Đau tay khám ở đâu

BVĐK Tâm Anh được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ các y bác sĩ chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị nội khoa hiệu quả cao. Một số loại máy móc nổi bật của chuyên khoa Cơ xương khớp là:

  • Hệ thống chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive [Siemens – Đức]

Đây là hệ thống CT hai đầu bóng cao cấp nhất hiện nay với khả năng tái tạo lên đến 768 lát cắt, giúp đánh giá được những tổn thương nhỏ nhất mà CT thông thường không thể phát hiện được, nhất là trong đánh giá các bệnh lý tim mạch, ung thư và nhi khoa. Ngoài ra, máy có tốc độ chụp lên đến 458mm/s và độ phân giải thời gian vật lý chỉ 75ms, cho phép khảo sát tim mạch với mọi nhịp tim và thời gian khảo sát cho mọi bộ phận trong cơ thể với thời gian chụp cực nhanh. Thậm chí, bệnh nhân không cần nín thở. Máy đặc biệt phù hợp cho bệnh nhân nhi, người lớn tuổi hoặc bệnh nhân cấp cứu. 

Bên cạnh đó, máy còn có khả năng chụp và đánh giá CT chuyên sâu với gói CT 2 mức NL cao cấp, đem lại nhiều thông tin hữu ích về lâm sàng mà hình ảnh CT thông thường không thấy hoặc không chẩn đoán được. Máy được trang bị thêm bộ lọc tia Tin filter, giúp bệnh nhân hoàn toàn tự tin khi thăm khám CTCH.

  • Hệ thống Cộng Hưởng Từ thế hệ mới MAGNETOM Amira BioMatrix [Siemens – Đức] 

Hệ thống CHT 1.5T đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ Ma trận sinh học toàn phần [BioMatrix], công nghệ cách mạng thay đổi cách thức chăm sóc người bệnh với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo [AI] cùng các công nghệ mới chuyên biệt cho các thăm khám chính xác từ đầu đến chân cũng như phục vụ nghiên cứu.

Mở rộng khả năng thăm khám đến những đối tượng không đáp ứng được các điều kiện chụp với CHT truyền thống như nhi khoa, lão khoa, bệnh nhân mất ý thức với các chương trình chụp tốc độ cao không cần nín thở [bụng chậu, đầu – mặt – cổ, tim…].

Các ứng dụng chụp siêu tốc như MRI đa lát cắt, Compress Sensing, chụp tự động dựa vào AI giúp thu ảnh chất lượng cao với thời gian ngắn, giảm thời gian chờ đợi và tăng cường trải nghiệm và sự hài lòng của người bệnh khi đến với Tâm Anh.

  • Hệ thống X-quang treo trần DigiRAD-FP [Hàn Quốc]

Với 5 cảm biến chống va chạm, tốc độ di chuyển nhanh và kích thước nhỏ gọn, hệ thống X-quang treo trần DigiRAD-FP cho hiệu suất thông lượng cao, hiệu quả gấp 3 lần so với máy chụp X-quang thông thường. Máy cho xem trước hiển thị hình ảnh trong 4 giây, có hệ thống đồng bộ hóa chuyển động cùng ống tia X siêu nhỏ, cho ra hình ảnh chẩn đoán xác thực nhất.

  • Máy đo loãng xương bằng tia X Horizon W [Hologic – Mỹ]

Không chỉ đo mật độ loãng xương, loại máy này còn có thể đánh giá nguy cơ gãy xương, vôi hóa… Máy dò kỹ thuật số có độ phân giải cao, cho hình ảnh rõ nét và kết quả mật độ xương vô cùng chính xác. Nguồn tia X năng lượng kép tần số cao, nhỏ và nhẹ hơn các thế hệ trước. Cùng với đó là tính năng quét 1 lần OnePass, được thiết kế để loại bỏ lỗi chồng chéo chùm tia và biến dạng hình ảnh. Nhờ đó, mang lại độ chính xác cao và chất lượng hình ảnh tuyệt vời.

  • Hệ thống máy xét nghiệm cao cấp 

BVĐK Tâm Anh đầu tư hệ thống xét nghiệm tích hợp cobas pro đầu tiên tại Đông Nam Á, cho phép thực hiện đến 2.200 xét nghiệm/giờ, rút ngắn thời gian trả kết quả cho bác sĩ và bệnh nhân.

Ngoài ra, với lợi thế thuộc bệnh viện Đa khoa, khoa Cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh cũng chú trọng phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác, hướng đến phương pháp điều trị toàn diện cho người bệnh để đạt được kết quả tối ưu.

xem thêm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở bất cứ ai kể cả trẻ nhỏ cho đến người lớn, đặc biệt đối với người cao tuổi, hiện tượng này lại càng phổ biến. Nếu chúng ta không đi khám để biết rõ nguyên nhân và điều trị đúng cách thì chứng tê bì chân tay kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Hầu hết chúng ta đều chủ quan với tình trạng tê bì chân tay. Tuy nhiên, ít ai biết răng tê bì chân tay kéo dài gây nhiều nguy hiểm và gây bất lợi cho sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.

Bệnh tê bì chân tay là biểu hiện, nguyên nhân của nhiều bệnh khác nhau, thường là các bệnh liên quan đến xương khớp, thần kinh như thoái hóa cột sống cổ, khớp vai, cột sống, bệnh đái tháo đường, bệnh lý về mạch máu [động mạch, tĩnh mạch]...Bởi vậy khi có biểu hiện tê bì chân tay người bệnh cần được đi khám để xác định rõ nguyên nhân do đâu để định hướng điều trị đúng đắn.

Bệnh tê bì chân tay nặng, kéo dài sẽ khiến mức độ tê, đau ngày càng tăng lên, gây khó khăn trong vận động cho người bệnh. Biểu hiện khi tê bì chân tay tiến triển nặng là tay chân cử động yếu, bàn tay bàn chân bị tê nhức, buốt, tình trạng tê lan rộng ra gây đau dọc cả cánh tay, khó cầm nắm, đi lại khó khăn.

Bên cạnh đó nếu tê bì chân tay do thoái hóa cột sống, cổ, lưng, thắt lưng, người bệnh còn cảm thấy đau vai gáy, đau thắt lưng kéo dài, đau dọc theo đường dây thần kinh, tê buốt mặt ngoài cẳng chân, bàn chân, khó cử động, nặng hơn người bệnh có thể rơi vào trạng thái rối loạn tiểu tiện, đại tiện khi biến chứng nặng mà không được điều trị.

Nếu tê bì chân tay do thoái hóa cột sống, cổ, lưng, thắt lưng, người bệnh còn cảm thấy đau vai gáy, đau thắt lưng kéo dài

Để hạn chế tối đa biến chứng nói trên xảy ra, người bệnh cần đi khám khi có biểu hiện và được điều trị kịp thời. Khi đi khám tê bì chân tay, người bệnh sẽ được thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp x- quang cột sống cổ với các tư thế thẳng, nghiêng [trái, phải], chếch hoặc chụp khớp vai [thẳng, nghiêng].

Nếu thấy cần thiết sẽ được chụp cắt lớp vi tính [CT] hoặc chụp cộng hưởng từ [MRI]. Ngoài ra các bác sĩ sẽ khai thác thông tin sức khỏe, tình hình bệnh sử, tính chất nghề nghiệp của người bệnh để kết hợp chẩn đoán, kết luận tê bì chân tay do đâu. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị đúng, phù hợp.

Người bệnh tê bì chân tay do sinh lý không cần quá lo lắng, chỉ cần chú ý tăng cường vận động, tập thể dục, xoa bóp chân tay, đặc biệt là vùng bị tê bì thường xuyên.

Nhưng các trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý thì cần có phác đồ điều trị phù hợp. Theo đó, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid [NSAIDs], phối hợp với paracetamol. Các vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm [theo hướng dẫn của Bác sĩ]. Có thể phối hợp với thuốc giãn mạch ngoại vi.

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid [NSAIDs], phối hợp với paracetamol.

Cùng với đó là kết hợp điều trị căn nguyên của bệnh mà gây ra tình trạng tê bì chân tay như do:

  • Đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết tốt
  • Rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Kiểm soát lipid máu ở ngưỡng an toàn
  • Bệnh lý về mạch máu [giãn tĩnh mạch, bệnh lý viêm động mạch ngoại biên] : cần làm xét nghiệm chuyên sâu và điều trị phù hợp.
  • Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin
  • Viêm khớp: Điều trị viêm khớp
  • Nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc...

Như vậy, việc khám khi phát hiện tê bì chân tay là rất quan trọng để định hướng điều trị đúng và hiệu quả, tránh để tình trạng lâu dài. Đặc biệt đối với người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh xương khớp là nguyên nhân gây tê bì tay chân, cần đi khám càng sớm càng tốt.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề