Chữa bệnh mồ hôi tay chân ở đâu

Tăng tiết mồ hôi do cường hệ thần kinh giao cảm là tình trạng tăng tiết mồ hôi trên cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt, da đầu tuy nhiên vùng tiết mồ hôi chủ yếu là ở tay, chân, nách vì mật độ các tuyến mồ hôi ở vùng này cao hơn các vùng khác. Tăng tiết mồ hôi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

Vậy làm thế nào giải quyết vấn đề này? Có nên phẫu thuật không? Phẫu thuật có nguy cơ gì không? ThS.BS. Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực & mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai sẽ có những chia sẻ về vấn đề này.

PV: Xin bác sĩ cho biết tăng tiết mồ hôi có phải là bệnh di truyền không? Tỷ lệ mắc bệnh có cao không, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Theo một nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% dân số, bệnh không có tính chất di truyền nhưng có yếu tố gia đình [25-33%] và thường gặp ở người trẻ, gây trở ngại học tập, lao động và giao tiếp.

PV: Khi nào chứng tăng tiết mồ hôi cần điều trị, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Sự điều trị chỉ được yêu cầu khi sự tăng tiết mồ hôi trầm trọng đến mức độ làm trở ngại, hoặc gây khó khăn cản trở cho công việc, sinh hoạt. Theo Krasna, đánh giá mức độ tăng tiết mồ hôi được chia như sau:

Mức độ

Tiêu chí

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Độ ẩm ướt Không hay nhẹ Ướt Đẫm nước Nước nhỏ giọt Chất lượng cuộc sống Bình thường Khó chịu Suy nhược Nỗi sợ hãi đối với xã hội

PV: Vậy nếu người bệnh muốn can thiệp thì ca mổ sẽ diễn ra như thế nào, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Người bệnh được gây mê đặt nội khí quản và làm xẹp phổi tạm thời từng bên một. Phẫu thuật được thực hiện bằng phương pháp nội soi [đưa dụng cụ và camera nội soi qua 2 hoặc 3 đường rạch nhỏ 0,5 cm trên thành ngực], lần lượt tiếp cận và hủy nhóm hạch giao cảm số 2, 3 ở hai bên.

Thời gian phẫu thuật thường kéo dài khoảng 30 phút

PV: Thời gian hồi phục và chăm sóc sau mổ như thế nào, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Người bệnh sau mổ ổn định sẽ được chuyển về Khoa Phẫu thuật lồng ngực để tiếp tục theo dõi. Vết mổ nội soi khoảng 1-2cm trên thành ngực nên việc thay băng sẽ rất dễ dàng [thường 3 ngày thay một lần]. Tình trạng ra mồ hôi tay sẽ hết ngay sau khi mổ xong.

Người bệnh nên vận động, đi lại sớm ngay ngày đầu sau mổ. Sau mổ 1 ngày, người bệnh có thể xuất viện nếu không có biến chứng xảy ra.

PV: Những biến chứng nào có thể xảy ra là gì, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Phẫu thuật dù lớn hay nhỏ thì đều có nguy cơ xảy ra những biến chứng. Những biến chứng có thể xảy ra sau mổ đốt hạch giao cảm như chảy máu; nhiễm trùng vết mổ; rò khí, tràn khí màng phổi; nhịp tim chậm.

Tăng tiết mồ hôi bù trừ: là tình trạng tăng tiết mồ hôi sau mổ tại các vị trí khác như nách, thân mình, mông. Khoảng 60% người bệnh sau cắt hạch giao cảm sẽ gặp phải biến chứng này. Nguyên nhân là do sự hoạt động tăng cường điều hòa nhiệt quá mức của các tuyến mồ hôi còn lại sau khi một phần lớn tuyến mồ hôi đã bị giảm chức năng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần sau một vài tháng.

Khô tay sau mổ: do cắt hủy quá nhiều chặng trên chuỗi thần kinh giao cảm ngực trên có thể dẫn đến tình trạng bị khô lòng bàn tay quá mức sau mổ. Có thể hạn chế bằng cách sử dụng các loại kem dưỡng ẩm tay thường xuyên.

PV: Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ!

Đỗ Hằng [thực hiện]


Video liên quan

Chủ Đề