Có nên cắt polyp trực tràng không

Cách đây 3 tháng tôi nội soi trực tràng thấy có 1 polyp khoảng 1cm ở ống hậu môn và được bác sĩ thực hiện cắt polyp. Sau khi giải phẫu bệnh phẩm, bác sĩ kết luận bị Melanoma ác tính. Hiện sức khỏe tôi bình thường, mong bác sĩ tư vấn giúp bệnh tôi có khả năng điều trị hết không và có cần điều trị thêm gì không? [P.Đ.D]

Trả lời: Bạn bị ung thư trực tràng nhưng phát hiện sớm đã cắt và chưa có dấu hiệu di căn. Hiện tại không cần điều trị gì thêm, bệnh gọi  là khỏi bệnh khi sau 5 năm nay không có tái phát, do vậy Bạn cần theo dõi tiếp tục trong vòng 5 năm tới kể từ khi cắt polyp. Cụ thể:

- Khám bệnh theo dõi CEA mỗi 3 tháng, nếu tăng nghi ngờ tái phát

- Siêu âm tổng quát chú ý hạch bụng, gan mỗi 3 - 6 tháng

- Chụp X-Quang phổi để kiễm tra di căn mổi 6 tháng trong 3 năm đầu, mỗi 12 tháng trong 2 năm tiếp

- Quan trọng là việc soi đại tràng định kỳ sao 3 tháng, sau 6 tháng nếu bình thường sẽ soi lại mỗi năm.

Bạn nên tăng cường hệ miễn dịch cơ thể như: tập thể dục hằng ngày [ như: đi bộ khoảng 30' - 60' / ngày], uống nhiều nước[ khoảng 2lít/ngày ], ăn nhiều rau, trái cây, giảm mỡ béo, tránh các chất gây hại như: bia rượu, thuốc lá cafe, tránh căng thẳng, stress...

Cuối cùng nếu có anh em trong gia đình từ 40 tuổi trở lên nên soi đại tràng kiểm tra.

Thân chào bạn ! Chúc bạn sức khỏe .

BS.  BÙI QUANG ĐI

Khoa Tiêu Hoá -  BV Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Polyp đại tràng thường được phát hiện khi nội soi thăm khám đại tràng hoặc các cơ quan của hệ tiêu hóa khác, đa phần trường hợp là lành tính. Tuy nhiên, polyp đại tràng có thể biến đổi ác tính và phát triển thành ung thư đại tràng, trong trường hợp này cần cắt bỏ sớm. Vậy sau cắt, polyp đại tràng có mọc lại không và sự mọc lại có nguy hiểm không?

1. Khi nào cần chỉ định cắt polyp đại tràng?

Polyp đại tràng là sự tăng trưởng bất thường của tế bào ở lớp lót bên trong đại tràng, hình thành các khối hoặc u nổi lên ngoài niêm mạc đại tràng. Nhiều người lo lắng khi thấy hình ảnh polyp đại tràng, tuy nhiên đa phần chúng là lành tính. Để xác định polyp đại tràng lành tính hay có nguy cơ phát triển thành ung thư, bác sĩ thường thực hiện nội soi lấy mô để phân tích.

Polyp đại tràng là kết quả của sự tăng trưởng tế bào đại tràng bất thường

Polyp đại tràng lành tính được chẩn đoán hoặc không gây ra triệu chứng gì, kích thước polyp nhỏ thì không nhất thiết phải chỉ định cắt bỏ. Song một số trường hợp, polyp đại tràng có kích thước lớn hoặc nằm ở vị trí đặc biệt có thể gây ra một vài triệu chứng như:

  • Chảy máu trực tràng, xuất hiện máu trong phân.

  • Gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.

  • Khối polyp đại tràng gây tình trạng buồn nôn và nôn.

Cắt bỏ là cách tốt nhất để điều trị polyp đại tràng, thường áp dụng cho các trường hợp kích thước polyp lớn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tiêu hóa hoặc sinh thiết bất thường có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Phẫu thuật nội soi hiện được áp dụng phổ biến để cắt bỏ polyp đại tràng do ít xâm lấn, hiệu quả cao, thực hiện đơn giản nhanh chóng.

Polyp đại tràng đa phần là lành tính

2. Cắt polyp đại tràng có mọc lại không?

Sau cắt polyp đại tràng, nếu thực hiện kỹ thuật tốt thì chúng hiếm khi mọc trở lại, song thực tế có tới 30% bệnh nhân sau phẫu thuật có khối polyp đại tràng phát triển. Vị trí mọc polyp đại tràng mới có thể trùng hoặc không trùng khớp với vị trí mọc cũ.

Vậy polyp đại tràng có mọc lại không? Câu trả lời là có. Tình trạng mọc lại polyp đại tràng chủ yếu do 2 vấn đề:

Bỏ sót polyp đại tràng khi cắt bỏ

Ở mỗi bệnh nhân, kích thước và hình dạng của polyp là khác nhau, thực tế vô cùng đa dạng. Vì thế nội soi cắt bỏ polyp dễ gặp tình trạng bỏ sót một phần polyp, nhất là các polyp có kích thước nhỏ dưới 5mm.

Theo thời gian, những polyp đại tràng bị bỏ sót này sẽ tiếp tục phát triển, nên khi thăm khám lại sẽ thấy mọc polyp trở lại. Những polyp đại tràng này hoàn toàn có thể biến chứng thành ung thư và cũng cần cắt bỏ nếu cần thiết.

Polyp đại tràng tiếp tục tăng sinh sau khi cắt

Theo kích thước, polyp đại tràng được chia thành nhiều loại gồm: polyp nhỏ [kích thước dưới 5mm], polyp trung bình [kích thước dưới 10mm] và kích thước lớn [từ 1 cm trở lên]. Hơn nữa, polyp đại tràng lớn có thể có hình dạng răng cưa, hình dạng đặc biệt phải cắt bỏ từng phần. Vì thế, nội soi cắt bỏ rất dễ xảy ra tình trạng không loại bỏ hết polyp, khiến chúng tiếp tục tăng sinh, phát triển và tiến triển thành ung thư.

Sau cắt bỏ polyp đại tràng có thể mọc lại

Như vậy, để kiểm soát tốt hơn tình trạng polyp đại tràng mọc lại sau cắt, bệnh nhân được khuyến cáo nên tái khám thường xuyên sau phẫu thuật. Thời gian tái khám định kỳ khoảng 6 tháng - 1 năm một lần nên được kéo dài 3 - 5 năm sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng được chỉ định uống một số thuốc để ngăn ngừa polyp đại tràng phát triển mới hoặc phát triển trên mẫu mô chưa cắt bỏ hết.

3. Làm gì để ngăn ngừa polyp đại tràng tái phát?

Để ngăn ngừa polyp đại tràng hình thành và tái phát ở bệnh nhân đã từng cắt bỏ, thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh đóng vai trò quyết định. Dưới đây là những lưu ý bạn cần thực hiện:

3.1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Các bữa ăn hàng ngày của bạn cần đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng từ các nguồn thực phẩm tốt như rau, trái cây, thịt nạc, ngũ cốc,…

3.2. Tăng cường bổ sung Canxi và Vitamin D

Đây là hai dinh dưỡng quan trọng giúp ngăn ngừa hình thành polyp đại tràng nói chung và polyp đường tiêu hóa nói riêng. Các thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D bao gồm: cá, gan, trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, bông cải xanh,…

3.3. Hạn chế thực phẩm xấu

Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là các loại thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ là những loại mà bệnh nhân sau phẫu thuật polyp đại tràng nên hạn chế. Hơn nữa, chất béo xấu cũng không tốt cho sức khỏe nói chung, làm tăng nguy cơ mỡ máu, bệnh tim mạch, béo phì,… nên hầu như mọi chế độ ăn đều khuyến cáo nên tiếp nạp hạn chế.

Thực phẩm xấu không tốt cho sức khỏe và tăng nguy cơ polyp đại tràng mọc lại

3.4. Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá khiến cơ thể phải tiếp nhận nhiều hóa chất độc hại, chúng không chỉ gây tổn hại cho phổi và hệ hô hấp mà sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng.

3.5. Tập thể dục thường xuyên

Biện pháp này giúp nâng cao sức khỏe toàn thân, là một trong những bước quan trọng để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn, giảm nguy cơ bệnh tật hơn. Ngoài ra, sự phát triển bất thường của polyp đại tràng cũng được kiểm soát tốt hơn.

Như vậy, polyp đại tràng đa phần là lành tính, song ở những nhóm người nguy cơ cao tiến triển thành ung thư thì phẫu thuật cắt bỏ là cần thiết. Cụ thể, những nhóm bệnh nhân bị polyp đại tràng nên phẫu thuật sớm ngăn ngừa ung thư bao gồm:

  • Người có tiền sử gia đình từng mắc ung thư đại trực tràng hoặc ung thư đường tiêu hóa khác.

