Đến năm 2030 toàn tỉnh có bao nhiêu trường trung học phổ thông?

KẾ HOẠCH

Chiến lược giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030

 

Trường trung học phổ thông [THPT] Thống Linh được thành lập theo Quyết định số 27 ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân [UBND] tỉnh Đồng Tháp, trường tọa lạc ấp 4, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Năm học 2005-2006 trường có 14 lớp, 536 học sinh; trong đó, có 8 lớp 10 hệ THPT, 342 học sinh; 1 lớp 10 hệ Bán công với 21 học sinh; có 5 lớp 11, 194 học sinh [là lớp nhô của Trường THPT Cao Lãnh 1, lớp 10 học tại Trường THCS Phương Trà]. Đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên [CB, GV, NV] gồm 30 người: 1 Cán bộ quản lý [CBQL], 25 GV dạy lớp [có 3 GV thỉnh giảng] và 4 NV.

Từ ngày thành lập đến cuối năm học 2008-2009, trường tọa lạc trên khuôn viên của Trường Tiểu học Phương Trà 2, thuộc ấp 3, xã Phương Trà. Giai đoạn này trường có 2 dãy lắp ghép, với 17 phòng học và phòng chức năng. Cuối tháng 07 năm 2009, trường được chuyển về ấp 4, xã Phương Trà; với diện tích 29.993,4m2. Giai đoạn đầu, trường có 1 dãy gồm 20 phòng học và phòng chức năng [một trệt, một lầu]. Đầu năm 2010 trường được đầu tư xây dựng thêm 6 phòng học, 2 phòng thí nghiệm, 1 phòng thư viện và 1 hội trường.

Sau 15 năm kể từ khi thành lập đến nay, Trường THPT Thống Linh đã trở thành một ngôi trường khang trang, có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường. Chất lượng giáo dục của nhà trường được giữ vững; hằng năm tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên 99%, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng từ 55-65%. Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2015, kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 1 năm 2018. Các Đoàn thể trong nhà trường được cấp trên xếp loại vững mạnh, đạt nhiều thành tích to lớn góp phần tạo nên thành tựu chung của trường. Nhiều thế hệ Đoàn viên trưởng thành được đứng vào hàng ngũ của Đảng; nhiều cựu học sinh thành đạt về đóng góp cho nhà trường tạo nên truyền thống của nhà trường và là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo.

- Thành tích đạt được trong những năm gần đây:

+ Đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến từ năm học 2015-2016 đến năm học 2018-2019.

+ Đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm học 2015-2016, 2016-2017, 2018-2019.

+ Bằng khen UBND tỉnh năm học 2015-2016 và bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] năm học 2018-2019.

- Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của nhà trường. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, Trường THPT Thống Linh quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện Cao Lãnh nói riêng và của tỉnh Đồng Tháp nói chung nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Môi trường bên trong

1.1. Điểm mạnh

1.1.1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Tổng số CBQL, GV, NV: 67 người, trong đó có 33 nữ.

- CBQL: Có 03 người, trong đó có 01 nữ, 03 trên chuẩn.

- GV dạy lớp: 56 người, trong đó có 28 nữ, 100% đạt chuẩn về trình độ, 17.8% [10/56] trên chuẩn; tỷ lệ GV trên lớp 2.33 [56/24].

- NV: có 8 người, trong đó: có 04 nữ.

- Tỷ lệ đảng viên: 62,68% [42/67].

- Đội ngũ CBQL tận tụy, nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] trong công tác quản lý mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế.

- Công tác tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá, giám sát tiến hành thường xuyên. Được sự tín nhiệm của CB, GV, NV và sự tin tưởng của phụ huynh học sinh.

- Đội ngũ CB, GV, NV: đoàn kết, luôn nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với học sinh, yêu nghề, không ngừng rèn luyện về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Chất lượng chuyên môn bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều GV có năng lực tốt, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt, được phụ huynh học sinh và học sinh tin tưởng.

1.1.2. Về học sinh và chất lượng đào tạo

Trường có 24 lớp học, có 926 học sinh. Trong đó, có 8 lớp 10 với 337 học sinh; 8 lớp 11 với 319 học sinh; 8 lớp 12 với 270 học sinh.

