Chương trình văn nghệ chủ đề lễ hội buôn làng

Từ ngày 01 - 31/8/2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam [Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội] tổ chức các hoạt động tháng 8 với chủ đề "Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống".

Hoạt động tháng 8 với sự tham gia của hơn 100 đồng bào của 15 dân tộc đang hoạt động hàng ngày của các nhóm cộng đồng dân tộc: Nùng, Tày [Thái Nguyên]; Dao [Ba Vì, Hà Nội]; Mông [Hà Giang]; Mường [Hòa Bình]; Thái, Khơ Mú [Sơn La]; Tà Ôi, Cơ Tu [Thừa Thiên Huế]; Ba Na, Gia Rai [Gia Lai]; Xơ Đăng [Kon Tum]; Ê Đê [Đắk Lắk]; Raglai [Ninh Thuận]; Khmer [Sóc Trăng].

Cộng đồng các dân tộc sinh sống, tái hiện văn hóa dân tộc tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

Chương trình tháng 8 "Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống" sẽ có nhiều hoạt động như: Hoạt động chuyên đề tháng 8 với chủ đề "Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống": Tái hiện Lễ vào nhà mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú tỉnh Sơn La; Chương trình giao lưu dân ca dân vũ "Sắc hoa Làng tôi" của các nhóm đồng bào dân tộc phía Bắc đang hoạt động hàng ngày tại Làng; Tiếp tục hoạt động trình diễn nghề dệt thổ cẩm và nghề thủ công truyền thống của các làng dân tộc tại Làng...

Hoạt động điểm nhấn cuối tuần của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng gồm không gian giới thiệu văn hóa truyền thống tộc người. Ở đó du khách được tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, lễ hội...cùng với đó là các loại hình diễn xướng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng.

Trong dịp này, Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng tăng cường các hoạt động trải nghiệm giới thiệu văn hóa truyền thống để giới thiệu tới du khách; Tăng màu xanh của bản làng, buôn sóc và sắp xếp không gian thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho du khách. Đặc biệt quan tâm đến cảnh quan của các làng Thái, Xơ Đăng, Gia Rai, Khmer theo đăng ký phối hợp của phòng chuyên môn hỗ trợ tăng cường không gian cảnh quan các làng.

Tái hiện nghi lễ vào nhà mới của đồng bào Khơ Mú

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động giới thiệu các trò chơi dân gian truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng: Thổi Đinh Năm, hát ay ray, đàn Chapi, đàn đá, hát những ca khúc về Tây Nguyên… hoạt động giới thiệu, truyền dạy, trải nghiệm về nhạc cụ truyền thống, các môn thể thao, văn hóa ẩm thực... của các nhóm đồng bào dân tộc.

Hoạt động hàng ngày tại Làng cũng giới thiệu đến du khách các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm.

Chương trình tháng 10 “Khám phá nét ẩm thực dân tộc” gồm các hoạt động kỷ niệm 93 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 với chủ đề “Vẻ đẹp người phụ nữ đồng bào qua đôi bàn tay khéo léo”, tái hiện Lễ kết nghĩa buôn làng của dân tộc M’Nông tỉnh Bình Phước, giao lưu, dân ca dân vũ “Bản hòa âm M’Nông”, trình diễn nghề truyền thống của đồng bào M’Nông, triển lãm ảnh “Bình Phước - Hồn đất, tình người”, giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực M’nông - Tinh hoa hội tụ, lễ SenDolta của đồng bào dân tộc Kh'mer tỉnh Sóc Trăng, cùng với hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày tại Làng.

Trong chuỗi hoạt động này, khách tham quan sẽ được thưởng thức các chương trình dân ca dân vũ đặc sắc của các nhóm cộng đồng, các loại bánh đặc sắc và ấn tượng nhất của mỗi dân tộc; được xem giới thiệu nghệ thuật dệt vải độc đáo tới du khách của các dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Thái…, nghề đan lát truyền thống của các dân tộc.

