Công văn hướn dẫn giảm tai chu]ơng trình giao dục năm 2024

Các môn học ở lớp 6 và 12 môn học từ lớp 7 đến lớp 12 đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn giảm tải để phù hợp với tình hình dạy và học trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Các nhà trường sẽ dựa vào hướng dẫn của Bộ GDĐT để thực hiện tinh giản các nội dung trùng lặp, nội dung nâng cao. Ảnh: Tô Thế

Chú trọng khả năng tự đọc, tự học của học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19. Công văn kèm theo phần phụ lục hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học đối với từng môn, từng lớp, từ lớp 6 đến lớp 12.

Theo đó, rất nhiều nội dung được Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm tải theo hướng đưa vào phần khuyến khích học sinh tự đọc, tự tìm hiểu, chỉ giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học; không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại.

Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh giản nội dung với môn Ngữ văn lớp 6.
Một số nội dung tinh giản ở lớp 7

Chẳng hạn, với môn Ngữ văn, ở chương trình lớp 7, các tác phẩm như "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi, "Quan Âm Thị Kính", "Sự giàu đẹp của tiếng Việt"... sẽ thuộc nội dung khuyến khích học sinh tự đọc.

Ở lớp 9, các tác phẩm văn học như 'Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm, "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu... cũng thuộc nội dung học sinh tự đọc.

Hay ở lớp 12, rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng cũng sẽ đưa vào nội dung khuyến khích học sinh tự đọc, như "Tiếng hát con tàu " của Chế lan Viên, "Đò Lèn" của Nguyễn Duy, "Bác ơi" của Tố Hữu, "Mùa lá rụng trong vườn" của Ma Văn Kháng...

Tương tự, với nhiều môn học khác, nhiều nội dung cũng được tinh giản theo hướng này, khuyến khích khả năng tự đọc, tự học của học sinh.

Ngoài ra, nhiều nội dung trong sách giáo khoa cũng sẽ được tinh giản theo hướng tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với lớp học từ lớp 7 đến lớp 12 theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2006 và yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với lớp 6 theo chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Không kiểm tra, đánh giá định kỳ những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc

Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, với lớp 6 thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các nhà trường, giáo viên cần dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống COVID-19.

Trong đó, những nội dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học, hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế.

Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, cơ sở giáo dục cũng tham khảo phụ lục của công văn để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế. Các phụ lục đã thể hiện rõ những nội dung giáo viên cần làm, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện như: Học sinh tự học, học sinh tự đọc, học sinh tự thực hiện…

Nhà trường đồng thời kết hợp tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã dạy cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.

Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không kiểm tra, đánh giá định kỳ những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.

Chiều 31-3, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020

Nội dung giảm tải tập trung các lớp cuối cấp của mỗi bậc học, đặc biệt ở trung học.

Việc cắt giảm theo nguyên tắc yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, chỉ tinh giản nội dung nâng cao, trùng lặp giữa các môn học. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng.

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT với bậc trung học, các môn thực hiện theo chương trình nâng cao, các trường chủ động điều chỉnh nội dung dạy học tương ứng, phù hợp với đặc thù môn học. Đối với các môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, các trường chủ động điều chỉnh nội dung, hình thức phù hợp thực tiễn.

Bộ GD-ĐT quy định các trường không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản và các nội dung được ghi chú "không dạy", "không làm", "không thực hiện".

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tiếp tục thực hiện công văn 4612 về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Chủ Đề