Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 trang 30

Bài làm:

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cái trống trường em

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá.

Kìa trống đang gọi

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng.

[Thanh Hào]

a. Bạn học sinh trò chuyện, xưng hô như thế nào với cái trống trường?

b. Dòng nào nêu đúng những từ ngữ tả hoạt động, tình cảm của cái trống trong bài đọc?

A. Trầm ngâm, phấn khởi, lo âu, sung sướng.

B. Nghĩ, ngẫm nghĩ, lặng im, nghiêng đầu, mừng vui, gọi, giọng vang tưng bừng.

C. Đi vắng, lạnh lẽo, lạnh lùng, lạnh nhạt.

c. Bài thơ cho biết tình cảm của bạn học sinh đối với ngôi trường như thế nào?

Lời giải:

a. Bạn học sinh trò chuyện và xưng hô với trống như hai người bạn thân thiết.

b. Dòng nêu đúng những từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của cái trống trong bài đọc là:

B. Nghĩ, ngẫm nghĩ, lặng im, nghiêng đầu, mừng vui, gọi, giọng vang tưng bừng.

c. Bài thơ cho thấy tình yêu tha thiết và sự gắn bó khăng khít của bạn nhỏ với ngôi trường của mình.

Câu 2

Điền vào chỗ trống ch hoặc tr:

         …….úng gọi nhau, …….ò …….uyện, …….êu ghẹo và …….anh cãi nhau. Ngày hội mùa xuân đấy!

Lời giải:

         Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau. Ngày hội mùa xuân đấy !

Câu 3

Đọc đoạn văn sau rồi tìm từ ngữ chỉ sự vật [con vật, cây cối, đồ vật, người,…], từ ngữ chỉ hoạt động điền vào cột thích hợp trong bảng:

            Thỏ bị rượt đến lúc không làm sao trốn đi đâu được nữa. Bỗng Thỏ thấy Bò già đang đứng gặm cỏ ven đường, Thỏ liền vừa chạy vừa kêu cứu trong khi Chó xồm cũng vừa xồ đến

            Bò bèn đứng chắn ngang đường, lớn giọng “phì, phì” một cách hung hăng khiến Chó sợ quá cụp đuôi bỏ chạy.

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ hoạt động

Lời giải:

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ hoạt động

Thỏ, Bò, Chó

Rượt, trốn, gặm, chạy, kêu cứu, xồ, đứng chắn, sợ, cụp, chạy

Lời giải chi tiết

Câu 1. Đọc bài và trả lời câu hỏi:

Những chú chó con ở cửa hiệu 

            Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”

            Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô-la một con”.

            Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”.

            Người chủ mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Cậu bé chú ý ngay tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”

            Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe vậy, cậu bé tỏ vẻ xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”.

            Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu.”

            Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn vào mắt chủ cửa hàng và nói: Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con cho đó cũng có giá trị như nhãng con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác được 2 đô-la 37 xu. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ?”

            – Bác bảo thật nhé, cháu không nên mmua con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.

            Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó”.

[Theo Dan Clark]

Chú giải:

– Đô-la: đơn vi tiền tệ chính thức của Mĩ, được làm bằng giấy.

– Tiền xu: tiền tệ của Mĩ, được đúc bằng hợp kim.

a] Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó nào?

b] Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu?

c] Tại sao cậu lại mua con chó bị tật ở chân?

d] Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Trả lời:

a] Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó chậm chạp nhất, chân hơi khập khiễng vì bị tật.

b] Cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu vì con chó đó cũng có giá trị như những con chó khác.

c] Cậu bé mua con chó bị tật ở chân vì chân trái của cậu bé cũng bị tật nguyền, cậu và chú chó sẽ hiểu và chia sẻ với nhau nhiều điều hơn.

d] Câu chuyện muốn nói với chúng ta : hãy biết chia sẻ và đồng cảm với những người bị khuyết tật.

Câu 2. Đánh dấu × vào ô trống trước dòng viết đúng tên của các thành phố:

a]  Hirô-si-ma

     Hi-rô-si-ma

     Hirôsima

b] ☐ Vac-sava

    ☐ Vácsa-va

    ☐ Vác-sa-va

c] ☐ Sta-lin-Grat

    ☐ Sta-lin-grat

    ☐ Sit-ta-lin-gờ-rát

Trả lời:

a] Hi-rô-si-ma

b] Vác-sa-va

c] Sta-lin-grat

Câu 3. Viết tiếp vào chỗ […] để hoàn thành ghi nhớ về cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

– Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa ……. của mỗi bộ phận ……. tên đó. Nếu ……. tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì ……. các tiếng cần có …….

– Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài cần viết ……. cách viết tên riêng ……. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm …….

Trả lời:

– Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

– Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên Việt Nam, đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 1 tuần 8 câu 1, 2, 3, 4 trang 29, 30 với lời giải chi tiết. Câu 2: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Bạn người đi biển

    Hải Âu là bè bạn của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn và về ổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi sẵn cho lũ con ăn trong nhiều ngày, chờ khi biển lặng.

    Hải Âu còn là dấu hiệu của điểm lành. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, đã từng bị cái bồng bềnh của sóng làm say… mà thấy những cánh Hải Âu, lòng lại không cháy bùng hi vọng? Bọn chúng báo hiệu đất liền, báo hiệu sự bình an, báo trước bến cảng hồ hởi, báo trước sự sum họp gia đình sau những ngày cách biệt đằng đằng.

    Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

    Đó là lí do mà người dân chài ghé bến sau chuyến lưới đêm lại tung cá và mực xuống đãi chúng bữa ăn buổi sáng.

[Vũ Hùng]

a] Vì sao nói Hải Âu là bè bạn của người đi biển?

A. Vì chúng báo hiệu đất liền, bến cảng, sự bình an.

B. Chúng báo trước cho họ những cơn bão.

C. Cả hai ý trên đều đúng

b] Buổi chiều, đi theo hướng Hải Âu bay về tổ sẽ tới được đâu?

A. Tới được bờ

B. Ra được đảo

C. Ra biển xa

c] Người dân chài thường làm gì để bày tỏ tình cảm với chim Hải Âu?

A. Ghé thăm chúng

B. Tung cá và mực cho chúng ăn

C. Chơi đùa với chúng

Lời giải chi tiết:

a] Nói hải âu là bè bạn của người đi biển vì chúng báo cho họ những cơn bão.

Chọn đáp án: B

b] Buổi chiều, đi theo hướng Hải Âu bay về tổ sẽ tới được bờ.

Chọn đáp án: A

c] Để bày tỏ tình cảm với chim Hải Âu, người dân chài thường ghé bến sau chuyến lưới đêm lại tung cá và mực xuống đãi chúng bữa ăn buổi sáng.

Chọn đáp án: B

Câu 3

Gạch dưới những từ viết sai chính tả d/gi hoặc r trong đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng:

            Một chàng trai trẻ đến xin học một ông dáo rà. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống thật giườm dà và khó chịu. Nhưng sau một thời ran, ông dáo đã rúp anh ta biết yêu mọi người, trân trọng mọi rá trị cuộc sống.

Lời giải chi tiết:

- Những từ viết sai chính tả là:

            Một chàng trai trẻ đến xin học một ông dáo . Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống thật giườm dà và khó chịu. Nhưng sau một thời ran, ông dáo đã rúp anh ta biết yêu mọi người, trân trọng mọi trị cuộc sống.

- Sửa lại:

            Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống thật rườm rà và khó chịu. Nhưng sau một thời gian, ông giáo đã giúp anh ta biết yêu mọi người, trân trọng mọi giá trị cuộc sống.

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề