Đánh giá ưu điểm lớn nhất của học thuyết khổng tử

Last updated Mar 26, 2022

Ngày 20/2/1927, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Khổng Tử” đăng trên báo “Thanh Niên”, đây là lần Bác viết kỹ nhất về Khổng Tử và Khổng giáo.

 Ngày 20/2/1927, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Khổng Tử” đăng trên báo “Thanh Niên”, cơ quan huấn luyện của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Đồng chí xuất bản ở Quảng Châu. Bài viết nhân việc Chính phủ Trung Quốc tuyên bố xoá bỏ những nghi lễ liên quan đến nhà tư tưởng cổ điển của Trung Hoa và biến mọi nơi thờ phụng Khổng Tử thành trường học…

Tác giả vừa nêu những giá trị của Khổng học nhưng cũng phân tích những mặt tiêu cực để đi đến một quan điểm không cực đoan. Bài báo viết: “Từ rất xa xưa, người An Nam và các vua chúa An Nam rất tôn kính nhà hiền triết này… Nhưng hãy xem Không Tử là người thế nào? Tại sao các hoàng đế lại tôn sùng đến thế? Tại sao được tôn sùng đến thế mà Chính phủ Trung Hoa lại vứt bỏ đi…

Khổng Tử sống ở thời Chiến quốc. Đạo đức của ông, học vấn của ông và những kiến thức của ông làm cho những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục… Nhưng cách đây 20 thế kỷ, chưa có chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức như chúng ta ngày nay, cho nên bộ óc Khổng Tử không bao giờ bị khuấy động vì các học thuyết cách mạng.

Đạo đức của ông là hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tư tưởng hiện đại, giống như một cái nắp tròn làm thế nào để có thể đậy kín được cái hộp vuông?

Những ông vua tôn sùng Khổng Tử không phải chỉ vì ông không phải là người cách mạng mà còn vì ông tiến hành cuộc tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ… Khổng giáo dựa trên ba sự phục tùng: Quân – thần; phụ – tử; phu – phụ và năm đức là: “ Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.

Khổng Tử đã viết “Kinh Xuân Thu” để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”, nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những người cha tai ác” hay “những ông hoàng thiển cận”.

Bạn đang xem: Theo hồ chí minh, ưu điểm lớn nhất của học thuyết khổng tử là gì?

Xem thêm: Tải Game Sinh Tồn – Tải Về Game Sinh Tồn Miễn Phí

Xem thêm: Ras Là Gì – Công Nghệ Nuôi Trồng Thủy Sản Tuần Hoàn Nước

Nói tóm lại, ông rõ ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức…

Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”.

Trong cuộc đời hoạt động tư tưởng của mình, đây là lần Bác viết kỹ nhất về Khổng Tử và Khổng giáo, vào thời điểm những tư tưởng cách mạng đang chín muồi trong một nhà hoạt động thực tiễn.

Về sau này, khi đề cập tới Khổng Tử, Bác đều nhấn mạnh đến những giá trị đạo đức nhiều hơn là chính trị. Bác nhấn mạnh đến đặc trưng: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”. [Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951].

Còn trong sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, tác giả viết: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân…”.

Theo kienthưc.net.vn
Kim Yến [st]

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Ưu điểm lớn nhất của thuyết Khổng Tử?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Khổng Tử là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Ưu điểm lớn nhất của thuyết Khổng Tử?

A. Tinh thần hiếu học

B. Quản lý xã hội bằng đạo đức

C. Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân

D. Tự do

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân

Ưu điểm lớn nhất của thuyết khổng tử là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.

Kiến thức tham khảo về Khổng Tử.

1. Khổng Tử

- Khổng Phu Tử hay Khổng Tử [28 tháng 9 năm 551 TCN − 11 tháng 4 năm 479 TCN] là một triết gia và chính trị gia  người  Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất. Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác.

2. Quan niệm về thế giới và con người trong triết học Khổng Tử

- Nho gia là một trong những trường phái triết học lớn của Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc do Khổng Tử [551 – 479 TCN] – nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục lớn sáng lập.

