Coi trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ mở rộng hợp tác quốc tế khu vực

Vì vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, tư duy của Đảng luôn có sự bổ sung, phát triển cho phù hợp với tình hình của đất nước, khu vực và thế giới. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đãxác định:“Phát triển mạnh mẽ KHCN, làm cho KHCN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh [QPAN]”.

Như vậy, so với các kỳ Đại hội trước, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề xuất tư duy mới, toàn diện và sâu sắc hơn về phát triển KHCNphục vụ sự nghiệpbảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [XHCN]. Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, diện mạo nền kinh tế, xã hội của nước ta đã có nhiều thay đổi, quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng hơn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với hội nhập về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và QPAN, hội nhập về KHCN cũng không ngừng được đẩy mạnh. Thành tựu chính trị, kinh tế, xã hội, QPAN, KHCN và đối ngoại, cũng như những kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm qua đã tạo cho đất nước ta một diện mạo mới và vị thế mới trên trường quốc tế và khu vực. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tiếp tục được tăng cường; chính trị-xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và QPAN được giữ vững. Thế và lực của đất nước tiếp tục phát triển vững mạnh, tạo ra những tiền đề quan trọng để tăng cường tiềm lực quốc phòng và khả năng phòng thủ để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN.

Trong những năm qua, KHCN đã góp phần quan trọngtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nước; khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam. Khoa học tự nhiên đã có bước phát triển trong nghiên cứu cơ bản, tạo cơ sở cho việc hình thành một số lĩnh vực KHCN đa ngành mới, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của khoa học cơ bản. Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; một số lĩnh vực đã tiếp cận trình độ tiên tiến khu vực và thế giới.

Tiềm lực KHCN của nước ta được tăng cường. Quản lý nhà nước về KHCN từng bước được đổi mới. Hệ thống pháp luật về KHCN được chú trọng hoàn thiện. Thị trường KHCN đã được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh và chủ động hơn trong một số lĩnh vực, góp phần nâng cao năng lực, trình độ KHCN trong nước.

Tuy nhiên, hoạt động KHCN chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế-xã hội. Việc huy động nguồn lực của xã hội vào hoạt động KHCN chưa được chú trọng; đầu tư cho KHCN còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ KHCN còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý hoạt động KHCN chậm được đổi mới. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KHCN chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; cơ chế tài chính còn chưa hợp lý. Thị trường KHCN phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý. Hợp tác quốc tế về KHCN còn thiếu định hướng chiến lược, hiệu quả thấp.

Xuất phát từ thực tiễn đất nước, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định:"Phải xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta". Đây là một định hướng phát triển lớn và mới về phát triển công nghệ của đất nước trong thời kỳ mới. Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KHCN nhằm "đi tắt đón đầu", bảo đảm sớm đạt được các mục tiêu chủ yếu về phát triển lĩnh vực KHCN phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có tính cấp thiết. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về KHCN phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để thực hiện chủ trương trên, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là,đẩy mạnh hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực KHCN. Nhân lực nói chung, nhân lực KHCN nói riêng là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế trongđào tạo, phát triển nguồn nhân lực KHCN bằng các chương trình đào tạo cụ thể, gắn với việc trực tiếp phát triển và nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong nước có thể kết hợp với các chương trình tài trợ, hỗ trợ cho nhân lực KHCN đi đào tạo ở nước ngoài và các hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật quốc tế song phương và đa phương. Xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học nước ngoài và mở rộng các chương trình đào tạo ở nước ngoài để cán bộ KHCN được cọ xát trong môi trường học tiên tiến và được đào tạo trong hoạt động nghiên cứu - triển khai quốc tế. Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực KHCN cần gắn với việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể và gắn với ứng dụng thực tế. Chú trọng đào tạo nhân lực cho các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, các lĩnh vực công nghệ ưu tiên, công nghệ theo hướng công nghiệp để phát triển công nghệ cao, các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao nhằm nâng cao tiềm lực KHCN phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Hai là,tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tiềm lực KHCN của quốc gia, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế-xã hội, QPAN. Hiện nay, trình độ phát triển KHCN nước ta còn ở mức thấp so với các nước phát triển ở khu vực và thế giới. Vì vậy, việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ là cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm QPAN. Nhà nước cần xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác nghiên cứu với các đối tác, tập đoàn, viện nghiên cứu quốc tế… để chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nhập khẩu và chuyển giao công nghệ để nâng cao năng lực công nghệ trong nước. Với thực trạng năng lực công nghệ như hiện nay, Việt Namcần đi theo hướng nhập khẩu và chuyển giao công nghệ qua hình thức các dự án FDI, nhưng cần chú trọng quản lý để tránh xảy ra tình trạng kẽ hở chính sách nhằm thực hiện chuyển giá, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, nước ta cũng cần xây dựng một chiến lược chuyển giao công nghệ đồng bộ với việc đổi mới cơ bản và toàn diện về cơ chế trong tình hình hiện nay. Trong hợp tác chuyển giao công nghệ, cần chú trọng tiếp nhận và phát triển các công nghệ mới, tiên tiến như: Công nghệ chế tạo máy, công nghệ tự động hóa, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới [nano, y-sinh], vật liệu có tính năng đặc biệt sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, y-dược, bảo vệ môi trường, QPAN.