Kết quả xếp loại về học lực và hạnh kiểm:

+ Kết quả xếp loại học lực:

Năm học

TS

học sinh

Học lực

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

2016-2017

857

171

20.0%

416

48.5%

247

28.8%

21

2.5%

2

0.2%

2017-2018

873

179

20.50%

412

47.19%

276

31.62%

4

0.46%

2

0.23%

2018-2019

899

179

19.91%

434

48.28%

266

29.59%

20

2.22%

0

0.00%

+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm:

Năm học

TS

Học sinh

Hạnh kiểm

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

SL

TL %

2016-2017

857

789

92.1%

64

7.5%

1

0.1%

3

0.4%

2017-2018

873

825

94.50%

44

5.04%

4

0.46%

0

0.00%

2018-2019

899

872

97.00%

26

2.89%

1

0.11%

0

0.00%

           

- Thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa:  năm học 2016-2017 đạt 16 giải [1 giải II, 4 giải III, 11 giải KK], năm học 2017-2018 đạt 13 giải [5 giải III, 8 giải KK], năm học 2018-2019 đạt 10 giải [2 giải II, 3 giải III, 5 giải KK].

- Hằng năm các hội thi như: Thi văn nghệ học đường, Hội khỏe phù đổng, Vẽ tranh cổ động, Hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh đều có từ giải khuyến khích trở lên; đặc biệt tham gia Hội khỏe phù đổng nhiều năm liền đạt giải nhất toàn đoàn cấp huyện, cấp tỉnh đạt nhiều huy chương vàng, bạc.

- Tỷ lệ đỗ thi tốt nghiệp THPTQG: năm 2017 đạt tỷ lệ 99,59%; năm 2018 đạt tỷ lệ 99,28%; năm 2019 đạt tỷ lệ 98,96%. 

- Tỷ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng: năm 2017 đạt tỷ lệ 59,67%; năm 2018 đạt tỷ lệ 58,5%; năm 2019 đạt tỷ lệ 66,67%. 

1.1.3. Về cơ sở vật chất

- Trường có 24 phòng học [gồm 19 phòng kiên cố và 5 phòng lắp ghép].

- Trường có 18 phòng chức năng và phòng làm việc kiên cố gồm: Phòng Tin học [2 phòng], phòng thiết bị [2 phòng], phòng phó hiệu trưởng [2 phòng], phòng thư viện, phòng y tế, phòng truyền thống, phòng Đảng, phòng Đoàn-Hội, phòng Công Đoàn, phòng kế toán, phòng văn thư, phòng GV, phòng hiệu trưởng, phòng tiếp phụ huynh học sinh, hội trường.

- Các trang thiết bị [bàn ghế, đèn, quạt...] trong các phòng học và phòng làm việc được trang bị đầy đủ. Các phòng học đều có tivi từ 50-55 inch [trường có 26 tivi].

- Sân chơi, bãi tập rộng rãi, thoáng mát. Có nhà xe đủ chỗ và riêng biệt cho GV và học sinh. Có khu vệ sinh riêng biệt cho nam và nữ, riêng biệt cho học sinh và GV; khu vệ sinh luôn sạch sẽ.

- Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại. Cảnh quan môi trường luôn thoát mát, an toàn và xanh-sạch-đẹp.

1.2. Điểm yếu

- Trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá chất lượng chuyên môn của GV, NV lãnh đạo trường chủ yếu là động viên, nhắc nhở, nên một số GV còn chậm đổi mới, chưa phát huy hết năng lực, tinh thần trách nhiệm.

- Một bộ phận nhỏ GV chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy, giáo dục học sinh, còn có tâm lý ngại đổi mới, ngại ứng dụng CNTT. Trên 60% GV không phải là người địa phương, nhà xa trường nên khó khăn trong việc đi lại.

- Chất lượng học sinh đầu vào [điểm tuyển sinh lớp 10] còn thấp. Học sinh cư trú trên các xã vùng nông thôn huyện Cao Lãnh [xã Phương Trà, xã Bao Sao, xã Phương Thịnh, xã Gáo Giồng, xã Tân Nghĩa, xã Phong Mỹ, xã Nhị Mỹ], nhà cách xa trường. Một bộ phận học sinh chưa tự giác, chưa có ý thức học tập, rèn luyện, chưa nổ lực vượt khó trong học tập; nhận thức chưa sâu sắc về giá trị sống, về văn hoá ứng xử, và về kĩ năng sống, còn ham chơi, lười học.

2. Môi trường bên ngoài

2.1. Thời cơ

- Trong nhiều năm liền nhà trường là một trong những cơ sở giáo dục có chất lượng trong huyện Cao Lãnh; thi đua được xếp nhóm trên so với các trường trong cụm, Tỉnh, là địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương.

- Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Sở GDĐT, Huyện ủy, UBND huyện, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể huyện; sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và nhà trường.

- Được phụ huynh học sinh tín nhiệm, nhiệt tình hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.

2.2. Thách thức

- Yêu cầu đổi mới giáo dục, đòi hỏi đội ngũ CB, GV, NV không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực ngoại ngữ, nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng tạo trong giảng dạy.

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của phụ huynh học sinh cũng như của xã hội.

- Các tệ nạn xã hội tác động mạnh đến môi trường giáo dục, một số học sinh có nguy cơ nghiện game, nghiện mạng xã hội.

- Các nhà trường cùng các bậc học trong Tỉnh đã có những bước tiến mạnh mẽ, chất lượng giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao trong thời gian tới.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Tầm nhìn

- Là trường có truyền thống về chất lượng giáo dục ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện, hoà nhập, vui chơi; nơi mà học sinh, phụ huynh học sinh sẽ lựa chọn; nơi CB, GV, NV phát huy năng lực, an tâm công tác.

- Trong giai đoạn 2020-2025 duy trì ổn định về quy mô, chất lượng giáo dục; cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao hiệu quả để đến năm 2025 trở thành đơn vị có chất lượng giáo dục xuất sắc trong huyện; đứng vào tốp 10 vào năm 2025 và đứng tốp 5 vào năm 2030 các trường THPT có chất lượng giáo dục cao trong Tỉnh.

2. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân, sẳn sàng hội nhập giáo dục khu vực và quốc tế.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường

- Yêu nước - Nhân ái.

- Trách nhiệm - Trung thực.

- Chăm chỉ - Tự chủ.

- Khát vọng - Sáng tạo.

- Phương châm hành động “Chất lượng-Hiệu quả là danh dự của nhà trường”.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng nhà trường ổn định về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá ngoài đạt cấp độ 2, trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 trong năm 2020, hằng năm duy trì và nâng cao mức độ đạt được các tiêu chí.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu ngắn hạn

Duy trì và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia [năm 2015], công tác kiểm định chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi cấp tỉnh, xây dựng thương hiệu, uy tín về chất lượng giáo dục cho nhà trường.

2.2. Mục tiêu trung hạn

Từ năm 2020 đến năm 2025, phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục để đạt cấp độ 3, đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2.

- Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp 10 những trường có chất lượng cao trong Tỉnh.

- Nhà trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến trở lên.

2.3. Mục tiêu dài hạn

Từ năm 2025 đến năm 2030, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

- Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp 5 những trường có chất lượng cao trong Tỉnh. Nhà trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, bằng khen UBND tỉnh và hình thức khen thưởng cao.

- Duy trì công tác kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2.

- Có quy mô học sinh ổn định, phát triển và hội nhập giáo dục khu vực và quốc tế.

3. Chỉ tiêu

3.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Phấn đấu đến năm 2025 có trên 25% GV đạt trình độ thạc sĩ [hiện có 10/56 giáo viên có bằng thạc sĩ, tỷ lệ 17%, 2 GV đang học cao học], 100% CBQL, GV, NV sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác; thành thạo về ứng dụng CNTT, ngoại ngữ giao tiếp cơ bản.

- Phấn đấu đến năm 2030 có trên 30% GV có trình độ thạc sĩ.

- Hằng năm 100% CB, GV, NV đánh giá công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

- Hằng năm 100% CB, GV được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ mức Đạt trở lên.

3.2. Học sinh

- Qui mô

+ Số lớp học: duy trì từ 24-30 lớp.

+ Học sinh: từ 950 đến 1.200 học sinh.

