Cơ sở giáo dục bắt buộc có từ khi nào năm 2024

Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc phải tích cực, tự giác, chăm chỉ, nghiêm túc tham gia học tập, lao động, học nghề

Theo dự thảo, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc phải chấp hành nghiêm và tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, hiệu lệnh, hướng dẫn, chỉ dẫn của cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc; chấp hành đúng quy định về thời gian học tập, lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí.

Khi có hiệu lệnh tập hợp, phải nhanh chóng xếp hàng theo tổ, đội và không gây mất trật tự.

Quần, áo của trại viên khi sử dụng phải được cơ sở giáo dục bắt buộc đóng dấu "TRẠI VIÊN" ở phía trước quần, sau lưng áo. Mặc trang phục chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, khi tham gia các lớp học tập, lao động, học nghề; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt tập thể; ra, vào cổng cơ sở giáo dục bắt buộc, thăm gặp người thân hoặc tiếp xúc với người ngoài.

Trại viên không được chốn tránh hoặc cản trở việc học tập, lao động, học nghề

Dự thảo nêu rõ, trại viên phải tích cực, tự giác, chăm chỉ, nghiêm túc tham gia học tập, lao động, học nghề.

Không chống đối, chây lười, chốn tránh hoặc cản trở việc học tập, lao động, học nghề, thuê hoặc bắt ép trại viên khác phục vụ, làm thay công việc của mình hoặc của trại viên khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Không tự ý di dời, cố tình làm hỏng, phá hủy máy móc, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu, sản phẩm hoặc vật dụng khác. Dụng cụ lao động, học nghề khi làm xong phải cất giữ đúng nơi quy định, khi đưa vào khu vực ăn, ở, sinh hoạt phải được sự đồng ý của cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc.

Trại viên phải bảo vệ, giữ gìn tài sản của cơ sở giáo dục bắt buộc, của tập thể, của cá nhân và của người khác. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu gây thiệt hại về tài sản của cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc của người khác.

Trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Nội dung câu hỏi:

Xin cho biết một người vi phạm pháp luật ở mức độ nào thì bị xử lý bằng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ quan nào có thẩm quyền xem xét, giải quyết và quyết định việc này?

[Câu hỏi của bạn Lê Văn Nam]

Ý kiến tư vấn:

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật được Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc với thời hạn từ 06 tháng đến 24 tháng.

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 [được sửa đổi, bổ sung năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022], đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:

  1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm và không có nơi cư trú ổn định;
  1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Cơ quan lập hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp có hành vi vi phạm quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo đề nghị của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh.

Chủ Đề