Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gánh nặng bệnh tật của ngành y tế, nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], hàng năm có 150 triệu đợt viêm phổi trẻ em xảy ra ở các nước đang phát triển, trong đó có khoảng 11 triệu trẻ nhập viện. Dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực y tế dự phòng, chẩn đoán và điều trị, nhưng viêm phổi vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Các thống kê cho thấy, viêm phổi đã giết chết 2 triệu trẻ mỗi năm, nhiều hơn con số tử vong do bệnh AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Ước tính mỗi ngày có khoảng 4.300 trẻ tử vong bởi viêm phổi trên thế giới, nghĩa là cứ 20 giây lại có 1 trẻ tử vong do bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu trẻ mắc và 4000 trẻ tử vong do viêm phổi, đặc biệt nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ em viêm phổi nhiều nhất thế giới.

Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh sẽ giúp phụ huynh “phản ứng nhanh” nếu trẻ không may mắc bệnh cũng như bảo vệ trẻ toàn diện nhất.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng phổi nặng do sự tấn công của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,… Khi bị nhiễm trùng, các đường dẫn khí nhỏ trong phổi bị sưng nề lên và tạo ra nhiều chất nhầy, và chính chất nhầy chặn đường thở và làm giảm lượng oxy có thể đi vào cơ thể.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy hô hấp, cần đặt nội khí quản, thở máy kéo dài, can thiệp chăm sóc khẩn cấp [ICU] và dẫn tới tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân,…

Viêm phổi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy vào nguyên nhân và mục đích phân loại, tuy nhiên bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh được chia thành 3 loại chính:

Tình trạng này thường xảy ra ở những tháng cuối tháng kỳ, vi khuẩn qua nhau vào bào thai, hình thành dị dạng cấu trúc hoặc phát triển bất thường ở lá phổi. Viêm phổi sơ sinh có thể được phát hiện trong thai kỳ mẹ bầu bằng phương pháp siêu âm. Điều này rất có giá trị đối với cảnh báo trước sinh, giúp phát hiện kịp thời những trường hợp trẻ sơ sinh bị suy hô hấp và có biện pháp can thiệp kịp thời. Việc phát hiện viêm phổi bẩm sinh càng sớm sẽ càng có lợi cho hiệu quả điều trị.

Tình trạng này xảy ra trong khi sinh, mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục hoặc vỡ ối sớm, khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ. Viêm phổi hít phân su là trường hợp nặng cần được xử lý kịp thời ngay khi sinh.

Do khi đỡ sinh và chăm sóc sau sinh, môi trường xung quanh, các dụng cụ y tế không đảm bảo khiến trẻ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, chủ yếu gặp ở những trẻ nằm viện hoặc người mẹ vệ sinh cho trẻ chưa tốt.

Trẻ sinh non, nhẹ cân là đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm phổi sơ sinh

Theo ThS.Nguyễn Diệu Thúy có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh nhưng thường gặp nhất là vi khuẩn phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae, vi khuẩn Haemophilus influenzae type b [Hib], virus hợp bào đường hô hấp [RSV], Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm,…

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác khiến bé sơ sinh bị viêm phổi như:

  • Thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí.
  • Trẻ hít phải nước ối, phân su đã nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ lúc chuẩn bị chào đời.
  • Ở trẻ sơ sinh, thiếu cân: hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên dễ bị trào ngược dạ dày [bị trớ] khiến sữa bị hít nhầm vào phổi, gây các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái mắt. Lượng sữa hít vào càng nhiều thì triệu chứng càng nặng, có thể gây ra viêm phổi.
  • Trẻ bị các bệnh như viêm da, viêm khoang miệng, viêm dây rốn cũng có thể dẫn đến viêm phổi.
  • Trẻ sống trong môi trường kém vệ sinh như: không khí ô nhiễm, nước bẩn, hít nhiều khói thuốc lá,…
  • Trẻ bị nhiễm lạnh khi không được ủ ấm trong mùa lạnh, hoặc ủ ấm kỹ quá;…

Không giống viêm phổi ở trẻ lớn với những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều, thở nghe có tiếng “rít”. Trẻ sơ sinh có đường hô hấp chưa hoàn thiện nên triệu chứng lâm sàng không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Phụ huynh có thể chú ý đến những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh dưới đây để nhận biết sớm bệnh như:

  • Sốt nhẹ;
  • Ho đờm;
  • Thở khò khè, thở nhanh;
  • Khó thở, dễ thấy nhất là dấu co lõm ngực;
  • Thường hay quấy khóc;
  • Bỏ bú hoặc bú kém;
  • Ngưng thở hoặc tím, nhất là trẻ sinh non;

Do dễ nhầm lẫn triệu chứng ban đầu, phụ huynh hoặc người thân cần thường xuyên chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu như sốt, bỏ bú, thở nhanh… và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng, nguy cơ tử vong.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và chụp X-quang. Ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này ngay tại nhà bằng cách vén áo rồi quan sát sự di động của lồng ngực hay bụng, cần quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ, không quan sát khi trẻ đang quấy khóc:

  • Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
  • Trẻ trên 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.
  • Trẻ trên 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở nhanh khi 40 lần/phút trở lên.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan và có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, đe dọa tới tính mạng. Bệnh viêm phổi có thể lây truyền trực tiếp từ bệnh nhân sang những người xung quanh. Bệnh nhân có thể phát tán mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm… qua những hạt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi ho, hắt hơi…

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ dưới 12 tuổi chiếm đến 65% trường hợp mắc bệnh. Nếu phát hiện và điều trị những triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh kịp thời, đúng cách thì bệnh sẽ không đáng lo ngại. Tuy nhiên, vì triệu chứng ban đầu của viêm phổi rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảnh thông thường khác nên có rất nhiều phụ huynh chủ quan không phát hiện sớm, bệnh sẽ diễn tiến nặng, gây hệ lụy khó lường, thậm chí là tử vong.

Bệnh cảnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh diễn biến từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp nguy hiểm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

Vi khuẩn, virus,… tấn công mạnh khiến tình trạng viêm phổi diễn tiến nặng, cơ thể trẻ không chống chọi thêm được, tác nhân gây bệnh có thể xâm lấn và gây ra di chứng khó có thể phục hồi ở não như: viêm màng não, tổn thương não vĩnh viễn, rối loạn thần kinh, giảm khả năng vận động,…

Vi khuẩn sau khi gây bệnh tại phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn, gây ra tình trạng nhiễm trùng máu, biến chứng sốc nhiễm trùng, thậm chí cướp đi sinh mạng trẻ.

Biến chứng tràn dịch màng tim, trụy tim xảy ra do phản ứng sốc thuốc, kháng thuốc khi điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Gây cản trở hoạt động hô hấp của trẻ, dẫn đến sự gia tăng bạch cầu trong máu và xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

Viêm phổi kéo dài khiến trẻ ăn – ngủ không ngon, dẫn tới biếng ăn, suy dinh dưỡng, kém phát triển và sức đề kháng suy giảm.

Đây là biến chứng vô cùng nghiêm trọng, “thảm họa” sức khỏe bởi rất khó điều trị vì cần phải phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau để trị bệnh, khả năng khỏi bệnh sẽ thấp hơn, gây tốn kém thời gian và tiền bạc.

Thực tế đáng báo động, hàng năm vẫn có một tỷ lệ lớn trẻ em tử vong vì viêm phổi do không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách.

Khi trẻ sơ sinh có các dấu hiệu của viêm phổi cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định chụp X-Quang phổi để chẩn đoán và đánh giá chính xác mức độ tổn thương phổi.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành các xét nghiệm máu, cấy dịch tiết đường hô hấp để tìm căn nguyên gây bệnh.

Khi đã xác định trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm phổi, tùy vào giai đoạn và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có hướng điều trị khác nhau:

  • Viêm phổi ở trẻ em do vi khuẩn và mycoplasma [1]: điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Viêm phổi ở trẻ em do virus: điều trị bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước
  • Viêm phổi ở trẻ em do nấm: điều trị bằng thuốc chống nấm.

“Tùy vào độ tuổi, nguyên nhân và giai đoạn của bệnh viêm phổi, các bác sĩ sẽ cho trẻ uống hoặc tiêm kháng sinh và các thuốc điều trị hỗ trợ khác. Tuy nhiên, phế cầu khuẩn – tác nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ ngày càng tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị. Khi đó, bác sĩ phải dùng kháng sinh liều cao và phối hợp nhiều loại mới có thể điều trị khỏi bệnh cho trẻ, dẫn đến kéo dài thời gian, tốn kém nhiều chi phí”, BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng I, TP.HCM cho biết.

Không phải tất cả trẻ sơ sinh bị viêm phổi điều phải cần nhập viện điều trị, ở một số trường hợp bệnh cảnh nhẹ, trẻ vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Lúc này, những điều phụ huynh cần thực hiện gồm:

  • Cho trẻ uống kháng sinh đúng chỉ dẫn: Khi được bác sĩ chỉ định, phụ huynh cần cho trẻ uống đúng loại thuốc, liều lượng uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc. Không được tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều lượng.
  • Điều trị các triệu chứng kèm theo như sốt, khò khè,… theo hướng dẫn của bác sĩ. Long đờm cho trẻ bằng cách vỗ lưng giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Tăng cường cho trẻ bú hoặc cho trẻ uống nhiều nước, để làm loãng đờm, dịu họng – giảm ho và tránh mất nước
  • Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt thức ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, súp; chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ép trẻ ăn quá nhiều.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ.
  • Khi trẻ có triệu chứng cảnh báo nguy hiểm, phụ huynh cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ sơ sinh là chìa khóa bảo vệ lá phổi khỏe mạnh

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh nguy hiểm với tỷ lệ biến chứng nặng, tử vong cao nhưng có thể chủ động phòng ngừa và ngăn chặn bằng cách:

Viêm phổi được xem là bệnh thời đại, đặc biệt nguy hiểm trong bối cảnh dịch Covid-19 tấn công, khi mà cả 2 cùng tác động lên hoạt động của hệ hô hấp, việc tiêm chủng đầy đủ sẽ kịp thời gia tăng sức đề kháng hô hấp, tạo “tấm khiên” bảo vệ lá phổi non yếu của trẻ khỏe mạnh trước sự tấn công của dịch bệnh. Dưới đây là các loại vắc xin trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần tiêm để dự phòng viêm phổi hiệu quả nhất:

  • Vắc xin Synflorix [Bỉ]/Prevenar-13 [Bỉ]: phòng viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa,… do phế cầu khuẩn cho trẻ từ 6 tuần tuổi.
  • Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim [Pháp]/ Infanrix Hexa [Bỉ]: phòng 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.
  • Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim [Pháp]/ Infanrix IPV+Hib [Bỉ] phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh viêm phổi – viêm màng não do Hib cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
  • Vắc xin Quimi – Hib [Cu Ba] phòng viêm phổi do HIb cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
  • Vắc xin Vaxigrip Tetra [Pháp]/ GC FLU Quadrivalent [Hàn Quốc] phòng biến chứng viêm phổi do cúm mùa cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
  • Vắc xin VA-Mengoc-BC [Cu Ba] phòng viêm phổi, viêm màng não,… do não mô cầu khuẩn tuýp BC cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
  • Vắc xin Menactra [Mỹ] phòng viêm phổi, viêm màng não,… do não mô cầu khuẩn tuýp A,C,Y,W-135 cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

Bên cạnh tiêm chủng đầy đủ cho trẻ sơ sinh, phụ nữ trước khi mang thai cần lưu ý tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm phổi để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, đảm bảo nền tảng vững chắc cho con yêu, hạnh phúc cho cả gia đình.

Phụ nữ trước khi mang thai không được bỏ lỡ các loại vắc xin phòng viêm phổi

VNVC tự hào là địa chỉ tiêm chủng uy tín, hiện đại đã và đang bảo vệ sức khỏe cho hàng chục triệu trẻ em trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Với gần 60 Trung tâm tiêm chủng trải dài khắp đất nước, VNVC mang đến cho người dân đầy đủ vắc xin, kể cả các loại thường xuyên khan hiếm với giá thành hợp lý như vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1, phế cầu khuẩn, cúm mùa thế hệ mới nhất,…

Để được tư vấn về vắc xin, tiêm chủng và đặt lịch tiêm tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, Khách hàng có thể cung cấp thông tin tại đây hoặc gọi tới hotline 028 7300 6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp Hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC.

  • Xây dựng cho trẻ môi trường sống trong lành: không khói thuốc lá và các tác nhân ô nhiễm khác.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho,…
  • Ba mẹ, người chăm sóc trẻ phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ, cho trẻ ăn uống.
  • Với trẻ sơ sinh: cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Với trẻ nhỏ: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung rau xanh, hoa quả giàu vitamin; thịt, cá tăng lượng đạm, omega-3 [2]…
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt: Ăn – ngủ đúng giờ, giữ ấm tốt, tránh để lạnh, tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
  • Không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hợp lý, khoa học, bảo vệ tốt thai nghén, hạn chế tai biến sản khoa [đẻ non, ngạt, nhiễm trùng sau sinh,…].

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh tương đối “mờ nhạt”, dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp khác dẫn đến có nhiều trẻ nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh đã trở nặng. Vì vậy, nhận biết đúng – đủ thông tin viêm phổi ở trẻ sơ sinh và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả là điều cha mẹ cần lưu ý.

Video liên quan

Chủ Đề