Dich vuụ xử lý rác y tế

Đúng 11 giờ mỗi ngày, giữa cái nắng hơn 36 độ C, anh Nguyễn Thanh Bình, công nhân Tổ nhà máy xử lý chất thải Đông Thạnh thuộc Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị TP. Hồ Chí Minh [CITENCO] lại mặc đồ bảo hộ trùm kín người, lái chiếc xe có tải trọng 3,5 tấn để cùng đồng nghiệp vào các khu cách ly để thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải y tế.

“Tôi làm công việc này từ khi dịch mới xuất hiện, bây giờ một ngày đi cỡ 15 khu cách ly, bệnh viện gom rác. Lúc đầu ai cũng sợ, nhưng công việc thì phải làm, với lại quy trình và bảo hộ kỹ nên cũng cảm thấy an tâm. Điều lo nhất là rác y tế rơi ra đường sẽ gây nguy cơ lây nhiễm Covid-19,  mình cũng như anh em mong muốn góp phần cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh”, anh Bình chia sẻ.

Theo ông Cao Văn Tuấn, Trưởng phòng Công nghệ môi trường và Kiểm tra chất lượng Công ty CITENCO, TP. Hồ Chí Minh hiện có hàng trăm khu cách ly, phong toả, điều trị Covid-19 mà hàng ngày các công nhân của Công ty phải đến thu gom rác để đưa về nhà máy Đông Thạnh [huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh] xử lý chất thải nguy hại.

“Mỗi ngày, các nhân viên phải dậy từ 4 giờ sáng, chạy xe hơn 200km khắp thành phố để thu gom khoảng 35 tấn rác thải y tế, chủ yếu là khẩu trang, trang phục bảo hộ, dụng cụ lấy mẫu xài một lần, đồ sinh hoạt của người cách ly tập trung... trong khi công suất xử lý tối đa của CITENCO là 42 tấn/ngày. Nếu tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, lượng rác có nguy cơ vượt quá khả năng xử lý của đơn vị”, ông Tuấn cho biết.

Về quy trình thu gom và xử lý, ông Tuấn cũng cho biết, toàn bộ rác thải y tế và rác thải từ khu vực cách ly tập trung có nguy cơ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 đều được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Đó là, toàn bộ rác thải ở khu vực này phải được bọc kín trong thùng chứa hoặc túi chuyên dụng màu vàng, dán nhãn cảnh báo nguy cơ nhiễm bệnh. Công nhân thu gom của Công ty được trang bị đồ bảo hộ an toàn. Rác trước khi thu gom để đưa lên xe vận chuyển chuyên dụng [thùng kín] phải thực hiện phun xịt khử khuẩn. Rác thải khi vận chuyển về công trường xử lý rác Đông Thạnh tiếp tục được phun xịt khử khuẩn một lần nữa trước khi đưa vào xử lý bằng công nghệ đốt ở nhiệt độ cao. Thậm chí, tro chất thải sau khi đốt xong phải được hoá rắn và chôn lấp tại bãi chôn lấp an toàn dành riêng cho chất thải nguy hại.

Những chiến sĩ chống dịch thầm lặng

Theo chân những công nhân thu gom và xử rác tại công trường, phóng viên chúng tôi mới cảm nhận được sự vất vả và nguy hiểm, nguy cơ nhiễm bệnh luôn rình rập với những "chiến binh thầm lặng".

Các loại rác ở các khu cách ly, khu phong tỏa và bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao nên quy trình vận chuyển, xử lý rất chặt chẽ.

Hiện tại, để công tác thu gom rác tại các khu vực cách ly được thông suốt, tránh tình trạng ứ đọng rác, gây nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, CITENCO đã bố trí thường trực một đội gồm hơn 300 công nhân [bao gồm lực lượng trực tiếp và gián tiếp] hoạt động với tần suất 3 ca/ngày và 24/24 giờ. Nhằm bảo đảm an toàn cho công nhân, CITENCO đã trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân và tập huấn các nguyên tắc, quy định về phòng dịch ở từng khu vực, vị trí làm việc. Tuy nhiên, do lượng rác phải thu gom quá lớn, các điểm thu gom cách nhau xa và thời gian thu gom gấp rút nên đã gây áp lực rất lớn đối với công nhân. Nhiều người không dám về nhà để bảo đảm an toàn cho người thân nên ăn, ngủ tại các điểm xử lý rác.

Anh Trần Hữu Phúc, Công nhân vệ sinh môi trường Công ty CITENCO cho biết: “Từ lúc thành phố giãn cách xã hội, tôi đã không về nhà. Khi xác định làm việc là chấp nhận ở lại cơ quan. Mình không biết khi nào lây nhiễm vì công việc có nguy cơ cao, nên tốt nhất tự cách ly mình. Nói chung là nhớ nhà, nhớ vợ con lắm, nhưng phải chấp nhận và động viên vợ con ở nhà cố lên thôi.”

Anh Phùng Văn Cường, quản lý kỹ thuật, có 20 năm gắn bó với công việc cũng có những chia sẻ rất xúc động: “Công ty luôn tạo điều kiện rất tốt và an toàn cho anh em yên tâm làm việc hoàn thành nhiệm vụ. Xác định được vai trò, ý nghĩa của việc mình làm, nên anh em trong đơn vị hầu hết đều tình nguyện ở lại cơ quan để tiện công tác và bảo đảm an toàn cho người thân. Nhớ gia đình thì tranh thủ lúc nghỉ ngơi gọi Video nhìn mặt cho khuây khỏa”.

Có thể thấy, bên cạnh đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên trung tâm y tế, nhân viên trung tâm kiểm soát bệnh tật, lực lượng vũ trang… thì công nhân làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác Covid-19 tại các khu cách ly, bệnh viên cũng là lực lượng hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm cao. Họ là những “chiến sĩ” thầm lặng ít được nhắc tới nhưng lại có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chung chống Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo xử lý kịp thời chất thải phát sinh do dịch COVID-19 nhằm sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và vệ sinh môi trường, đặc biệt là tại các khu cách ly, các Chốt kiểm soát dịch và nơi công cộng cần được hướng dẫn cụ thể việc thu gom, quản lý, xử lý chất thải y tế phát sinh trong phòng dịch COVID-19.

Phân loại và xử lý rác thải tại Trung tâm Y tế huyện

+ Phân loại: Chất thải phát sinh phải được phân loại ngay vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

+ Về thu gom: Túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi. Thùng thu gom chất thải phải có thành cứng, có bánh xe đẩy và được lưu giữ tạm thời tại khu vực riêng biệt. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

+ Về xử lý: Ưu tiên xử lý tại cơ sở y tế ngay trong ngày bằng lò đốt chất thải rắn y tế hoặc bằng thiết bị hấp chất thải lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo đúng quy định và vệ sinh môi trường.

Đối với khu dân cư: Người dân cần tăng cường vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là khẩu trang đã qua sử dụng. Đối với trường hợp cố tình vứt khẩu trang đã qua sử dụng bừa bãi tiến hành xử phạt theo Điểm C Điểm d, Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định  tại khu chung cư, thương  mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng... Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường giao thông hoặc vào hệ thống thoát nước].

Các Chốt, Tổ kiểm dịch bố trí thêm thùng chứa rác thải, lắp đặt thêm bảng hướng dẫn vị trí bỏ rác thải; quản lý chặt chẽ rác thải phát sinh từ các hoạt động kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm test nhanh SARS-CoV-2.

Việc phân loại rác thải y tế trong phòng chống dịch là quan trọng góp phần giảm các nguy cơ lây nhiễm bệnh và vệ sinh môi trường. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân giữ gìn vệ sinh môi trường và đẩy lùi dịch bệnh.

Chủ Đề