Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu ko được điều trị đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề thậm chí có thể tử vong.

Bệnh do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền do muỗi vằn [Aedeses aegypti] sẽ truyền virus này từ người bệnh sang người khỏe, khiến cơ thể bị nhiễm bệnh. Hiện nay trên thế giới có 4 type virus Dengue gây bệnh cho người, đó là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Một người khi mắc bệnh sốt xuất huyết thì có miễn dịch suốt đời đối với type virus dengue đã mắc, nhưng không có miễn dịch đối với các type virus dengue còn lại. Do đó, trên lý thuyết 1 người trong đời có thể bị sốt xuất huyết dengue 4 lần tương ứng với 4 type virus dengue khác nhau.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.

2. Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết

Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

2.1 Giai đoạn sốt: Thường trong 3-4 ngày đầu của bệnh với những biểu hiện: Bệnh nhân xuất hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau các khớp, đau mỏi người, có thể có viêm long đường hô hấp trên. Chán ăn, cảm giác buồn nôn và nôn. Da xung huyết, có thể có biểu hiện những chấm xuất huyết dưới da.

Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại virus khác như cúm, sốt do COVID-19…

2.2 Giai đoạn nguy hiểm: [hay gọi là giai đoạn xuất huyết]: Thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Biểu hiện sốt có thể giảm hoặc vẫn còn sốt, xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, có những biểu hiện xuất huyết rất đa dạng [do giảm tiểu cầu trong máu], là giai đoạn nhiều biến chứng xảy ra.

2.3 Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân hết sốt trên 48 giờ, đỡ mệt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn và tiểu tiện nhiều hơn. Xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng.

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng.

3.1 Dùng thuốc hạ sốt khi sốt xuất huyết

+ Thuốc hạ sốt thường được dùng để kiểm soát các triệu chứng đau nhức cơ và sốt cao [trên 38,5 độ C].

+ Đồng thời, có thể kết hợp với các phương pháp hạ sốt vật lý như chườm mát ở vị trí nách, bẹn, các nếp gấp, còn lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt.

Lưu ý: Không được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng.

Sốt là phản ứng tốt của cơ thể chống lại virus. Nhưng nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốt cao lại tìm mọi cách hạ sốt cấp tốc về nhiệt độ bình thường, đặc biệt là trẻ em. Do đó, tình trạng lạm dụng paracetamol, dùng quá liều thuốc liên tục sẽ dẫn tới ngộ độc gan và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, kể cả khi dùng dạng thuốc đặt hậu môn ở trẻ em.

Lời khuyên là bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc hạ sốt đúng liều theo đơn, thường uống 4-5 lần/ngày, mỗi 4-6 giờ.

Ngoài ra, nhiều người cứ thấy sốt là tự ý mua thuốc kháng sinh để sử dụng, nhưng đối với bệnh sốt do virus gây ra như sốt xuất huyết, dùng kháng sinh không có ý nghĩa và không giúp lành bệnh.

3.2 Bù dịch đúng cách

- Một nhầm lẫn mà nhiều người mắc phải đó là tư duy sốt xuất huyết Dengue gây ra mất nước. Tuy nhiên, sự thật là đa phần bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đủ hoặc thừa nước ngay từ lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu.

- Tại sao phải bù dịch trong trường hợp sốc Dengue? Vì sốt xuất huyết gây thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạnh sốc. Vì vậy, phải bù dịch ngay để tránh sự nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh bằng đường uống và đường tĩnh mạch.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

3.3 Nên và Không nên ăn gì?

- Nên: Ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng dạng lỏng như cháo, súp hoặc cơm nát, mỗi lần ăn một ít. Tăng cường uống nhiều nước, bù điện giải bằng dung dịch oresol hàng ngày.

- Không nên: Ăn những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng. Tránh các thức ăn, nước uống có màu đỏ sẫm: Huyết [heo, bò, gà…], củ dền, xá xị, socola… để hạn chế gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa. Không uống rượu bia, chất kích thích.

4. Theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện

  • Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt;
  • Không ăn, uống được;
  • Nôn ói nhiều;
  • Đau bụng nhiều;
  • Tay chân lạnh, ẩm;
  • Mệt lả, bứt rứt;
  • Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo;
  • Không tiểu trên 6 giờ;
  • Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì.

Khi có những triệu chứng trên, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Siêu biến thể Omicron đã lan đến Châu Á sau khi khiến ca mắc tăng vọt tại Châu Âu | SKĐS

BSCK II. Nguyễn Thùy Dương

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus Dengue gây ra. Đây là một dạng bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người bệnh sang người khỏe bằng đường muỗi đốt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm, nhất là những trường hợp phụ huynh đang có con bị bệnh sốt xuất huyết.

1. Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể người qua đường muỗi đốt, nó có thể ủ bệnh trong vòng 3 đến 13 ngày. Thời gian ủ bệnh ở mỗi bệnh nhân là khác nhau vì phụ thuộc vào thể trạng, sức đề kháng của từng người.

Bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus Dengue gây ra

Trong giai đoạn ủ bệnh, gần như bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không rõ ràng. Sau thời gian ủ bệnh, những triệu chứng bắt đầu xuất hiện và bệnh có thể tiến triển tới những giai đoạn như sau:

Giai đoạn sốt:

Giai đoạn này thường kéo dài 3 đến 7 ngày. Lúc này, trẻ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu, đau các khớp, các cơ, đau ở hai bên hốc mắt, đau vùng thượng vị, có thể bị tiêu chảy, bệnh nhân buồn nôn và chán ăn,..

Giai đoạn nguy hiểm:

Giai đoạn này thường xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, tính từ khi bệnh nhân bị sốt. Ở giai đoạn này, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc hết sốt, có thể có tình trạng xuất hiện nốt ban đỏ dưới da, có hiện tượng chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, thậm chí có những trường hợp đi tiểu ra máu. Những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, hoặc xảy ra một số biến chứng như viêm gan, viêm cơ tim, viêm não,…

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh, gây nguy hiểm cho bé

Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn phục hồi thường kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày. Cơ thể trẻ khỏe dần lên, bắt đầu thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn.

Như vậy, kể từ thời gian phát bệnh [xuất hiện tình trạng sốt cao], trẻ sẽ khỏi dần trong 7 - 10 ngày sau đó.Có thể nói rằng, bệnh sốt xuất huyết có diễn biến rất nhanh, do đó cha mẹ không nên chủ quan mà cần tìm hiểu, chăm sóc trẻ đúng cách để giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe.

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã khỏi sốt xuất huyết

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu, cha mẹ cũng nên tìm hiểu để nhận biết rõ những dấu hiệu cho thấy con mình đã khỏi bệnh sốt xuất huyết.

Các bậc phụ huynh cần nhớ rằng, không phải cứ hết sốt là bệnh nhân đã khỏi sốt xuất huyết. Thường thì khi trẻ bắt đầu hết sốt, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm nhất. Lúc này, cha mẹ trẻ cần phải theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như đưa trẻ đi kiểm tra xét nghiệm hàng ngày để đánh giá lượng tiểu cầu của trẻ. Trẻ cần trải qua 3 giai đoạn của bệnh mới được đánh giá là khỏi bệnh hoàn toàn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bệnh sắp khỏi:

- Cơ thể trẻ không còn quá mệt mỏi: Sau những cơn sốt cao, trẻ sẽ vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên, sau khi cắt cơn sốt được khoảng 7 ngày, cơ thể trẻ sẽ có những chuyển biến khá rõ rệt. Trẻ đỡ mệt hơn nhiều, có cảm giác thèm ăn vặt, trẻ ăn ngon miệng hơn và cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn. Đây là những dấu hiệu cho thấy, trẻ sắp khỏi bệnh và đang hồi phục tốt.

Trẻ thèm ăn là dấu hiệu khỏi sốt xuất huyết

- Trẻ đi ngoài nhiều hơn: Những trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao và dẫn đến tình trạng mất nước. Từ khi sốt, trẻ ít đi tiểu hơn. Nhưng sau khoảng 5 đến 7 ngày được điều trị, chăm sóc tích cực, bé sẽ có xu hướng muốn đi tiểu nhiều hơn.

- Không xuất hiện các nốt phát ban mới: Khi bệnh ở giai đoạn nguy hiểm, trẻ bị nổi nhiều nốt ban đỏ dưới da, khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe tiến triển tốt thì những nốt phát ban sẽ mờ đi và không mọc thêm các nốt mới, bé cũng không còn cảm thấy ngứa ngáy. Đây là một trong những biểu hiện cho thấy trẻ sắp khỏi bệnh.

3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Điều trị sốt xuất huyết

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp đặc trị căn bệnh truyền nhiễm này. Phương pháp điều trị phổ biến là hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và giúp bệnh nhân phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế nguy cơ lây lan, mẹ nên chú ý những điều sau:

+ Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối.

+ Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ uống thuốc hạ sốt trong những trường hợp cần thiết.

+ Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung dung dịch điện giải oresol [tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn cũng như liều lượng dùng đã được in trên bao bì sản phẩm].

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh làm những điều sau:

+ Không nên áp dụng phương pháp hạ sốt cấp tốc cho con: Sốt xuất huyết là do virus gây ra, bệnh nhân có thể bị sốt ngắt quãng, nghĩa là sau khi hạ sốt vẫn có thể tiếp tục sốt trở lại. Do đó, khi chăm sóc cho bé, mẹ cần tránh áp dụng hạ sốt dồn dập cho con để hạn chế nguy cơ hạ thân nhiệt hoặc gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.

+ Không nên cho con ra ngoài gió hoặc tắm nước lạnh để tránh nguy cơ giãn mạch trong các cơ quan nội tạng và dẫn đến tử vong. Mẹ chỉ nên lau người cho con bằng nước ấm.

+ Không nên áp dụng những phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng để điều trị cho con để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Mẹ nên bôi tinh dầu đuổi muỗi để trẻ tránh bị muỗi đốt

Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết

+ Nên mắc màn khi ngủ.

+ Bôi một số loại tinh dầu hoặc kem đuổi muỗi cho trẻ.

+ Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thường xuyên diệt bọ gậy, loăng quăng.

+ Không nên cho trẻ đến những khu vực có nhiều muỗi.

Nếu bạn quan tâm đến sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề