Công thức tính chi phí đặt hàng

Economic order quantity là gì và tại sao rất nhiều doanh nghiệp chọn áp dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình.

EOQ là gì?

Economic order quantity [EOQ] là một trong các thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong việc quản lý các mặt hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Trong tiếng Việt, cụm từ này được hiểu là “Số lượng đặt hàng kinh tế”.

Hiểu được Economic order quantity là gì sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác được số lượng hàng hóa lý tưởng cần đặt, và lưu trữ tại kho sao cho tổng chi phí là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo đủ cung ứng theo nhu cầu thị trường để đạt đến doanh thu tối đa. Vì vậy, đây là một trong những khái niệm quan trọng trong kinh tế.

Tổng quan và đặc điểm của mô hình EOQ

Được ra đời vào năm 1915 bởi ông Ford. W. Ham và trở thành một trong những mô hình được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, Economic order quantity [EOQ] đã cung cấp những thông tin giúp rất nhiều doanh nghiệp kiểm soát việc dự trữ hàng hóa của mình một cách tối ưu nhất.

Để hiểu rõ hơn vì sao có được công thức này, chúng ta hãy cùng xem xét một vài khía cạnh chi phí của doanh nghiệp như sau:

Dễ dàng nhận thấy được, Tổng chi phí dự trữ = Chi phí mua hàng [hoặc chi phí sản xuất] + Chi phí đặt hàng [hàng hóa hoặc nguyên vật liệu] + Chi phí tồn kho.

-       Chi phí mua hàng [hoặc chi phí sản xuất] = Đơn giá hàng [P] x Số lượng nhu cầu hàng [D]

-       Chi phí đặt hàng [hàng hóa hoặc nguyên vật liệu] = Chi phí cố định mỗi lần đặt hàng [S] x Số lượng nhu cầu hàng [D] / Q

-       Chi phí tồn kho = chi phí dự trữ hàng hóa hàng năm [H] x Q/2

Từ đó, theo mô hình EOQ, doanh nghiệp sẽ xác định được số lượng đặt hàng tối ưu là Q để tổng chi phí về dự trữ là nhỏ nhất thông qua công thức:

Trong đó:

Q là lượng hàng cần đặt mỗi lần

D là lượng nhu cầu về hàng hóa hàng năm

S là chi phí cố định cho mỗi lần đặt hàng

H là chi phí dự trữ hàng hóa hàng năm

Một ví dụ cụ thể: Doanh nghiệp A hiện đang kinh doanh sản phẩm nước đóng chai có nhu cầu sử dụng hàng năm là 240 thùng. Chi phí cố định cho mỗi lần đặt hàng là 100.000 đồng. Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 140.000 đồng. Tồn kho hàng năm chiếm 30% cho mỗi đơn vị.

Áp dụng công thức EOQ ta có: Q = 33.81 hay làm tròn là 34 thùng.

“Công thức EOQ được áp dụng tốt nhất trong các tình huống mà nhu cầu, đặt hàng và chi phí không đổi theo thời gian.”

Lưu ý khi sử dụng mô hình EOQ trong kinh doanh

Dù điểm mạnh của mô hình EOQ là phương pháp tính toán khá đơn giản. Tuy nhiên, để áp dụng được mô hình EOQ, chúng ta cần đảm bảo một số giả định liên quan đến mô hình như sau:

-       Nhu cầu về hàng hóa được coi là cố định và phải được xác định từ trước.

-       Tương tự, thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng cũng là một thông số xác định từ trước và như nhau đối với tất cả đơn hàng.

-       Mô hình cũng không cho phép xảy ra tình trạng thiếu thốn hàng hóa [hoặc nguyên vật liệu].

-       Chi phí mỗi lần đặt hàng là cố định, không thay đổi theo số lượng hàng hóa được đặt và không có bất kì tăng giảm nào khác [như tăng giá đột xuất hay có chiết khấu].

-       Chỉ có một loại hàng hóa duy nhất, không xét trường hợp có nhiều mặt hàng khác nhau.

Chính những giả định này đã khiến cho mô hình EOQ bị hạn chế khá nhiều khi ứng dụng vào thực tế. Vì trong thực tế, chúng ta có thể thấy rõ, nhu cầu thị trường là không ngừng thay đổi, các yếu tố như thời gian mỗi đơn hàng và chi phí mỗi lần đặt hàng cũng thường xuyên thay đổi theo từng tình huống nhất định.

Vì vậy, khi áp dụng mô hình này, các nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần tính toán hết sức linh hoạt. Đồng thời, chấp nhận các khoản sai số nhất định do các yếu tố giả định có thay đổi trong thực tế.  

Ứng dụng mô hình EOQ trong quản lý tồn kho

Hiện nay, bên cạnh việc áp dụng mô hình EOQ truyền thống, các doanh nghiệp cũng dựa trên các lý thuyết của mô hình để áp dụng mở rộng, giảm thiểu các hạn chế kể trên của mô hình. Một số ứng dụng có thể kể đến như sau:

-       Trong trường hợp có các chiết khấu khác nhau theo số lượng đặt hàng [chi phí đặt hàng], người ta sẽ thêm vào thuật toán để xác định mức đặt hàng tối ưu trong các trường hợp xuất hiện các mức chiết khấu này.

-       Người ta cũng nghiên cứu và đề xuất các phương pháp ứng dụng mở rộng liên quan đến việc tồn kho cho nhiều loại mặt hàng hơn với các khoảng thời gian đặt hàng có thể thay đổi.

-       Một số mặt hàng tồn kho có thể giảm chất lượng và sẽ bán với mức giá chiết khấu cũng là một trong những tình huống đang được nghiên cứu để thêm vào mô hình EOQ mở rộng.

Như vậy, thông qua việc trả lời câu hỏi Economic order quantity là gì đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về các cách tính toán xác định số lượng đặt hàng kinh tế sao cho giảm thiểu tối đa chi phí tồn kho. Qua đó, mang đến lợi nhuận tối ưu cho các doanh nghiệp.

Hà Phương

Chi phí tồn kho là một trong những chi phí có tính chất quan trọng. Mỗi doanh nghiệp cần nắm rõ những yếu tố làm ảnh hưởng đến chi phí này để có những kế hoạch và giải pháp cụ thể. Để bạn đọc có thêm những thông tin về chi phí tồn kho, Nhựa Sài Gòn xin chia sẻ bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Chi phí tồn kho là gì? 

Chi phí tồn kho là một trong những chi phí thiết yếu mà doanh nghiệp nào cũng phải có và phải chịu khi lưu trữ hàng hóa để phục vụ khách hàng nhanh chóng và tránh những gián đoạn trong việc sản xuất.

Chi phí tồn kho tiếng Anh là Inventory cost.

Cũng có thể hiểu đơn giản, chi phí tồn kho là chi phí liên quan tới việc mua sắm, lưu trữ và quản lý hàng tồn kho

Đặc điểm của chi phí tồn kho

Chi phí tồn kho được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng tồn kho hàng năm. Chi phí này bao gồm chi phí bảo quản, bảo hiểm, hao tổn hàng hóa trong kho và lãi suất trả cho số vốn bị trói chặt vào hàng tồn kho. Nếu muốn giảm các chi phí này, người quản lý buộc phải giữ hàng hóa tồn kho ở mức thấp.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu chi phí đặt hàng và vận chuyển hàng. Ví dụ như liên hệ với nhà cung cấp, vận chuyển, bốc dỡ, kiểm tra hàng hóa và thực hiện hiện các giao dịch kế toán. Cho dù mức đặt hàng là bao nhiêu thì các khoản trong chi phí này không thay đổi. Để cắt giảm loại chi phí này, doanh nghiệp nên đặt hàng với số lượng lớn cho một khoảng thời gian dài.

Khi mua hàng với số lượng lớn sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp đó là được chiết khấu thêm. Nhưng nếu đặt hàng cho khoảng thời gian dài thì mức tồn kho và chi phí tồn kho sẽ cao. Do đó, công ty doanh nghiệp cần tìm cách cân bằng giữa 2 nhóm chi phí này để có mức chi phí tối thiểu cho hàng tồn kho.

>>Xem thêm:

Các loại chi phí có mối quan hệ với chi phí tồn kho

Hàng tồn kho tăng, các loại chi phí tăng

  • Chi phí lưu trữ là khoản phí phát sinh do việc tồn trữ hàng trong kho.
  • Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: Nếu lượng thành phẩm tồn kho quá lớn sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất của doanh nghiệp.
  • Chi phí phối hợp sản xuất: Do lượng hàng tồn kho quá lớn nên cần đến lượng công nhân viên lớn để có thể giải quyết các vấn đề tắc nghẽn liên quan đến lưu thông.
  • Chi phí về chất lượng lô hàng lớn: Khi sản xuất hàng hóa với số lượng lớn thì hàng tồn kho sẽ rất lớn, doanh nghiệp cần đầu tư vào điều kiện bảo quản lớn. Khi sản xuất hàng hóa với số lượng nhỏ thì có thể giảm được tỷ lệ hàng kém chất lượng.

Hàng tồn kho tăng, các loại chi phí giảm

  • Chi phí đặt hàng: Số lượng đặt hàng ít thì chi phí đặt hàng mỗi năm sẽ thấp hơn. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp bạn nên đặt hàng với số lượng lớn.
  • Chi phí thiếu hụt tồn kho: Nếu thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ dẫn đến sự phá vỡ quy trình sản xuất, mất doanh thu và mất lòng tin khách hàng. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp phải có dự trữ bổ sung hay còn gọi là dự trữ an toàn.
  • Chi phí mua hàng: Mua nguyên vật liệu với số lượng lớn sẽ làm tăng chi phí tồn kho nhưng chi phí mua hàng lại thấp hơn do được chiết khấu theo số lượng và chi phí vận chuyển cũng giảm.
  • Chi phí chất lượng khởi động: Nếu sản xuất với số lượng nhiều thì chi phí cho mỗi lần khởi động sản xuất sẽ ít hơn, nhưng sẽ làm số lượng hàng tồn kho tăng.

Một số cách tính chi phí tồn kho hiện nay

Tính chi phí tồn kho theo pallet

Đây là một trong những cách tính chi phí tồn kho phổ biến hiện nay. Ưu điểm của cách tính này là giúp hàng hóa được lưu trữ gọn gàng, tiết kiệm không gian kho và dễ tính chi phí lưu trữ. 

Phí lưu kho được tính theo từng đơn vị pallet: lưu bao nhiêu pallet thì chi phí phải trả sẽ tương ứng theo đó.

Lưu kho theo kệ pallet phù hợp với những mặt hàng có kích thước đồng bộ. Hàng hóa sẽ được chất lên pallet, sau đó đóng gói và vận chuyển vào kho để lưu trữ.

Pallet nhựa Nhựa Sài Gòn giúp hàng hóa trong kho được lưu trữ và vận chuyển dễ dàng hơn. Nếu như Quý khách có nhu cầu sử dụng pallet nhựa để kê hàng hóa hãy liên hệ với chúng tôi 0971.245.088 ngay nhé. 

Tính hàng tồn kho theo thể tích

Tính chi phí tồn kho theo thể tích giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được không gian mà cũng giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí. Nếu lưu kho theo thể tích thì hàng hóa của bạn nên được chất lên các ô kệ tiêu chuẩn.

Công thức chi phí tồn kho được tính: số m3 x đơn giá thuê kho của 1m3.

Cách tính chi phí hàng tồn kho dựa vào diện tích

Cách tính này sẽ hơn hơn phí thuê theo thể tích: dài x rộng. Hình thức này sẽ phù hợp với những hàng hóa nặng, kích thước lớn như máy móc, đồ nội thất…

Ưu điểm của cách này là bạn có thể tự do sắp xếp, chất hàng hóa theo ý muốn của mình. Xuất nhập hàng, thay đổi số lượng hàng linh hoạt mà không phải lo lắng về chi phí phát sinh.

Tính phí tồn kho tự quản

Hình thức tính phí lưu kho tự quản là mở rộng thuê kho theo m2. Tùy vào mặt hàng và lượng hàng hóa sẽ thuê số m2 phù hợp. 

Chi phí được thỏa thuận theo diện tích của kho cũng như thời gian lưu kho. Tuy nhiên vẫn cần phải có nhân viên quản lý kho để thực hiện việc quản lý, xuất nhập hàng hóa…

Tính phí lưu kho theo số thùng hàng

Cách tính này được dùng cho các kiện hàng đóng gói cố định và hàng hóa phải có kích thước và khối lượng tương đồng. Dựa trên tổng số thùng hàng sẽ có mức giá hợp lý.

Bài viết trên đã làm rõ vấn đề về chi phí tồn kho và cách tính chi phí tồn kho hiện nay. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chi phí tồn kho.

Video liên quan

Chủ Đề