Dạy tiếng Anh cho trẻ bắt đầu từ đầu

18 Tháng Sáu 2021

Xu hướng cho con tiếp cận với ngoại ngữ ở lứa tuổi nhỏ, đặc biệt là Anh ngữ ngày càng gia tăng. Việc xác định đúng phương pháp và xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo sao cho hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý vị một số cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu chuẩn nhất.

Xem thêm:

1. Chuẩn chỉnh phát âm – cách học cần tuân thủ đầu tiên trong quá trình học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu

Trẻ nhỏ giống như một trang giấy trắng, đặc biệt là khi trẻ lần đầu tiếp cận với một thứ ngôn ngữ mới. Vì thế, việc phụ huynh tạo dựng môi trường với phát âm chính xác ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng. Phụ huynh có thể để trẻ tham gia các lớp học với giáo viên bản ngữ – những người có chuyên môn thực sự và giọng nói chuẩn ngay từ ban đầu để theo học.

Chuẩn chỉnh phát âm là cách học cần tuân thủ đầu tiên

Trong thời gian trẻ học tiếng Anh tại nhà, phụ huynh hãy cho trẻ tiếp xúc với các nguồn nghe, nguồn video nước ngoài. Có như thế, trẻ mới được tiếp cận với ngoại ngữ ở mọi lúc, mọi nơi mà phụ huynh không cần phải lo ngại về việc liệu rằng các nguồn học tập của trẻ đã chuẩn hay chưa.  

Một khi đã có thể phát âm chuẩn thì trẻ sẽ học các kỹ năng nghe, nói tiếng Anh một cách rất nhanh. Có thể nói phát âm là một kiến thức rất căn bản, tạo tiền đề rất tốt để phát triển các kỹ năng tiếng Anh khác.

2. Xác định mục tiêu chính xác trong quá trình học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu

Khi học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu, mục tiêu hàng đầu không phải là việc trẻ học được bao nhiêu lượng kiến thức, nói được bao nhiêu cấu trúc tiếng Anh mà là trẻ em nắm vững được bao nhiêu từ vựng thuộc nhiều chủ đề và ứng dụng được từ vựng đó như thế nào trong giao tiếp hàng ngày.

Có thể nói, tạo cho trẻ em nhiều cơ hội để tiếp xúc với ngôn ngữ mới là một điều rất tốt. Nhưng cần phải nhìn nhận một vấn đề là không nên áp đặt con nhỏ mà cần có một lựa chọn đúng đắn, phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu và khả năng, có như thế việc học tiếng Anh mới thật sự hiệu quả

Đối với trẻ em ở lứa tuổi còn nhỏ chủ yếu sử dụng kỹ năng nhận biết, bắt chước lại cách phát âm các từ, tập sử dụng từ vựng và cụm từ trong các câu hỏi – câu trả lời theo phương pháp nghe – hiểu – bắt chước theo. Vì thế, phụ huynh không nên kỳ vọng quá nhiều việc trẻ sẽ nói được các câu tiếng Anh dài trong một thời gian ngắn. Nhưng với các hội thoại ngắn và có tính lặp lại, trẻ sẽ dễ dàng thuần thục trong thời gian ngắn.

3. Không thúc ép trẻ trong quá trình học tiếng Anh

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ là giúp trẻ tiếp cận ngoại ngữ một cách thoải mái. Tuy nhiên, nếu con bạn kháng cự với việc nói một ngôn ngữ thứ hai, nghĩa là bạn đang có nguy cơ tạo ấn tượng tiêu cực với trẻ về ngôn ngữ đó.

Về lý thuyết, đối với trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi, có thể tiếp thu từ 60% đến 100% nội dung kiến thức được đề cập trong giáo trình. Tuy nhiên, sách chỉ là một trong nhiều nguồn “đầu vào” hay “nguyên liệu” cho quá trình học. Việc biến “đầu vào” – nội dung được dạy – thành kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ – thành những điều học được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khả năng tiếp thu của từng trẻ, mức độ và tần suất tiếp xúc với tiếng Anh trong và bên ngoài lớp học.

Hãy luôn ủng hộ, động viên và khuyến khích trẻ cố gắng hết sức

Bắt đầu bước vào quá trình học tiếng Anh, trẻ sẽ phải làm quen với rất nhiều điều mới. Có những thứ trẻ sẽ cảm thấy rất hào hứng, thú vị và mong muốn trải nghiệm, nhưng đồng thời cũng có những thói quen, tài liệu hay phương pháp dễ khiến trẻ cảm thấy nản chí. Vì thế, các phụ huynh hãy luôn ủng hộ, động viên và khuyến khích trẻ cố gắng hết sức thay vì tỏ ra cáu gắt khi trẻ không hoàn thành nhiệm vụ, mắng mỏ trẻ khi trẻ không chịu vâng lời. 

Với đối tượng là con trẻ, đặc biệt là trẻ mới bắt đầu học tiếng Anh, các bậc phụ huynh sẽ phải cực kỳ kiên trì, nhẫn nại và không nên gò bó trẻ theo tiến độ của mình.