Ba là,xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài về KHCN. Có cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư, đất đai, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính... để tạo đột phá trong thu hút các chuyên gia, nhà KHCN Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động KHCN ở Việt Nam. Cần có những thay đổi cần thiết về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài về KHCN nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài; nâng cấp chất lượng, hiệu quả các dự án FDI và khuyến khích các mối quan hệ, liên kết giữa các công ty xuyên quốc gia với các cơ quan nghiên cứu KHCN trong nước, giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau...

Bốn là,phát triển thị trường KHCN. Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị trường KHCN. Phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ kỹ thuật KHCN, môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá và định giá công nghệ. Đầu tư xây dựng các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại các thành phố lớn. Xây dựng quy định và tiêu chí đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ. Hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, xây dựng thương hiệu và thương mại hóa sản phẩm. Khuyến khích thành lập tổ chức chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Xây dựng bộ chỉ số thống kê, đo lường kết quả và hiệu quả hoạt động KHCN của các ngành và địa phương. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, chuyên gia công nghệ, kết nối cung - cầu sản phẩm KHCN mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp, trao đổi, giao dịch thông tin về KHCN. Xây dựng hệ thống các giải pháp để hỗ trợ phát triển thị trường trong nước, ngăn chặn nhập khẩu các sản phẩm, công nghệ lạc hậu...

Đại táVŨ HỒNG KHANH,Viện Chiến lược Quốc phòng


Khoa học và công nghệ luôn là vấn đề được quan tâm, chú trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, bởi lẽ, sự phát triển cả khoa học và công nghệ sẽ kéo theo sự phát triển của sản xuất, sự phát triển của kinh tế và của toàn xã hội. Bên cạnh việc tự mình phát triển khoa học, công nghệ thì các quốc gia thường xuyên thực hiện các hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ là học động không thể thiếu trong thời đại ngày nay, để tìm hiểu thêm về chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ là gì?

hoạt động hợp tác quốc tế là một phần không thể tách rời của hoạt động đối ngoại. Cụ thể hơn, hoạt động hợp tác quốc tế bao gồm việc thực hiện xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch hợp tác với các nước về những lĩnh vực quan trọng như kinh tế, y tế, giáo dục, pháp luật và tư pháp, khoa học và công nghệ…; triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án và văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức đàm phán, k ý kết các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế thuộc phạm vi chức năng của chủ thể được cấp có thẩm quyền giao; theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện, kiến nghị giải pháp; tổ chức tiếp nhận các dự án ODA của nước ngoài; xét duyệt, thẩm định các chương trình, dự án quốc tế; v.v…

Đặc điểm quan trọng của hợp tác quốc tế là: chia sẻ nguồn lực, hành động cùng nhau [có tính tập thể] để đạt được mục đích chung. Có thể căn cứ vào đặc điểm này để phân biệt “hợp tác” với một số khái niệm liên quan khác như “hỗ trợ” [assistance], “cạnh tranh” [competition] và “kình địch” [rivalry]. Đối với “cạnh tranh”, các bên tham gia không có sự chia sẻ về mục tiêu chung; đối với “kình địch”, mục tiêu của bên này là tiêu diệt bên kia; đối với “hỗ trợ”, các bên tham gia có thể có những mục tiêu chung, nhưng mục tiêu chính của việc hỗ trợ đó là giúp đỡ bên nhận hỗ trợ thực hiện những mục tiêu của họ. Thêm vào đó, đối với “hợp tác”, các bên tham gia đều phải chia sẻ nguồn lực, trong khi “hỗ trợ” chủ yếu liên quan đến nguồn lực của bên hỗ trợ.

Hợp tác quốc tế là một xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển lịch sử loài người, và ngày càng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu trong thời kỳ hiện đại. Hợp tác quốc tế về KH&CN là tất cả các hoạt động tương tác quốc tế giữa các cá nhân, tổ chức bao gồm cả chính phủ và phi chính phủ, lợi nhuận và phi lợi nhuận trong lãnh thổ một quốc gia với đối tác bên ngoài quốc gia liên quan đến KH&CN nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Hợp tác quốc tế về KH&CN có một phần lớn xuất phát từ nhu cầu và sự liên kết tất yếu giữa các nhà khoa học với nhau, và bản chất nội tại của tri thức khoa học đã hàm chứa khả năng tự phổ biến trên phạm vi quốc tế. Hoạt động chuyển giao tri thức giữa các nhà khoa học với nhau được diễn ra một cách tự nhiên xuất phát từ nhu cầu chia sẻ, hợp tác để tạo ra những tri thức mới. Các hoạt động này thường không bị ràng buộc bởi yếu tố thương mại.

Hợp tác quốc tế về KH&CN cũng xuất phát từ nhu cầu phát triển thị trường và cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp. Hợp tác quốc tế về KH&CN hỗ trợ tiếp cận thị trường quốc tế đối với những công nghệ được sản xuất trong nước, tìm kiếm và tiếp cận nhanh chóng đến các sáng kiến đổi mới công nghệ và những công nghệ chưa hoặc đã hoàn chỉnh ở nước ngoài để phục vụ nền kinh tế trong nước. Như vậy, sự hợp tác trong lĩnh vực KH&CN [đặc biệt là công nghệ] luôn song hành với cạnh tranh.

Mặc dù hợp tác quốc tế về KH&CN vẫn chứa đựng sự cạnh tranh, hoặc bao hàm một số thách thức liên quan đến an ninh quốc gia [như phổ biến vũ khí hạt nhân, mất cắp bí quyết công nghệ, nguồn gen quí hiếm,…], nhưng hợp tác quốc tế về KH&CN mở ra rất nhiều cơ hội hưởng lợi và đem lại lợi ích cho các bên tham gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển

Khi nhắc đến chính sách chúng ta đã hiểu ngay đến đó chính là những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về một vấn đề gì đó. Nên có thể hiểu chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đó chính là quan điểm, đường lối, chủ trường, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện tương tác quốc tế với các chủ thể bên ngoài nhà nước về hoạt động trong Khoa học và công nghệ.

Xem thêm: Đơn vị đo lường là gì? Hệ thống đơn vị đo lường quốc tế SI?

2. Nội dung chính của hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ

Có thể phân chia hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ thành các hoạt động chính như sau:

Hoạt động hợp tác tạo ra tri thức khoa học. Nhóm này gồm các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học [khoa học cơ bản]; trao đổi các nhà khoa học; đào tạo tiến sĩ, sau tiến sĩ [gắn liền với các dự án nghiên cứu]; chia sẻ thông tin KH&CN; cùng xuất bản các công trình khoa học dưới hình thức đồng tác giả;… và việc sử dụng tài chính cho các nội dung này.

Hoạt động hợp tác tạo ra công nghệ. Nhóm này chủ yếu bao gồm các hoạt động: ươm tạo và phát triển các ý tưởng công nghệ; hợp tác nghiên cứu phát triển, thử nghiệm và đổi mới công nghệ; đào tạo chuyên sâu kỹ sư, chuyên gia công nghệ; chia sẻ hạ tầng nghiên cứu; chia sẻ/chuyển giao/tìm kiếm các bí quyết công nghệ; … và việc sử dụng tài chính cho các nội dung này.