Đặc biệt, tại không gian văn hóa ẩm thực M’Nông - Tinh hoa hội tụ, khách tham quan được thưởng thức, xem trình diễn, giới thiệu các công đoạn chế biển các món ăn truyền thống của dân tộc M’Nông tỉnh Bình Phước.

Người xem được tương tác, trải nghiệm, thực hành chế biến ẩm thực truyền thống của đồng bào M’Nông với các món ăn độc đáo như bánh lá, cá khô, cơm lam, thịt nướng.

Còn các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày tại Làng tiếp tục có những hoạt động quảng bá, giới thiệu về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu, các trò chơi dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc, các hoạt động hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc nam...

SKĐS - Lễ kết nghĩa buôn làng của người M’nông [Bình Phước] có tính chất gắn kết cộng đồng giữa các buôn sóc và các dân tộc khác với ước mong nhà nhà no đủ, người người an vui.

Từ ngàn đời xưa, người M'nông có nhiều nghi lễ và lễ hội gắn với nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc được lưu truyền qua bao thế hệ.

Lễ hội kết nghĩa buôn làng không chỉ cầu mong sức khỏe, mùa màng bội thu mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố khối đại đoàn kết trong cộng đồng giữa các buôn sóc, giữa người M'nông và các dân tộc khác với ước mong nhà nhà no đủ, người người an vui.

Đặc sắc lễ hội kết nghĩa buôn làng của người M'nông.

Trong hệ thống nghi lễ và lễ hội của người M'nông [Bình Phước], lễ hội kết nghĩa buôn làng là một trong những lễ hội độc đáo, thường được tổ chức khi cộng đồng ở buôn, sóc này muốn kết nghĩa, thắt chặt mối tương giao với buôn, sóc kia đều thông qua già làng, người có uy tín trong cộng đồng.

Thông qua lễ hội này, đồng bào M’nông [tỉnh Bình Phước] muốn truyền tải những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và cầu mong cho cộng đồng các dân tộc tỉnh Bình Phước nói riêng, đại gia đình các dân tộc Việt Nam cùng chung ý nguyện, một lòng theo Đảng, Nhà nước, cùng nhau thắt chặt mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, chung sức xây dựng quê hương, đất nước.

Lễ hội thường được tổ chức vào thời điểm nông nhàn, tùy theo điều kiện của dân làng hai bên, lễ vật phải được tính toán và chuẩn bị chu đáo theo sự phân công của chủ lễ, đảm bảo lễ hội được diễn ra suôn sẻ, thần linh vui lòng không trách phạt.

Vào ngày diễn ra lễ hội, ban tế lễ phía Chủ lễ đã thức dậy từ sớm để tiến hành làm lễ dựng nêu; các thành viên được phân công tất bật sửa soạn, chuẩn bị cho ngày hội vui của buôn sóc. Già trẻ, nam thanh, nữ tú tham gia lễ hội đều mặc những bộ đồ truyền thống, đeo trang sức trong niềm hân hoan, cùng quây quần về khu tổ chức lễ hội, tiếng cồng, tiếng chiêng, nhạc hội vang lên báo hiệu lễ hội sắp bắt đầu.

Sau phần lễ là phần hội với chương trình giao lưu văn nghệ đặc sắc và sôi nổi có sự tham gia của đông đảo đồng bào và du khách. Họ cùng ăn cơm lam, thịt nướng, uống canh bồi, canh thụt, say trong men rượu cần M’nông trong tiếng cồng tiếng chiêng vang vọng.

Nếu như các nghi lễ là hồn cốt dân tộc, thì phần hội mở ra cho người M’nông một ngày hội vui cố kết cộng đồng.

Các tiết mục văn nghệ thêm phần gắn kết của các chàng trai cô gái.

Lễ hội kết nghĩa buôn làng của dân tộc M’nông [tỉnh Bình Phước ]là lễ hội mang đậm tính nhân văn, ngoài việc dâng lễ tế cúng thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt thì mục đích chính để cho cộng đồng các buôn, sóc đoàn kết cùng nhau chống lại thiên tai.

Chủ Đề