Yola – Khóa học tiếng Anh dành cho  trẻ mới bắt đầu

Đối với việc học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu, một người hướng dẫn tốt sẽ giúp việc học ngoại ngữ đạt kết quả nhanh chóng. Giờ đây, với sự hỗ trợ từ Yola, hành trình chinh phục tiếng Anh của trẻ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 

Học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu tại Yola

Tại trung tâm Anh ngữ YOLA, chúng tôi sở hữu đội ngũ giáo viên nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm giảng dạy. Cùng với đó, phương pháp và giáo trình cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng, phù hợp với lộ trình học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu.

Việc học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu chắc chắn sẽ rất khó khăn. Chúng tôi tin rằng con của bạn có thể nói tiếng Anh trôi chảy. Bởi vì hàng triệu người trên thế giới đã làm được điều đó và chắc chắn con bạn sẽ làm được điều đó. Vậy tại sao không quyết định gửi gắm con trẻ tại Yola ngay bây giờ và luyện tập thường xuyên các phương pháp mà Yola đã chia sẻ?

Xu hướng cho con tiếp cận với ngoại ngữ ở lứa tuổi nhỏ [ từ 4 đến 10 tuổi], cụ thể là Anh ngữ ngày càng gia tăng ở các khu vực thành thị. Tuy nhiên, để xác định đúng lộ trình học tập ngoại ngữ của con em mình từ tuổi mẫu giáo một cách phù hợp và hiệu quả thì không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu đúng và có đầy đủ thông tin cho kế hoạch này. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ cung  cấp cho quý vị một số tư vấn giải đáp dựa trên băn khoăn của các bậc phụ huynh đang có con em từ độ tuổi 4-10 đã học tiếng Anh, nhằm giúp quý vị có những cái nhìn đúng đắn hơn khi quyết định đầu tư cho con em tham gia các khóa học Anh ngữ dành cho trẻ nhỏ.

  • Khi trẻ mẫu giáo [từ 4-6 tuổi] được học tiếng Anh, trẻ sẽ nói được và nói chuẩn xác bao nhiêu phần trăm so với lượng kiến thức được cung cấp trong các giáo trình dạy tiếng Anh dành cho lứa tuổi này?

Về lý thuyết, đối với trẻ phát triển bình thường theo lứa tuổi, có thể tiếp thu từ 60% đến 100% nội dung kiến thức được đề cập trong giáo trình. Tuy nhiên, sách chỉ là một trong nhiều nguồn “đầu vào” hay “nguyên liệu” cho quá trình học. Việc biến “đầu vào”- nội dung được dạy –  thành kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ – thành những điều học được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khả năng tiếp thu của từng trẻ, mức độ và tần suất tiếp xúc với ngữ liệu trong và bên ngoài lớp học….

Nếu trẻ được dạy bởi người bản ngữ có phát âm chuẩn ngay từ đầu, khả năng phát âm chính xác các từ đã học sẽ rất cao. Mức độ tiếp xúc với ngữ liệu phù hợp [về độ khó, nội dung, tính nhất quán…] càng nhiều, trẻ càng có khả năng phát âm và nhại tiếng tốt.

Mức độ thể hiện [mà hình thức đơn giản nhất là “nói”] của những gì đã tiếp thụ, lại tùy thuộc vào độ ngắn dài của giai đoạn critical period/ silent period của từng trẻ. Nhiều trẻ tiếp thu tốt, nhưng do đang trong giai đoạn silent period, giai đoạn trẻ tiếp thu và nội hóa những nội dung được học trong im lặng nên chưa thể “nói” hay dùng các từ ngữ đã học.

Ở lứa tuổi này, mục tiêu của các khóa học không phải là trẻ “nói” được bao nhiêu phần của các từ, cụm từ đã học, cũng không phải là lượng “kiến thức”, mà là việc các cháu hiểu nghĩa của các từ, các khái niệm và biết ứng dụng vào các bài tập được giao. Giai đoạn này, chủ yếu trẻ nhận biết, “nhại” các  từ, tập sử dụng các từ, cụm từ, cách diễn đạt ngắn theo phương pháp nghe-nhắc lại-hiểu nghĩa. Do vậy việc trẻ sẽ khó nói được trọn vẹn các câu dài.

Cũng cần lưu ý, việc xây dựng sự tự tin và lòng say mê với Anh ngữ là vô cùng quan trọng và được coi như một mục tiêu học tập đối với trẻ ở lứa tuổi này. Các phụ huynh và giáo viên cần chú ý đa dạng các hoạt động học tập để các con chơi mà học, học mà chơi và được tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, phi áp lực nhất.

  • Cho trẻ học tiếng Anh sớm từ 4-6 tuổi khi trẻ chưa thành thạo tiếng Việt, sẽ khiến các cháu dễ bị nhầm lẫn giữa tiếng Việt và tiếng Anh?

Câu trả lời là “không”. Trẻ hoàn toàn có thể học ngôn ngữ thứ hai trong giai đoạn này khi trẻ được sống trong một môi trường dung nạp và khuyến khích, hỗ trợ tích cực, trẻ sẽ có thể tiếp thụ tốt được cả hai ngôn ngữ. Điều này cũng phù hợp ngay cả với những trẻ chỉ học một ngôn ngữ duy nhất là tiếng mẹ đẻ. Nếu phụ huynh tự gây áp lực cho con cái mình thì sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển ngôn ngữ của con. Nếu môi trường sống và học tập hàng ngày xung quanh trẻ là môi trường song ngữ thì khi học ngôn ngữ thứ hai, trẻ sẽ hình thành thói quen có thể nghĩ được bằng cả hai ngôn ngữ thay vì chỉ nghĩ bằng một ngôn ngữ mà thôi. Việc trẻ có thể “quên” tiếng mẹ đẻ khi học thêm một ngôn ngữ thứ hai hầu như chỉ xảy ra khi trẻ thuộc nhóm dân nhập cư [đến sinh sống tại một nước nói tiếng Anh với tư cách là tiếng mẹ đẻ]  hoặc bắt buộc phải học ngôn ngữ thứ hai để phục vụ cho việc học tập tại một trường quốc tế sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Thực tế cho thấy, học ngoại ngữ càng sớm bao nhiêu thì quá trình học tập sau đó sẽ thuận lợi bấy nhiêu, đặc biệt là khả năng phát âm, do có những lý do mang tính sinh học đã chứng minh khi ở lứa tuổi trưởng thành [adult learner], sẽ có ít người có thể học một ngôn ngữ mới với khả năng nói được như người bản ngữ.

  • Thời gian tự học tiếng Anh ở nhà cho các cháu mẫu giáo khoảng bao nhiêu giờ/ tuần là phù hợp? Phụ huynh cần hỗ trợ các con như thế nào để việc tự học được hiệu quả

Thời lượng này phụ thuộc vào năng lực của từng cháu và số lượng giờ học trên lớp. Cách giúp trẻ học là cho trẻ làm bài trong workbook, thời gian làm bài trong workbook không quá 3 giờ/ tuần. Điều quan trọng là tạo môi trường để trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh ở mức độ phù hợp với trình độ [cả về ngôn ngữ và nhận thức] và mối quan tâm. Hình thức đơn giản nhất là cho trẻ nghe và tập hát các bài hát tiếng Anh thiếu nhi, xem các chương trình dành cho trẻ em bằng tiếng Anh như Play school, Magic English, chơi các trò chơi bằng tiếng Anh…Điều quan trọng là tạo môi trường để trẻ tiếp xúc với Anh ngữ và có nhu cầu sử dụng Anh ngữ để giao tiếp.

  • Đối với các cháu chưa từng học tiếng Anh bao giờ mà học ngay với giáo viên nước ngoài, làm thế nào để các cháu tiếp nhận được kiến thức khi có rào cản về ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh

Chương trình và tài liệu dạy cho lứa tuổi này thường được thiết kế để trẻ tiếp thu được những gì được học một cách tự nhiên, với các hoạt động đa dạng giúp phát huy và tích hợp cả 08 năng lực trí tuệ gồm: tư duy logic, ngôn ngữ, tư duy mỹ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ cơ thể, khả năng quan sát, kỹ năng giao tiếp và phát triển tâm lý. Các giáo viên sử dụng rất nhiều phương tiện giao tiếp và giáo cụ [tranh ảnh, bài hát, hình vẽ, rối, ngữ cảnh, điệu bộ…] để giúp các cháu tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên trong ngữ cảnh. Ngoài ra, các giáo viên trợ giảng người Việt có vai trò hỗ trợ các cháu yếu hơn và đảm bảo tất cả trẻ tham gia lớp học đều hiểu được những gì được dạy ngay tại lớp.

  • Trong quá trình học tiếng Anh mẫu giáo, các cháu đã được học viết chữ cái chưa? Cách viết của chữ cái tiếng Anh trong các lớp học này khác với cách dạy viết ở lớp 1, điều này có ảnh hưởng gì đến kỹ năng viết của các cháu khi vào lớp 1 hay không?

Chương trình tiếng Anh lớp mẫu giáo chưa dạy viết chữ, mà mới chỉ tô màu các hình chữ cái và chữ số cỡ lớn. Mục đích là cho các cháu nhận biết mặt chữ cái và chữ số.

Ở cấp độ 4, các cháu mới chỉ học nhận mặt chữ [bảng chữ cái] và tô chữ to, do đó không ảnh hưởng đến kỹ năng viết của các cháu ở lớp 1.

Các khóa học của OEA đều tích hợp 05 yếu tố chủ chốt trong giáo dục là văn hóa [culture], giao tiếp [communication], khả năng phối hợp [collaboration], tư duy phản biện [critical thinking] và tính sáng tạo [creativity].

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình tiếng Anh Thiếu Nhi và đăng ký cho các em kiểm tra xếp lớp [miễn phí], Quý vị phụ huynh vui lòng liên hệ với Bộ phận Tư vấn OEA Vietnam – Nhà C8 – số 343 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội – Tel: [04] 3232-1318 hoặc qua website www.oea-vietnam.com.

Video liên quan

Chủ Đề