Hoạt động hợp tác ứng dụng KH&CN vào thực tiễn. Nhóm này gồm có: [i] các hoạt động thương mại hóa công nghệ [ví dụ: hợp tác chuyển giao công nghệ; hợp tác nghiên cứu thích hợp/nội địa hóa công nghệ; đào tạo chuyên môn sâu về công nghệ; nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài; giới thiệu/trình diễn/chào bán công nghệ; …]; [ii] các hoạt động hợp tác hướng đến các mục tiêu công nghệ to lớn [ví dụ: các chương trình nghiên cứu không gian]; và [iii] các hoạt động hợp tác để xử lý các thách thức về KH&CN có quy mô khu vực và toàn cầu [ví dụ: chương trình chống biến đổi khí hậu, chương trình y tế chống các bệnh truyền nhiễm, lương thực toàn cầu,….]; và [iv] sử dụng tài chính cho các nội dung này…

3. Vai trò của chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ đang được theo đuổi và tiên tiến trên toàn cầu. Làm việc với các quốc gia khác có thể cung cấp khả năng tiếp cận với các kiến ​​thức chuyên môn bổ sung có giá trị và nó chia sẻ chi phí, cho phép theo đuổi các nỗ lực bổ sung và giúp tránh nỗ lực trùng lặp. Kết quả là tiến độ nhanh hơn đối với các mục tiêu chung, với chi phí thấp hơn cho các nhà tài trợ của các quốc gia tham gia hợp tác.

Việc thúc đẩy tiến trình chung thông qua hợp tác thậm chí còn có giá trị hơn khi các mục tiêu là hàng hóa công cộng toàn cầu — ví dụ: chống dịch bệnh, chữa ung thư, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm thiểu biến đổi khí hậu, cải thiện độ an toàn của lò phản ứng hạt nhân¾ trong đó tiến độ ở bất kỳ đâu mang lại lợi ích ở mọi nơi.

Ngay cả khi lợi ích của hợp tác KH&CN có vẻ nghiêng về phía nhiều hơn, như khi một quốc gia hợp tác với các nước kém tiên tiến hơn về mặt kỹ thuật để giúp họ xây dựng năng lực khoa học và ứng dụng khoa học và công nghệ vào các mục tiêu phát triển, thì quốc gia này sẽ thu được những lợi ích đáng kể: những tiến bộ làm cho các nước đối tác ít có khả năng trở thành nguồn của dòng người tị nạn lớn và bất ổn chính trị khu vực cũng như có nhiều khả năng phát triển kinh tế đến mức trở thành thị trường quan trọng cho các sản phẩm của quốc gia hợp tác.

Hợp tác KH&CN đôi bên cùng có lợi cũng có lợi về mặt ngoại giao, vì lợi ích mang lại cơ sở lý luận tích cực cho việc duy trì quan hệ tốt ngay cả khi đối mặt với những bất đồng về các vấn đề khác.

Xem thêm: Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

Ngoài những lợi ích được thừa nhận chung này, hợp tác KH&CN quốc tế còn tạo dựng các mối quan hệ cá nhân về sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau trên các biên giới quốc tế có thể mang lại lợi ích bất ngờ khi các nhà khoa học và kỹ sư tham gia kết thúc các vị trí đóng vai trò tích cực trong ngoại giao quốc tế xung quanh các vấn đề liên quan đến KH&CN quan trọng nội dung — ví dụ: biến đổi khí hậu, kiểm soát vũ khí hạt nhân và sở hữu trí tuệ.

Ngày nay, lợi ích trực tiếp và gián tiếp của hợp tác quốc tế trong khoa học và công nghệ là cần thiết hơn bao giờ hết. Các thách thức toàn cầu của S & T có rất nhiều thách thức quá lớn, quá phức tạp và quá liên kết với nhau để có thể giải quyết chỉ thông qua các nỗ lực riêng biệt của từng quốc gia¾ biến đổi khí hậu, dịch bệnh mới và cũ, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, ô nhiễm biển và sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt ,…. Ngoài trường hợp rõ ràng là hợp tác quốc tế để có thể [và giá cả phải chăng] để đáp ứng những thách thức này, nhu cầu về lợi ích ngoại giao của hợp tác KH&CN quốc tế trong các dự án vì lợi ích chung của các bên tham gia cũng ở mức cao.

Video liên quan

Chủ Đề