- Tư tưởng triết học của Khổng Tử thể hiện tập trung ở ba nội dung chính: Quan niệm về trời, quỷ thần, con người; học thuyết về luân lý đạo đức và tư tưởng về chính trị – xã hội. Quan niệm về trời, thiên mệnh, quỷ thần và con người được coi là cơ sở cho những quan điểm khác trong hệ thống tư tưởng của Khổng Tử. Nó khá mâu thuẫn bởi tính hai mặt, và vì thế, người ta vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về đặc điểm và khuynh hướng tư tưởng của ông. Trong bài viết du?i dây, chúng tôi tập trung phân tích thêm về tư tưởng này của Khổng Tử.

- Trước Khổng Tử, quan niệm về trời đã được hình thành tương đối rõ theo hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, bắt nguồn từ thế giới quan tín ngưỡng nguyên thủy của người Trung Hoa cổ. Khuynh hướng này cho rằng, có một đấng tối cao đầy quyền uy cai quản cả quỷ thần, con người và vạn vật – đó là trời hay Thượng đế. Trời bao bọc tất cả, là đấng linh diệu quyết định sự biến hóa của muôn vật, làm ra sự sống chết của con người và sự linh thiêng của quỷ thần. Phàm cái đã hiện diện trong vũ trụ, thì không có cái gì thoát khỏi vòng tạo hóa của trời. Có lẽ vì thế mà việc kính trời, sợ trời đã trở thành một quan niệm mang tính thế giới quan truyền thống của người Trung Hoa, và những tập tục, nghi lễ tế trời, quỷ thần vừa mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo, vừa là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần phổ biến đối với họ. Đến thời nhà Thương, quan niệm về Thựơng đế được giai cấp quý tộc chủ nô đề cao và được truyền bá rộng rãi trong xã hội. Quan niệm đó đã có ảnh hưởng đến các nhà tư tưởng sau này, đặc biệt là Khổng Tử. Khuynh hướng thứ hai bắt đầu từ bức Hà Đồ của Phục Hy cho đến Chu Dịch. Khuynh hướng này cho rằng, có một khởi nguyên vũ trụ mang tính tuyệt đối, duy nhất, nhưng tiềm ẩn không thấy rõ, là cơ sở của vũ trụ vạn vật, gọi là thái cực. Thái cực bao hàm hai thế lực đố…

3. Đặc điểm tư tưởng đạo đức của Khổng Tử

- Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử là tổng hợp các nội dung: tư tưởng về vai trò của đạo đức; tư tưởng về các quan hệ đạo đức và các chuẩn mực đạo đức cơ bản. Khổng Tử cho rằng, trong xã hội có năm mối quan hệ đạo đức cơ bản gọi là “ngũ luân”, gồm quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Mỗi quan hệ có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng, như cha hiền, con thảo; anh tốt, em ngoan; chồng biết tình, vợ nghe lẽ phải; bề trên từ hiếu, bề dưới kính thuận; vua nhân từ, tôi trung thành. Vào thời mình, Khổng Tử đã đề cập đến những mối quan hệ và các tiêu chuẩn này, song ông nhấn mạnh nhiều hơn đến quan hệ vua tôi và cha con. Khổng Tử cũng cho rằng để thực hiện tốt các mối quan hệ đạo đức trên, con người cần phải lấy các chuẩn mực đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, dũng, hiếu, kính đễ để điều chỉnh hành vi của mình. Các chuẩn mực đạo đức này tồn tại trong mối tương quan sâu sắc lẫn nhau, trong đó, nhân được xem là trung tâm. 

- Bên cạnh đó, Khổng Tử cũng chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho con người. Ông đã đưa ra những phương pháp giáo dục đạo đức hết sức tích cực và tiến bộ như: Phương pháp chính danh, phương pháp tùy nghi thuyết giáo; phương pháp nêu gương; thống nhất giữa học với hành, giữa tri thức và cuộc sống,… Chính điều này đã làm cho Khổng Tử không những trở thành nhà tư tưởng kiệt xuất, mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại, người thầy của muôn đời.

- Những nội dung trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, nhìn một cách khái quát, nổi lên những đặc điểm chủ yếu sau: Một là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị. Hai là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính thống nhất giữa ý thức cá nhân, gia đình và ý thức cộng đồng. Ba là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính mâu thuẫn giữa quan điểm tiến bộ với quan điểm bảo thủ, lạc hậu. 

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Chủ Đề