Dđộc đáo truyền thống văn hóa nùng dín năm 2024

Màn tái hiện một số lễ hội, phong tục đặc sắc trong ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai được nhiều người thích thú.

Ngày 10.5, huyện Mường Khương tổ chức ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn năm 2024.
Ngày hội được tổ chức nhằm giáo dục học sinh truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Qua đó giáo dục thái độ trân trọng di sản văn hóa dân tộc, từng bước hình thành ở học sinh lòng tự hào dân tộc.
Chương trình văn nghệ mang nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc; giao lưu với nghệ nhân, người có uy tín ở địa phương; thuyết trình các phong tục, tập quán truyền thống các dân tộc…
Trong phần hội, mọi người được chiêm ngưỡng màn tái hiện, trích diễn lại một số lễ hội, phong tục; tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống địa phương. Độc đáo nhất là đám cưới của người Nùng Dín ở Mường Khương.
Thông qua ngày hội nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Mường Khương; tạo sân chơi lành mạnh cho các em học sinh được phát triển phẩm chất, giao lưu, học hỏi, tham gia các hoạt động trải nghiệm. Ảnh: Cao Chung

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

LCĐT - Lào Cai có nhiều nhóm dân tộc Nùng với trang phục khá giống nhau và gần như trang phục người Tày, người Giáy. Đối với nữ giới, từ lứa tuổi thanh thiếu niên đến trung niên đều mặc quần đen, áo màu xanh, hồng hoặc áo đen xẻ nách, cài cúc vải. Riêng trang phục cô dâu người Nùng Dín có sự khác biệt rõ nét, từ hình dáng đến chất liệu vải và kỹ thuật may, thêu.

Trang phục cô dâu [giữa ảnh] có khác biệt lớn so với trang phục thường ngày [2 bên].

Bộ trang phục cô dâu của người Nùng Dín được làm rất kỳ công, thường làm từ vải mộc nhuộm chàm, nhưng được miết bóng trên mặt bằng đá xanh. Trên các viền cổ áo, ống tay, đầu khăn và mặt hài được thêu hoa văn phong phú, gồm: Mây, con bướm, dây leo, lá cây dương xỉ, cây thông… với các loại màu chủ yếu như hồng, tím, xanh đen xen nhau tượng trưng cho phong cảnh thiên nhiên nơi người Nùng sinh sống.

Hài [giày] được làm theo kiểu mũi cong hình thuyền giống hài thêu của các bậc vương giả thời phong kiến. Trên cổ áo và khăn đội đầu được đính hạt cườm bằng bạc theo hình núi non, sóng nước. Cúc áo được làm bằng bạc trắng, có thể làm cúc đơn hoặc cúc kép.

Bộ trang phục cô dâu thường đi kèm trang sức gồm vòng cổ [xà tích], vòng tay, trâm cài đầu và khuyên tai đều làm bằng bạc trắng. Tùy theo điều kiện kinh tế của nhà trai mà bộ trang phục và trang sức của cô dâu có lượng bạc trang trí nhiều hay ít, thường dao động từ 6 đồng đến khoảng 20 đồng bạc trắng. Bởi vậy, bộ trang phục cô dâu là của cải quý giá trong lễ thách cưới của người Nùng Dín.

Theo cuốn Văn hóa dân gian các dân tộc Lào Cai - Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc [năm 2016], bộ trang phục của cô dâu Nùng Dín gắn liền với một sự tích dân gian được truyền lại qua nhiều thế hệ. Truyện cổ dân gian kể rằng từ thời xa xưa, có một cô gái người Nùng xinh đẹp, thông minh, khôn khéo và đặc biệt biết bay nhảy như chim. Thế nhưng, do cuộc sống khó khăn, nghèo túng, cô phải đi làm thuê cho nhà vua với những công việc vất vả. Một hôm, nhân lúc nhà vua đi vắng, cô gái bèn bay đi tìm cuộc sống tự do nhưng không may bị bắt lại. Cuộc sống làm mướn trước đây đã vô cùng cơ cực, trốn đi bị bắt lại cô càng bị hành hạ khổ sở hơn. Ngoài thời gian đi làm đồng áng, lúc ở nhà, cô bị nhà vua sai quân lính đánh đập, buộc chặt đôi cánh tay biết bay và treo cối xay lên để cô không bay được; dùng xích sắt tròng cổ và tra tấn bằng nhiều hình thức man rợ…

Sau này, khi ông vua độc ác mất đi, người con gái Nùng mới được tự do làm ăn, sinh sống và xây dựng gia đình. Xuất phát từ câu chuyện trên, người Nùng thường búi váy phía sau tựa như đuôi chim, làm 2 chiếc trâm đinh bằng bạc cài trên đỉnh đầu, 2 khuyên tai tựa hình con chim, vòng cổ tựa dây xích, vòng tay bằng bạc [người Nùng gọi là còng tay] và hàng cúc bạc 8 cái gắn xúng xính trên ngực để nhớ tới cuộc đời cơ cực của cô gái Nùng xưa. Từ đó đến nay, mỗi khi con gái Nùng Dín trưởng thành, xuất giá, nhà gái bao giờ cũng thách cưới bộ trang phục cổ truyền để cô dâu mặc trong đám cưới hoặc mỗi khi trẩy hội.

Chủ Đề