  • Bệnh nhân bị viêm ruột, có thể là viêm loét ruột hoặc bệnh Crohn.

  • Người có polyp đại tràng mắc hội chứng Lynch.

  • Nghi ngờ đa polyp đại tràng tuyến có tính gia đình.

Phẫu thuật cắt bỏ là cần thiết nếu người bệnh polyp đại tràng có nguy cơ tiến triển ung thư cao

Polyp đại tràng có mọc lại hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Để kiểm soát tình trạng tái phát này cũng như ngăn ngừa polyp đại tràng tiến triển thành ung thư, tầm soát kiểm tra định kỳ sau phẫu thuật là cần thiết. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ điều trị của bạn để được tư vấn về nguy cơ tái phát cũng như mức độ nguy hiểm khi tái phát.

Polyp đường ruột là bất cứ khối tổn thương nào bắt nguồn từ thành ruột lồi vào lòng ruột. Hầu hết không có triệu chứng ngoại trừ chảy máu nhẹ, thường là âm thầm. Vấn đề chính là sự chuyển dạng ác tính của polyp, hầu hết ung thư đại tràng Ung thư đại trực tràng phát sinh từ polyp u tuyến trước đó. Chẩn đoán bằng nội soi. Điều trị bằng cắt polyp nội soi.

Polyp có thể cố định hay có cuống và có kích thước thay đổi. Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 7-50%, tỷ lệ cao hơn với polyp rất nhỏ [thường là polyp tăng sản hoặc u tuyến] khi sinh thiết tử thi. Polyp gặp hầu hết ở trực tràng và đại tràng sigma, thường là nhiều polyp, tỷ lệ gặp giảm dần khi lên tới manh tràng. Bệnh nhân có nhiều polyp có thể là biểu hiện của bệnhđa polyp có tính chất gia đình Bệnh đa polyp tuyến có tính chất gia đình . Khoảng 25% bệnh nhân ung thư đại tràng cũng có các polyp tuyến vệ tinh.

Polyp tuyến [có khả năng ác tính hóa] là mối bận tâm lớn nhất. Những tổn thương này được phân loại theo đặc điểm mô học thành u tuyến ống, u tuyến ống nhung mao [polyp tuyến nhung mao] hoặc u tuyến nhung mao. Khả năng ung thư ở các polyp tuyến tại thời điểm phát hiện có liên quan đến kích thước, dạng mô bệnh học và mức độ loạn sản; một u tuyến ống 1,5 cm có 2% nguy cơ ung thư và ở những u tuyến nhung mao 3 cm, nguy cơ ung thư là 35%. Các u tuyến dạng răng cưa, một loại u tuyến nguy hiểm hơn, có thể phát triển từ các polyp tăng sản.

Các polyp không phải dạng tuyến [không ác tính] bao gồm polyps tăng sản, u mô thừa [xem Hội chứng Peutz-Jeghers Hội chứng Peutz-Jeghers ], Polyp thanh thiếu niên, giả polyp, u mỡ, u cơ trơn và các loại u hiếm gặp khác. Các polyp thanh thiếu niên xảy ra ở trẻ em, đặc trưng là phát triển nhanh hệ thống cấp máu của nó và tự rụng trong hoặc sau tuổi dậy thì. Điều trị chỉ được yêu cầu đối với trường hợp chảy máu không kiểm soát được hoặc bị lồng ruột. Polyps viêm và giả polyp xuất hiện trong các bệnh mạn tính viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng mãn tính và trong Bệnh Crohn Bệnh Crohn đại tràng. Đa polyp vị thanh thiếu niên [không phải loại chỉ có 1 polyp] lại có nguy cơ ung thư gia tăng. Số lượng polyp cụ thể để dẫn đến tăng nguy cơ ung thư không được biết.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Hầu hết các polyp đều không có triệu chứng. Chảy máu trực tràng, thường âm thầm và hiếm khi dữ dội, là dấu hiệu gây phàn nàn thường gặp nhất. Co rút cơ, đau bụng hoặc tắc nghẽn có thể xảy ra ở tổn thương lớn. Các polyp trực tràng có thể được sờ thấy qua khám ngoài. Đôi khi, một polyp có cuống dài có thể lộ ra qua hậu môn. U tuyến nhung mao lớn có thể gây ra tiêu chảy và có thể dẫn đến hạ kali máu, nhưng tình trạng này hiếm.

