Chi nhánh văn phòng đại diện của pháp nhân năm 2024

3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Bình luận:

Đối với các pháp nhân có hoạt động ở phạm vi rộng thì các pháp nhân này thường tiến hành đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều tỉnh thành khác nhau.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có quyền ký các hợp động kinh tế nhanh danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh; Còn văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện không trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng nhưng vẫn được ký kết các hợp đồng đó theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở văn phòng đại diện ở đó.

Điểm giống nhau giữa chi nhanh và văn phòng đại diện là: [i] Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của một pháp nhân cụ thể; [ii] Cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều không có tư cách pháp nhân; [iii] Hoạt động của chi nhánh và văn phòng đại diện là nhân danh pháp nhân.

Điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện là: [i] Chi nhánh của một doanh nghiệp thường được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi ranh giới quốc gia [có thể là ranh giới của huyện, tỉnh hay của một xã trong lãnh thổ quốc gia]; còn văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức. [ii] Chi nhánh được phép thực hiện các công việc và nghiệp vụ như pháp nhân mở chi nhánh; còn văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được phép thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến pháp nhân mở văn phòng đại diện. Ví dụ: Công ty Dệt May AZ có trụ sở ở TP. Hải Phòng, chuyên cắt may quần áo. Công ty mở chi nhánh tại tỉnh Thái Bình được phép tiến hành hoạt động may quần áo; còn văn phòng đại diện ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không được phép tiến hành các hoạt động sản xuất mà chỉ được phép thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp với tư cách đại diện của doanh nghiệp đó.

- Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. Việc đăng kí thể hiện sự đồng ý của Nhà nước trước việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, đồng thời, đó cũng là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc quản lý đối với pháp nhân. Việc công bố công khai những thông tin về thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân nhằm giúp các chủ thể khác thuận tiện tra cứu công tin, tránh bị lừa trong quá trình tiến hành các hoạt động với chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân.

- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện là người điều phối mọi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện. Đồng thời, người này còn phải chịu trách nhiệm trước pháp nhân trong quá trình hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện. Do đó, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện chỉ được thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

- Các giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện đều nhân danh pháp nhân, do đó, pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự này.

Trong bài viết này. Luật Trí Minh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, giải đáp vướng mắc pháp lý về việc "Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?". Chúng tôi hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp giải đáp vướng mắc của Qúy vị.

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ các doanh nghiệp đó.

Thế nào là có tư cách pháp nhân?

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi thỏa mãn 4 điều kiện sau:

- Được thành lập hợp pháp: Phải được tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;

– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Điều này có nghĩa là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân;

– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và trong giới hạn tài sản của mình nghĩa là trả nợ hết tài sản thì thôi, năng lực trách nhiệm pháp nhân gọi là trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp ngoại lệ là các công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn;

– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Bên cạnh những điều kiện về tư cách pháp nhân, Khoản 1 Điều 84 Bộ luật dân sự cũng đã quy định rõ:

"1 Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

Trên đây là những giải đáp của Luật Trí Minh dành cho câu hỏi về tư cách pháp nhân của văn phòng đại diện. Các nhà đầu tư có nhu cầu, hãy liên hệ với Luật Trí Minh để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất về Văn phòng đại diện và các vấn đề pháp lý liên quan.

Chủ Đề