Đi ngược chiều không bằng lãi phạt bao nhiêu?

​Mức phạt lỗi đi ngược chiều mới nhất năm 2020 tăng mạnh, gấp nhiều lần so với quy định cũ bởi mức độ nguy hiểm, gây mất an toàn giao thông của hành vi này.

Mức phạt lỗi đi ngược chiều

Năm 2020, mức phạt lỗi đi ngược chiều được quy định tại Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ. Theo đó, mức phạt đối với hành vi này tăng mạnh so với quy định trước đó [Nghị định 46 năm 2016].

Hiện nay, lỗi đi ngược chiều được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đi ngược chiều của đường một chiều.

- Đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều".

Đối với hành vi đi trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, mức phạt như sau [trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp];

Xe máy đi ngược chiều sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng

Mức phạt lỗi đi ngược chiều theo Nghị định 100:

Ô tô đi ngược chiều phạt từ 3-5 triệu đồng

Xe máy đi ngược chiều phạt từ 1 - 2 triệu đồng

Xe đạp đi ngược chiều phạt từ 200.000 - 300.000 đồng

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 - 04 tháng. Có thể thấy, mức phạt đối với ô tô tăng mạnh nhất, từ tối đa 1,2 triệu đồng lên 05 triệu đồng. Mức phạt đối với lỗi đi ngược chiều của xe máy tăng từ tối đa 400.000 đồng lên 02 triệu đồng.

Người đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” mà gây tai nạn giao thông sẽ có mức phạt cao hơn. Đối với ô tô sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng; xe máy có mức phạt từ 04 - 05 triệu đồng

Chưa kể, ô tô đi ngược chiều trên cao tốc còn có mức phạt lớn hơn nhiều lần, từ 16 - 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 - 07 tháng.

Lỗi đi ngược chiều tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông

Lỗi đi ngược chiều đã bị tăng mức phạt lên gấp nhiều lần so với trước đây cho thấy các nhà làm luật đã đánh giá rất cao sự nguy hiểm của hành vi này.

Để rút ngắn một đoạn đường đi mà những người đi ngược chiều trên đường đã cố tình đặt mình và các phương tiện giao thông khác vào tình thế nguy hiểm, đặc biệt trên các tuyến đường được lưu thông với tốc độ cao.

Khi có phương tiện khác bất ngờ xuất hiện trên đường một chiều, lái xe rất khó xử lý và phản ứng với tình huống bất ngờ xảy ra, dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông.

Hiện nay, biển cấm đi ngược chiều là biển báo giao thông báo hiệu đường cấm tất cả các loại xe đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

Biển cấm đi ngược chiều có số hiệu là: P.102, có hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có gạch ngang to màu trắng. Khi nhìn thấy biển báo này, lái xe tuyệt đối không đi vào đoạn đường đó.

Dắt xe máy đi ngược chiều có bị phạt?

twitter zalo mail printer

15/10/2019 | 04:10

ĐẶNG LÊ ghi

Facebook Youtube Trở lại Tôi muốn hỏi

Trong khi điểm sang đường gần nhất thì cách đó khoảng 50 m nhưng phải đi ngược chiều. Vậy nếu tôi dắt xe máy đi ngược chiều trên vỉa hè có bị phạt không?

Bạn đọc Trần Sơn [TP.HCM]

Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Luật Giao thông đường bộ quy định nguyên tắc khi tham gia giao thông là người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Do đó, trường hợp điều khiển phương tiện chạy ngược chiều là hành vi vi phạm nguyên tắc giao thông. Trong trường hợp này dắt xe đi ngược chiều trên vỉa hè không vi phạm bởi chỉ khi điều khiển phương tiện trên đường, người lái mới phải đi theo chiều bên phải và không được đi ngược chiều.

Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp dắt xe đi ngược chiều trên vỉa hè sẽ không bị phạt.

Trường hợp nếu trước đó người tham gia giao thông chạy ngược chiều nhưng đến khi thấy CSGT thì xuống xe và dắt bộ lên vỉa hè thì vẫn bị xử phạt hành chính về hành vi đi ngược chiều trước đó. Lúc này CSGT phải chứng minh hành vi trước đó đã điều khiển xe ngược chiều thông qua camera ghi hình hoặc người làm chứng.

Mức phạt cho hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều là từ 300.000 đến 400.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một đến ba tháng.

ĐẶNG LÊ ghi

Từ khóa

Trần Sơn Lê Văn Bình Đoàn Luật sư TP.HCM luật giao thông đường bộ giấy phép lái xe làn đường báo hiệu người lái

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:

Mức xử phạt nồng độ cồn ở xe máy là bao nhiêu?

Trong trường hợp của bạn hỏi, đối với hành vi đã uống rượu, bia mà vẫn chạy xe mô tô [xe máy] tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 6, 7, điểm e khoản 8 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể như sau:

Mức phạt hành chính khi vi phạm

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe.

Mức xử phạt nồng độ cồn ở xe máy là bao nhiêu?

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe

Bên cạnh đó, ngoài hình phạt chính bạn còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại các điểm đ, e, g khoản 12 Điều 6 là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe như sau:

“đ] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

e] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

g] Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”

Tìm hiểu thêm: Những lỗi vi phạm giao thông nào có thể bị tạm giữ xe?

Thời hạn tạm giữ xe khi vi phạm

Ngoài ra, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, để ngăn chặn hành vi vi phạm, Cảnh sát giao thông được phép tạm giữ xe đối với các hành vi vi phạm tại các điều khoản của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là:

“b] Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;”

Đối chiếu quy định này với bảng mức phạt vi phạm ở trên, có thể thấy hành vi vi phạm về nồng độ cồn đối khi điều khiển xe mô tô [xe máy] tham gia giao thông đường bộ sẽ bị tạm giữ xe, thời hạn tạm giữ tối đa sẽ là 7 ngày.

Đi ngược chiều giữ bằng bao lâu?

Trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đi ngược chiều xe máy 50 bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 5, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi xe máy đi ngược chiều là phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Đi xe máy ngược chiều trên vỉa hè phạt bao nhiêu tiền?

2.4 Mức phạt lỗi xe máy đi ngược chiều trên vỉa hè Theo Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định xe máy điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Chủ Đề