Chẩn đoán

  • Nội soi đại tràng

Chẩn đoán polyp đại tràng thường được thực hiện bằng nội soi. Chụp đối quang kép dùng thuốc barit có hiệu quả nhưng nội soi đại tràng được ưa thích hơn vì có thể cắt bỏ được luôn polyp trong quá trình nội soi. Vì polyp trực tràng thường nhiều và có thể cùng tồn tại với ung thư, nên làm nội soi đại tràng đến tận manh trang bắt buộc ngay cả khi có một tổn thương ở xa được phát hiện bằng phương pháp nội soi đại tràng sigma. Trong quá trình nội soi, bất kỳ polyp nào được nhìn thấy đều được loại bỏ và đánh giá khả năng ung thư.

Điều trị

  • Cắt hết polyp qua nội soi đại tràng

  • Đôi khi phải phẫu thuật cắt polyp

  • Theo dõi bằng nội soi đại tràng

Polyps nên được cắt bỏ hoàn toàn bằng kẹp sinh thiết trong khi nội soi. Nếu cắt bỏ qua nội soi không thành công nên tiến hành mổ mở.

Điều trị tiếp theo phụ thuộc vào mô bệnh học của polyp. Nếu biểu mô tăng sản không xâm lấn lớp cơ niêm, đường cắt ở cuống polyp là rõ và tổn thương biệt hóa cao thì cắt bỏ qua nội soi là đủ. Với bệnh nhân bị xâm lấn sâu hơn, đường cắt không rõ ràng, hoặc tổn thương kém biệt hóa nên có sự cắt bỏ đoạn đại tràng. Bởi vì sự xâm lấn qua lớp cơ niêm làm tăng khả năng tiếp cận đến mạch bạch huyết và di căn hạch bạch huyết, nên những bệnh nhân này cần được khám kiểm tra chuyên sâu hơn [như trong ung thư đại tràng Ung thư đại trực tràng ].

Thời gian khám lại sau khi cắt bỏ polyp còn đang tranh cãi và thay đổi dựa theo số lượng, kích thước và loại polyp bị cắt bỏ [xem thêm hướng dẫn giám sát nội soi đại tràng sau khi cắt polyp của Trường Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ và Lực lượng Đặc nhiệm Đa Hiệp hội về Ung thư Đại trực tràng của Hoa Kỳ]. Ví dụ, những hướng dẫn này khuyến cáo nên nội soi đại tràng toàn bộ [hoặc thụt barit nếu không thể nội soi đại tràng toàn bộ] 3 năm sau khi loại bỏ u tuyến ống có kích thước ≥ 10mm hoặc đối với những u tuyến nhung mao ở bất kì kích thước nào.

Phòng ngừa

Aspirin và thuốc ức chế COX-2 có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành các polyp mới ở những bệnh nhân bị polyp hoặc ung thư đại tràng [1 Tài liệu tham khảo về dự phòng Polyp đường ruột là bất cứ khối tổn thương nào bắt nguồn từ thành ruột lồi vào lòng ruột. Hầu hết không triệu chứng ngoại trừ gây chảy máu nhẹ và thường kín đáo. vấn đề chính là sự chuyển dạng... đọc thêm ]. Lợi ích của việc điều trị dài hạn với các thuốc này phải được xem xét cẩn thận, cân nhắc những tác dụng phụ [ví dụ như chảy máu, rối loạn chức năng thận].

Tài liệu tham khảo về phòng ngừa

  • 1. Cook NR, Lee IM, Zhang SM, et al: Aspirin liều thấp, thay thế trong ngày và nguy cơ ung thư: Theo dõi quan sát lâu dài của một thử nghiệm ngẫu nhiên. Ann Int Med 159:77–85, 2013. doi: 10.7326/0003-4819-159-2-201307160-00002.

Những điểm chính

  • Polyps đại tràng khá phổ biến; tỷ lệ mắc bệnh từ 7 đến 50% [tùy thuộc vào phương pháp chẩn đoán được sử dụng].

  • Mối quan tâm chính là sự biến đổi ác tính, xảy ra với các tốc độ khác nhau tùy thuộc vào kích thước và loại polyp.

  • Triệu chứng chính là chảy máu, thường là tiềm tàng và hiếm khi dữ dội.

  • Nội soi đại tràng là phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị được khuyến cáo.

Thông tin thêm

  • Hướng dẫn từ Trường Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ và Lực lượng Đặc nhiệm Đa Hiệp hội Hoa Kỳ về Ung thư Đại trực tràng về giám sát nội soi đại tràng sau khi cắt polyp

Video liên quan

Chủ Đề