023, thành phố Hà Nội đã hoàn thành khoảng 2,55 triệu m2 sàn nhà ở, khoảng 12.850 căn nhà, tăng so với kế hoạch năm 2023 khoảng 0,055 triệu m2 sàn nhà ở [bằng 102%] so với kế hoạch đề ra.

Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 28,6m2 sàn/người, vượt kế hoạch đề ra là 28,2m2 sàn/người./.

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định 2614/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở TP. Hà Nội năm 2023.

Theo UBND TP, việc phê duyệt kế hoạch là cơ sở để thành phố chủ động kiểm soát công tác phát triển nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn năm 2023 gắn với chỉnh trang, tái thiết đô thị, tái định cư, phục vụ lợi ích công cộng; xây dựng, phát triển Thủ đô hướng đến đô thị xanh, văn hiến, văn minh, thông minh, hiện đại.

Cụ thể, năm 2023, thành phố đặt chỉ tiêu diện tích nhà bình quân đầu người đạt 28,2m2/người. Tổng diện tích sàn nhà ở khoảng 6,965 triệu m2, trong đó, dự kiến chỉ tiêu phát triển nhà ở riêng lẻ đạt 4,5 triệu m2; chỉ tiêu phát triển nhà ở theo dự án 2,465 triệu m2, gồm: 2,339 triệu m2 sàn nhà ở thương mại, 0,032 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, 0,094 triệu m2 sàn nhà ở tái định cư.

Để hoàn thành chỉ tiêu, thành phố tập trung rà soát, nghiên cứu có cơ chế, chính sách để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án khu đô thị chậm triển khai, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư, tổ chức thực hiện dự án đúng tiến độ, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; kiên quyết xử lý, thu hồi dự án chậm triển khai.

Thành phố sẽ đẩy nhanh thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, quy hoạch chi tiết các khu nhà ở xã hội độc lập và dự án nhà ở công nhân; nghiên cứu sử dụng hiệu quả tiền thu được từ giá trị quỹ đất 20%, 25% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị giúp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sau khi có hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Tiếp tục đôn đốc tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư đang triển khai, nhất là dự án sử dụng vốn ngân sách để đưa vào sử dụng.

Thành phố cũng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận khẩn trương hoàn thành di dời hộ dân ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp D và đề xuất danh mục nhà chung cư có điều kiện thuận lợi, khả thi cho việc triển khai cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; tập trung triển khai, hoàn thành công tác kiểm định, lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, nhất là khu chung cư ưu tiên triển khai đợt 1, các khu chung cư theo chỉ đạo của Thành ủy: Giảng Võ, Trung Tự, Khương Thượng; đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang triển khai...

Theo thông tin từ thành phố, giai đoạn 2021 - 2030, Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển đô thị vệ tinh và khu vực dự kiến phát triển thành quận; tập trung đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Từ đó giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau.

Với khu vực nội đô lịch sử hạn chế tối đa phát triển nhà chung cư [trừ dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, tái định cư], để hạn chế việc gia tăng dân số, quá tải hạ tầng. Các khu vực còn lại hạn chế phát triển nhà ở liền kề, thấp tầng, tăng tối đa nhà chung cư nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất; khu đô thị, khu nhà ở phải quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Để đạt mục tiêu đề ra, Hà Nội sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề chính, trong đó, thúc đẩy các dự án phát triển nhà ở đang bị ách tắc lâu nay, nếu cần thì đề xuất lên cấp trên cơ chế đặc thù; dành quỹ đất và cơ chế thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội…

TPO - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định, phạm vi quy hoạch gồm phần lãnh thổ Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 3.358,6 km2.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế

Mục tiêu lập quy hoạch là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp của Thủ đô Hà Nội sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển; là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đảm bảo tính khách quan, khoa học; tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch Thủ đô nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội phải thể hiện được quan điểm đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, nhất là đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành trên địa bàn; tận dụng tối đa lợi thế phát triển từ các dự án kết cấu hạ tầng động lực về giao thông, du lịch, dịch vụ đã có và đang nghiên cứu đầu tư. Đồng thời, tạo sự đột phát về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cùng với đó, xây dựng được phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của từng khu vực và khả năng kết nối đồng bộ, tổng thể trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng, cũng như vị thế là trung tâm đầu não của cả nước.

Xây dựng được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy hoạch thống nhất hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của thành phố, vùng và quốc gia. Là căn cứ để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống và làm việc có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch của Thành phố.

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Quyết định yêu cầu nội dung lập quy hoạch phải định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cấp có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.

Nội dung lập quy hoạch phải đảm bảo tính liên kết, thống nhất đồng bộ với điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành, các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn Thủ đô và tăng cường liên kết vùng; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp thành phố, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.

Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển cân bằng giữa kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia.

Đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.

Diện tích thủ đô Hà Nội năm 2023 là bao nhiêu?

Theo thống kê mới nhất năm 2023, diện tích thành phố Hà Nội là 3.359,82 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước. Với con số này, Hà Nội hiện đang là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Diện tích của thủ đô Hà Nội hiện nay là bao nhiêu?

Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.

Thủ đô Hà Nội có diện tích bao nhiêu?

Với diện tích 3.359,82 km², và dân số 8,4 triệu người, Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều.

Thành phố Hà Nội có từ bao giờ?

Hà Nội: Sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội viết: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội" [Trần Huy Liệu [chủ biên].

Chủ Đề