Dấu hiệu bệnh bạch cầu ở trẻ em

Ung thư là nguyên nhân chính gây tử vong thứ hai ở cả trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính [ALL] là bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Tỷ lệ sống sót tổng thể 5 năm đã được cải thiện rất nhiều trong 50 năm qua và lên đến 90% tùy thuộc vào độ tuổi, sự liên quan của thần kinh trung ương, các loại di truyền ung thư và khả năng đáp ứng với điều trị.

Nguyên nhân của ALL vẫn chưa được kết luận nhưng việc tiếp xúc với phóng xạ, Hội chứng Down trước đó và tiền sử gia đình mắc ALL [đặc biệt là ở anh chị em] làm tăng nguy cơ phát triển ALL. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở trẻ em là xanh xao hoặc nhợt nhạt, bầm tím, dễ chảy máu, sốt kéo dài, nhiễm trùng tái phát, nhức đầu và mệt mỏi.

Bệnh nhân ung thư máu thường có các hạch bạch huyết, gan và lá lách to khi khám sức khỏe. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm bao gồm công thức máu toàn bộ và chọc hút tủy xương là những lựa chọn chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp tính. Sau khi chẩn đoán ALL được thực hiện, ít nhất 1 tháng hóa trị liệu nên được bắt đầu càng sớm càng tốt để loại bỏ các tế bào bạch cầu trong tủy xương và khắp cơ thể của bệnh nhân. Phân tầng nguy cơ của ALL là bắt buộc để tối ưu hóa phác đồ điều trị ở mỗi bệnh nhân.

Đa số trẻ em bị ALL có thể chữa khỏi bằng hóa trị khi được 2-3 tuổi. ALL nguy cơ rất cao và ALL tái phát có thể được hưởng lợi khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc tạo máu sau khi bệnh thuyên giảm nếu có thể.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ

Gọi +66 [0] 97-291-3351 [Đường dây nóng bằng tiếng Việt]

  • Readers Rating
  • Rated 5 stars
    5 / 5 [1 ]

Bệnh Bạch cầu ở trẻ em là gì?


Thuật ngữ bệnh bạch cầu đề cập đến các bệnh ung thư của các tế bào máu trắng [còn gọi là bạch cầu]. Một người bị bệnh bạch cầu sẽ có số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường được sản xuất trong tủy xương. Các tế bào màu trắng bất thường xâm lấn tủy xương và tràn ngập vào dòng máu, nhưng chúng không thể thực hiện vai trò bảo vệ cơ thể chống lại bệnh, vì chúng là những tế bào khiếm khuyết.

Khi bệnh bạch cầu tiến triển, ung thư can thiệp vào quá trình sản xuất các loại tế bào máu của cơ thể, bao gồm hồng cầu và tiểu cầu. Điều này dẫn đến thiếu máu [số lượng hồng cầu thấp] và các vấn đề chảy máu, bên cạnh nguy cơ nhiễm trùng cao gây ra bởi các tế bào máu trắng bất thường.

Nói chung, bệnh bạch cầu được phân thành hai loại cấp tính [phát triển nhanh] và mạn tính [tiến triển chậm]. Ở trẻ em, hầu hết các bệnh bạch cầu là cấp tính.

Bệnh Bạch cầu cấp tính ở trẻ em cũng được chia thành bệnh bạch cầu dòng lympho cấp [ALL] và bệnh bạch cầu dòng tủy cấp [AML], tùy thuộc cụ thể vào loại tế bào máu trắng được gọi là tế bào bạch huyết hoặc tủy bào, liên quan đến sự đề kháng miễn dịch.

Triệu chứng thường gặp


Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu ở trẻ em?


Do các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng bị khiếm khuyết, trẻ em bị bệnh bạch cầu có thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn nhiều hơn bình thường. Trẻ cũng có thể bị thiếu máu do bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào hồng cầu vận chuyển oxy của tủy xương. Trẻ trở nên nhợt nhạt, mệt mỏi bất thường và khó thở trong khi chơi.

Trẻ bị bệnh bạch cầu có thể bị bầm tím và chảy máu rất dễ dàng, Chảy máu cam thường xuyên hoặc bị Chảy máu trong một thời gian dài bất thường dù với một vết cắt nhỏ vì bệnh bạch cầu phá hủy khả năng sản xuất tiểu cầu [có chức năng đông máu] của tủy xương.

Các triệu chứng khác của bệnh bạch cầu có thể bao gồm:

Đau ở xương hoặc khớp, đôi khi gây ra dáng đi khập khiễngHạch bạch huyết ở cổ, háng, hay ở nơi khác sưng to [đôi khi được gọi là sưng hạch]Mệt mỏi bất thườngChán ănSốt không kèm các triệu chứng khácĐau bụng [do các tế bào máu bất thường tích tụ trong các cơ quan như thận, gan, hoặc lách]

Đôi khi, sự lây lan của bệnh bạch cầu đến Não có thể gây đau đầu, động kinh, mất thăng bằng hoặc tầm nhìn không bình thường. Nếu bệnh bạch cầu dòng lympho cấp lây lan đến các hạch bạch huyết bên trong ngực, khi các hạch sưng to chèn ép khí quản và các mạch máu quan trọng, dẫn đến khó thở và gây trở ngại cho tuần hoàn máu đến và đi từ tim.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?


Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyễn Tố Hoa [Hà Nội]

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch cầu ở trẻ em như: Rối loạn di truyền; Vấn đề hệ thống miễn dịch do di truyền; Có anh chị em bị bệnh bạch cầu, đặc biệt là một đôi song sinh cùng trứng; Có tiếp xúc với nồng độ bức xạ cao, hóa trị liệu hoặc các hóa chất; Có lịch sử hệ miễn dịch bị ức chế như cấy ghép cơ quan... Bệnh bạch cầu là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đa số các bệnh bạch cầu ở trẻ em là bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính [ALL]. Hầu hết các trường hợp còn lại là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính [AML]. Do các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng bị khiếm khuyết, trẻ em bị bệnh bạch cầu có thể bị  nhiễm virut hoặc vi khuẩn nhiều hơn bình thường. Trẻ cũng có thể bị thiếu máu do bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy của tủy xương, biểu hiện ở vẻ nhợt nhạt, mệt mỏi bất thường và khó thở trong khi chơi. Trẻ có thể bị bầm tím, chảy máu rất dễ dàng, chảy máu cam thường xuyên hoặc lâu cầm máu bất thường dù với một vết cắt nhỏ vì bệnh bạch cầu phá hủy khả năng sản xuất tiểu cầu [có chức năng đông máu] của tủy xương. Các triệu chứng khác của bệnh bạch cầu có thể bao gồm: Đau ở xương hoặc khớp, đôi khi gây ra dáng đi khập khiễng; Hạch bạch huyết ở cổ, háng, hay ở nơi khác sưng to; Chán ăn; Sốt không kèm các triệu chứng khác; Đau bụng... Xét nghiệm máu chỉ là một trong các xét nghiệm ban đầu; để chẩn đoán và phân loại bệnh bạch cầu còn cần làm thêm các xét nghiệm khác.


Bệnh lý ác tính ở trẻ em là một vấn đề sẽ làm nhiều phụ huynh rất lo lắng. Một trong những dạng ung thư phổ biến nhất là bạch cầu cấp trẻ em. Để hiểu thêm về tình trạng bệnh lý này cũng như cách điều trị, chăm sóc cho bệnh nhi, hãy theo dõi bài viết này nhé. 

1. Bạch cầu cấp trẻ em có đặc điểm như thế nào? 

Tương tự với bạch cầu cấp ở người lớn, là tình trạng tăng sinh các tế bào non trong tuỷ xương. Chúng tràn ngập trong tuỷ và ức chế sự sản sinh và hoạt động của các tế bào máu bình thường.

Nhưng các triệu chứng có phần rầm rộ hơn, đặc biệt ở trẻ em dưới < 1 tuổi. Các hệ cơ quan của trẻ có phần hơn nớt, thường mắc kèm các bệnh lý bẩm sinh khác đi kèm theo. 

2. Nguyên nhân của bạch cầu cấp trẻ em? 

Đối với người lớn, các nhà khoa học có xu hướng ủng hộ vai trò của các đột biến gây nên trong quá trình tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Đặc điểm này tỏ ra kém rõ rệt hơn ở trẻ em. Trẻ em tiếp xúc với điều kiện bên ngoài, tiếp xúc tia xạ hay độc chất không đáng kể so với người lớn.

Bất thường gây nên bạch cầu cấp trẻ em nhìn chung vẫn chưa rõ ràng. Nhưng ảnh hưởng của đột biến hình thành trong quá trình hình thành thai nhi và rối loạn phát triển trong quá trình trưởng thành tỏ ra ưu thế. 

3. Trẻ em thường mắc bệnh bạch cầu cấp loại gì? 

Theo thống kê ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, Châu Âu và cả Việt Nam. Bạch cầu cấp là thể bệnh ác tính mắc nhiều nhất [chiếm khoảng 30%]. Trong các thể bạch cầu cấp, bạch cầu cấp dòng lympho là nhiều hơn cả. Các bệnh lý khác trẻ em mắc nhiều bao gồm: ung thư xương, ung thư não, nguyên bào thần kinh…

4. Triệu chứng của bệnh như thế nào? 

Cũng giống như người lớn, bệnh biểu hiện các triệu chứng xung quanh ba nhóm: thiếu máu, xuất huyết và sốt. Điểm qua các biểu hiện hay gặp ở bệnh viện: 

4.1 Thiếu máu

Đây là một trong những tình huống thường gặp đưa trẻ nhập viện. Phụ huynh có thể thấy trẻ xanh xao bất thường. Môi tái nhợt, tay chân trắng bệch là than phiền phổ biến. 

