Đánh giá đề thi đại học môn hóa

Thí sinh hoàn tất bài thi tổ hợp- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 [Ảnh: Duy Khánh]

Cụ thể, đề thi có 75% câu hỏi [30/ 40 câu] thuộc mức độ Nhận biết - Thông hiểu, 25% câu hỏi [chiếm 10/ 40 câu] thuộc mức độ Vận dụng - Vận dụng cao.

Các câu thuộc vận dụng – vận dụng cao có 2 câu lớp 11, còn lại thuộc chương trình lớp 12 với độ khó tương đương đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 và và đề tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2022.

Đề chỉ có 4 câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng cao [cực khó] chiếm 10% tổng số câu hỏi trong đề thi và không xuất hiện câu hỏi về peptit như đề thi các năm trước. Các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao đáp ứng mục tiêu phân loại để tuyển sinh đại học.

Ma trận đề thi như sau:

Thí sinh xem Đề thi môn Hóa học [Mã đề 218] TẠI ĐÂY

Dưới đây là gợi ý đáp án môn Hóa học- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022:

[Nguồn HOCMAI]

Theo nhận định của giáo viên, đề thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên – Kỳ thi THPT năm 2021 có độ phân hóa, sẽ rất hiếm điểm 10. Phổ điểm các môn chủ yếu ở mức 6-7 điểm.

Nhiều thí sinh cho biết đề thi môn tổ hợp năm nay khá khó, có độ phân hóa cao. Ảnh: Hải Nguyễn

Ngày 8.7, thí sinh đã hoàn thành bài thi môn tổ hợp Khoa học tự nhiên. “Đề khó hơn năm 2020”, “ đề có nhiều câu hỏi vận dụng cao”, “em làm bài thi không được tốt” là cảm xúc, đánh giá chung của thí sinh về đề thi Khoa học tự nhiên năm nay.

Học sinh đánh giá về đề thi môn tổ hợp. Video: Nhóm PV

Còn theo nhận định của giáo viên, đề thi các môn trong tổ hợp Khoa học tự nhiên cơ bản đảm bảo được mục tiêu xét tốt nghiệp THPT. Học sinh dễ kiếm điểm 5, nhưng để được 9 điểm trở lên thì tương đối khó.

Đề thi môn Hóa học có độ phân hóa, khoa học

Đánh giá về đề thi Hóa học trong tổ hợp môn Khoa học tự nhiên, thầy Trần Đức Tuấn [Tổ phó tổ Hóa học Trường THPT Lục Ngạn số 1, Lục Ngạn, Bắc Giang] cho rằng, các câu hỏi trong đề thi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, giúp học sinh làm bài thuận lợi, không gây choáng cho học sinh.

Trong đó, 20 câu đầu ở mức độ nhận biết, các câu đáp án nhiễu phù hợp và quen thuộc. 8 câu tiếp theo ở mức độ thông hiểu, độ khó của đề đã nâng cao hơn, học sinh cần thêm chút tư duy tổng hợp kiến thức và kĩ năng tính toán cơ bản.

Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao nằm từ câu 68 đến 80, gồm các câu hỏi tổng hợp kiến thức vô cơ, hữu cơ, thí nghiệm thực hành và các bài toán, để làm được những câu này học sinh cần có tư duy logic cao, làm chủ kiến thức và khả năng vận dụng tốt các kiến thức kĩ năng.

Cũng theo thầy Tuấn, đề thi Hóa năm nay có nhiều câu hỏi gắn liền lý thuyết với thực tế [ví dụ câu số 42,43,70,71]; có các câu hỏi gắn với thí nghiệm thực hành [ví dụ câu số 77].

Trong mã đề thi 206, câu số 76 là bài toán hay lạ về độ tan, có thể làm nhiều học sinh bỡ ngỡ. Câu hỏi này có tính phân hóa học sinh.

Với đề thi này, thầy Tuấn cho rằng, học sinh có học lực trung bình có thể đạt điểm 5 – 6 điểm. Học sinh khá có thể đạt điểm 8,5. Phổ điểm chủ yếu nằm trong khoảng 6,25 đến 8,5.

“Nhìn chung đề thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2021 các câu hỏi đều chính xác, khoa học, nằm trong chuẩn kiến thức kĩ năng, đề thi không xuất hiện những câu hỏi thuộc phần đã tinh giản, đảm bảo phục vụ tốt mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa vừa đủ để các trường đại học, cao đẳng có thể lấy căn cứ để tuyển sinh”- thầy Tuấn nhận định.

Đề Vật lý: Học sinh có thể đạt 5 đến 6 điểm

Về đề thi môn Vật lý, cô Đặng Thị My [giáo viên Trường THPT Lục Ngạn số 1, tỉnh Bắc Giang] cho rằng, đề có nhiều câu lý thuyết, học sinh cơ bản có thể đạt 5 đến 6 điểm.

Ở mã đề 216, từ câu 31 bắt đầu có tính phân loại cao, câu 36 dao động điện từ là câu lạ đối với nhiều học sinh.

Có 4 câu thuộc chương trình lớp 11, học sinh nếu không nắm chắc kiến thức cơ bản có thể nhầm câu thuộc chương Dòng điện trong các môi trường.

“Đề này khó đạt phổ điểm cao như năm ngoái, sẽ rất ít điểm 9-10” - cô My cho biết.

Còn theo thầy Phạm Quốc Toản [Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội], đề thi môn Vật lý năm nay bám sát cấu trúc đề tham khảo của Bộ GDĐT đã ban hành, có tính phân loại cao.

“Đề sẽ dễ thở với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp [dễ kiếm điểm 5], phân loại tốt với học sinh dùng môn Vật lí để xét tuyển đại học [10 câu cuối]. Phổ điểm môn Vật lý sẽ chủ yếu từ 5 - 7, sẽ rất ít điểm tuyệt đối” - thầy Toản nhận định.

Môn Sinh học: Đề thi có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học

Với môn Sinh học, theo đánh giá của giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi có 90% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, 10% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11, có 1 câu hỏi nằm trong chương trình lớp 10, ứng dụng vào thực tế phòng chống COVID-19.

Có 70% số câu hỏi lí thuyết và 30% số câu hỏi bài tập; khoảng 60 % số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, 40% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao. 10% số câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng cao, xuất hiện 1 câu hỏi thuộc dạng bài mới [dạng bài Di truyền quần thể].

Với đề thi này, ngoài việc đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp, thì đề có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Chủ Đề