- Công tác huy động và duy trì sĩ số: hằng năm huy động từ 99% số học sinh đã trúng tuyển vào học lớp 10; huy động 100% học sinh vào học lớp 11, lớp 12; đảm bảo duy trì sĩ số từ 99% trở lên.

- Chất lượng giáo dục

+ Hằng năm trên 70% học sinh được xếp loại học lực khá, giỏi [trên 15% loại giỏi]; loại yếu dưới 1%; không có học lực loại kém.

+ Tỷ lệ  đỗ tốt nghiệp THPTQG hằng năm đạt trên 99%.

+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh hằng năm: đạt 15 giải; đến năm 2025 có học sinh đạt giải I học sinh giỏi môn văn hóa cấp tỉnh, đến năm 2030 có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia.

+ Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm: từ 60% trở lên.

- Xếp loại hạnh kiểm, đạo dức, kỹ năng sống

+ Chất lượng đạo đức: 97% hạnh kiểm loại khá, tốt [hạnh kiểm tốt 90% trở lên], không có học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm.

+ 100% học sinh đạt yêu cầu trở lên về kiểm tra thể lực theo chuẩn của Bộ GDĐT.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, xây dựng nếp sống, môi trường làm việc, học tập an toàn, thân thiện; tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

3.3. Cơ sở vật chất

-Xây dựng khuôn viên, cảnh quang nhà trường đảm bảo “xanh-sạch-đẹp”, an toàn; giữ vững kết quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo.

- Thực hiện tốt công tác sử dụng, bảo quản, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị, đồ dụng dạy học.

- Xây dựng khu học tập thể dục, hoạt động giáo dục ngoài trời, vui chơi, đầy đủ các dụng cụ, thiết bị, thoáng mát, sạch đẹp, an toàn đáp ứng yêu cầu giáo dục thể chất cho học sinh.

3.4. Chỉ tiêu thi đua

- Hằng năm tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; đến 2025 phấn đấu đạt cờ thi đua của UBND Tỉnh, giữ vững danh hiệu nhà trường văn hoá, trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đảng bộ: Hằng năm đạt tổ chức đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

- Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên hằng năm đạt vững mạnh.

- Hằng năm có từ 95% CB, GV, NV đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên, trong đó có 15% đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở; hằng năm có ít nhất 2 GV nhận bằng khen UBND tỉnh, CSTĐ cấp tỉnh, các hình thức khen thưởng cao.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ

- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế, các văn bản về mọi hoạt động trong trường học tạo cơ sở pháp lý để nhà trường hoạt động.

 - Xây dựng đội ngũ CB, GV, NV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn giỏi, có trình độ Tin học, Ngoại ngữ; có đạo đức nhà giáo, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, trách nhiệm với nhà trường.

- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng CB, GV theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Định kỳ đánh giá và ghi nhận chất lượng, kết quả hoạt động của CB, GV, NV thông qua các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng kịp thời đối với những CB, GV, NV có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

- Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ để mỗi CB, GV, NV an tâm công tác, cống hiến và gắn kết với nhà trường.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng, phát triển năng lực học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có lý tưởng, có mục tiêu sống đúng, có được những kỹ năng sống cơ bản.

- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo định hướng đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia.

2. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất theo Công văn số 1140/SGDĐT-GDTrH-TX&CN ngày 27 tháng 8 năm 2019 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2019-2020. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

- Tăng cường công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, nâng cao thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia. Tăng cường bồi dưỡng học sinh yếu kém còn hạn chế về năng lực nhận thức, kết quả học tập.

3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học

- Tham mưu lãnh đạo Sở GDĐT đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; bảo quản và sử dụng hiệu quả, chất lượng.

 - Tập huấn cho GV sử dụng và khai thác tốt các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu tương tác, bảng tương tác, máy chiếu vật thể, projector, tivi.

- Phân công CBQL, theo dõi sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất thiết bị dạy học.

- Hàng tháng sơ kết đánh giá công tác sử dụng thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm của từng GV.

4. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý

- Tổ chức tập huấn cho CB, GV, NV sử dụng thành thạo các phần mềm như: phần mềm quản lý nhân sự, quản lý học sinh, kế toán, thư viện, thiết bị, xếp thời khoá biểu, các phần mền dạy học trực tuyến để áp dụng tốt trong công tác giảng dạy cũng như công tác quản lý.

- Chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn, mỗi GV phải đăng ký sử dụng thư điện tử, tạo nhóm Zalo, Facebook…để trao đổi tài liệu tham khảo và báo cáo, thông tin trong công tác.

- Đầu tư mua sắm trang thiết bị tin học, máy chiếu, nâng cao đường truyền internet, wifi, mở rộng mạng nội bộ, tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt các bài giảng điện tử và khai thác tốt mạng internet để học tập, tham khảo tài liệu;

- Duy trì nâng cao hiệu quả trang thông tin điện tử của trường thường xuyên để tạo điều kiện tốt hơn cho CB, GV, NV và học sinh cũng như hổ trợ tốt công tác giảng dạy của GV trong trường.

5. Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục

- Hằng năm củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh [CMHS] ở các lớp và của trường; tạo điều kiện và hỗ trợ để Ban đại diện CMHS hoạt động có hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học, Ban đại diện CMHS thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Vận động đóng góp cơ sở vật chất xây dựng trường lớp, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện học tập.

- Phối hợp với các ngành liên quan làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, phòng chống các tệ nạn xã hội trong nhà trường.

- Phối hợp chính quyền địa phương xây dựng tốt phong trào xã hội học tập, Tổ dân phòng khuyến học để phối hợp cùng gia đình học sinh quản lý tốt việc học tập, sinh hoạt của học sinh ngoài thời gian học tập tại trường.

6. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình-xã hội; giao lưu, hợp tác quốc tế

- Tăng cường công tác tham mưu với Sở GDĐT, Huyện ủy Cao Lãnh, UBND huyện Cao Lãnh để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường cải thiện về CSVC, hỗ trợ các hoạt động giáo dục, giáo dục quốc tế.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền tới CMHS tham gia BHYT, BHTN cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động y tế học đường.

- Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.

7. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục; xây dựng thương hiệu nhà trường

- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của nhà trường.

- Xây dựng hình ảnh và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể CB, GV, NV nhà trường, cơ quan chủ quản, CMHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

- Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều hành quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

2. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

- Giai đoạn 1: Từ năm 2020 - 2021: Xây dựng, bổ sung CSVC, chất lượng giáo dục đảm bảo theo tiêu chí của trường THPT đạt chuẩn kiểm định chất lượng cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1. Nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và giữ vững trường THPT đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2021 - 2025: Tiếp tục duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường THPT đạt chuẩn kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3 và đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2, ổn định quy mô, phát triển chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đạt đơn vị xuất sắc, cờ thi đua của Tỉnh, Chính phủ.

- Giai đoạn 3: Từ năm 2025 – 2030: Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường: “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, hội nhập giáo dục quốc tế, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân”.

3. Phân công nhiệm vụ cụ thể

3.1. Đối với Hiệu trưởng

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược cho toàn thể CB, GV, NV nhà trường. Tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch;

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược; định kỳ rà soát để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và những thay đổi của cấp trên.

3.2. Đối với các Phó hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

3.3. Đối với các tổ chức đoàn thể

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động CB, GV, NV và học sinh tích cực thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng năm học, làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

3.4. Đối với tổ trưởng chuyên môn, văn phòng

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

3.5. Đối với cá nhân cán bộ, GV, nhân viên

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

3.6. Đối với học sinh và cha mẹ học sinh

- Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của GV chủ nhịêm và tổ chức đoàn thanh niên.

- Tích cực hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện kỹ năng sống.

- Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện CMHS hiệu quả, làm tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường.

VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

- Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho việc xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường trong tương lai, giúp nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho từng năm học và những năm tiếp theo một cách bền vững.

- Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm xây dựng thương hiệu nhà trường của toàn thể CB, GV, NV và học sinh.

- Lãnh đạo Sở GDĐT xem xét và phê duyệt kế hoạch chiến lược của trường, giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển.

- Trên đây là "Chiến lược phát triển Trường THPT Thống Linh giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030". Nhà trường sẽ xây dựng lộ trình, cụ thể hóa, thành chương trình hành động, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương và yêu cầu phát triển của ngành giáo dục, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện Cao Lãnh, của tỉnh Đồng Tháp./.

Video liên quan

Chủ Đề