4.2 Xuất huyết

Bầm dạ dạng chấm rải rác là biểu hiện phổ biến nhất. 

Một số tình huống khác: 

  • Chảy máu chân răng rỉ rả. 
  • Bầm mắt, chảy máu kết mạc mắt. 
  • Tiêu phân đen. 
  • Rong kinh, rong huyết ở trẻ lớn. 
  • Một số trường hợp đến bệnh viện với tình trạng nguy kịch là xuất huyết não.

4.3 Sốt

Cũng là tình huống phổ biến đưa trẻ đến bệnh viện. Trẻ em có nhiều nguyên nhân gây sốt. Sốt trong bạch cầu cấp thường liên tục. Do đó, các bác sĩ nhi khoa sẽ thường nghi ngờ và tìm kiếm nguyên nhân phổ biến hơn như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Khi bệnh nhân sốt mà không đáp ứng với điều trị hoặc biểu hiện sự bất thường trên công thức máu, nghi ngờ bạch cầu cấp sẽ được đặt ra. 

Sốt không đáp ứng điều trị là một trong các tình huống thường gặp

5. Trẻ bị bạch cầu cấp sống được bao lâu? 

Là một thể bệnh cấp tính nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong rất nhanh, có thể chỉ là vài ngày đến vài tháng.

Tiên lượng sống còn ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ cũng lựa chọn điều trị dựa vào các yếu tố này. Các yếu tố tiên lượng bao gồm: 

Dòng tế bào bệnh
  • Dòng lympho tốt hơn dòng tuỷ [chỉ ở trẻ em]
  • lympho B tốt hơn lympho T.
  • Tuổi từ 1 – 10 tuổi là khoảng tiên lượng tốt [tuổi càng nhỏ tiên lượng càng tốt, nhưng dưới 1 tuổi thì rất xấu] 
  • Số lượng bạch cầu lúc chẩn đoán. 
  • Các đột biến di truyền học phân tử kèm theo. 
  • Triệu chứng xâm lấn thần kinh trung ương hay cơ quan khác. 

6. Bệnh bạch cầu cấp trẻ em có điều trị được không? 

Điều trị sớm và kịp thời là cực kỳ cần thiết. Việc điều trị sẽ dựa trên nhóm tiên lượng, nhằm đạt được hiệu quả điều trị và tối thiểu tác dụng phụ của thuốc. 

Bạch cầu cấp lympho B ở trẻ em là nhóm gặp nhiều nhất và cho hiệu quả điều trị tốt nhất. Thời gian sống 5 năm có thể >90% ở nhóm không có yếu tố tiên lượng xấu. Đây là một trong số những bạch cầu cấp điều trị tỏ ra cực kỳ hiệu quả. 

Phương thức điều trị  chính là hoá trị liệu. Xạ trị hay nhằm mục đích dự phòng thần kinh trung ương. Đối với các trẻ có nhiều nguy cơ tái phát, ghép tế bào gốc tạo máu sẽ được cân nhắc.

7. Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị bệnh?

Trẻ điều trị sẽ có các vấn đề chính: nguy cơ nhiễm trùng rất cao, tác dụng phụ của thuốc và dinh dưỡng phức tạp. Một số điểm cần lưu ý: 

  • Cố gắng giữ vệ sinh thật tốt cho trẻ. Các vật dụng cá nhân, đồ chơi cần được vệ sinh kĩ lưỡng. Những thứ có nhiều nguy cơ như điện thoại, máy tính bảng cần được hạn chế. 
  • Hạn chế thăm nuôi, thăm nom. Cần giữ khoảng cách khi tiếp xúc với bệnh nhi. 
  • Dinh dưỡng hợp lí, tránh “tẩm bổ” quá mức theo tâm lý. Các bậc phụ huynh thường có tư tưởng tẩm bổ để trẻ “có sức”. Nhưng các “chất bổ” này có nguy cơ tăng men gan, tăng men tuỵ, rối loạn tiêu hoá, nguy cơ gián đoạn điều trị. Hãy tham vấn bác sĩ điều trị
Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị bạch cầu cấp ở trẻ ?

Bạch cầu cấp trẻ em là bệnh lý ác tính phổ biến nhất ở lứa tuổi con nít. Tuy nhiên, điều trị có nhiều điểm sáng và giúp cải thiện cuộc sống của trẻ. Hãy đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu bất thường kể trên. Trong quá trình chăm sóc trẻ, cần lưu ý nhất là về vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng, để trẻ có một cuộc điều trị hiệu quả và ít biến chứng nhất. Tránh làm theo số đông và theo tâm lý lo lắng của phụ huynh. Đừng ngần ngại tham vấn bác sĩ điều trị nếu có điều gì chưa rõ ràng nhé.

Bác sĩ : Đinh Gia Khánh

Video liên quan

Chủ Đề